Thứ nhất, nên kéo giãn biểu thuế lũy tiến từng phần. Để luật thuế thu nhập cá nhân sớm nhận được sự ủng hộ của toàn xã hội, luật Thuế cần kéo giãn các bậc thuế lũy tiến từng phần để giảm mức điều tiết thuế.
Hiện nay số người nộp thuế TNCN vài trăm triệu đến vài tỉ đồng một năm không hiếm. Họ là những người có vị trắ cao của các tập đoàn hoặc công tác trong khu vực đầu tư nước ngoài, nộp thuế phổ biến trong khung từ 25-35%(12). Nếu chỉ tăng mức khởi điểm chịu thuế mà không kéo giãn các bậc trong biểu thuế lũy tiến từng phần thì chỉ tác động đến những người có thu nhập thấp và đây không phải là lực lượng đóng góp nhiều cho số thu từ thuế TNCN. Xu thế chung là lương sẽ được cải cách tăng dần. Do vậy nếu vẫn giữ biểu thuế lũy tiến theo hướng dày đặc như cũ, những người có tay nghề cao, lao động giỏi nước ngoài sẽ cân nhắc khi đến làm việc tại Việt Nam. Do vậy, cần đề xuất giãn khoảng cách giữa các bậc thuế hoặc giảm số bậc thuế xuống ắt hơn bảy bậc như quy định hiện hành.
Thứ hai, để luật thuế TNCN có tắnh pháp lý bền vững và ổn định lâu dài, không bị lạc hậu thì Luật không nên quy định ngưỡng khởi điểm tắnh thuế thu nhập cá nhân và mức giảm trừ gia cảnh bằng một mức tiền tuyệt đối, làm như vậy phải thường xuyên điều chỉnh ngưỡng khởi điểm tắnh thuế trong khi nền kinh tế luôn biến động. Theo em Luật nên quy định quy định ngưỡng khởi điểm tắnh thuế theo một tỷ lệ phần trăm nhất định so với mức tiền lương, tiền công tối thiểu, có như vậy khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương, tiền công tối thiểu sẽ không ảnh hưởng đến luật thuế thu nhập cá nhân. Về mức giảm trừ gia cảnh thì ta cần căn cứ vào nhiều yếu tố như yêu cầu động viên vào ngân sách, khả năng, thu nhập và mức sống dân cư để xác định mức giảm trừ. Đây chắnh là một trong những căn cứ quan trọng để tạo ra sức sống lâu bền cho Luật thuế TNCN.
Thứ ba, việc phân biệt đối tượng cư trú và không cư trú cần có giải pháp trước mắt và giải pháp lâu dài như sau:
-Giải pháp trước mắt là ta cố gắng không nên phân biệt hai đối tượng này. Ta nên thu hẹp khoảng cách thu nhập chịu thuế đối với cá nhân không cư trú và cá nhân cư trú như giảm mức thuế suất đối với thu nhập từ tiền công, tiền lương, nhằm thu hút nguồn nhân lực trình độ cao, có tay nghề vào Việt Nam.
-Giải pháp lâu dài là ta nên hiện đại hóa công tác quản lý thu nhập của người nước ngoài, hệ thống pháp luật về thanh toán tiền mặt, luật về xuất nhập cảnh, các hệ thống pháp luật có liên quan được hoàn thiện, thì ta mới có thể tạo được sự công bằng giữa cá nhân cư trú và không cư trú đối với thu nhập chịu thuế.
Bên cạnh đó, ta chỉ nên giới hạn trong việc xác định các thủ tục hành chắnh thuế, không nên phân biệt về nghĩa vụ thuế, vì sẽ không đảm bảo sự bình đẳng giữa đối tượng cư trú và không cư trú đối với cùng một loại thu nhập (vắ dụ: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh phải cùng xác định trên thu nhập bằng doanh thu trừ chi phắ, không thể áp dụng trên doanh thu đối với riêng đối tượng không cư trú). Do đó, trừ những quy định nhằm đảm bảo tránh đánh thuế hai lần thì việc xác định nghĩa vụ thuế đối với những khoản thu nhập phát sinh ở Việt Nam của người không cư trú cần phải quy định bình đẳng với người cư trú. Bên cạnh đó, về kĩ thuật lập pháp, nếu việc đánh thuế đối với người cư trú và không cư trú là như nhau thì không cần phải quy định nhắc lại làm cho văn bản luật dài dòng, chỉ cần dẫn chiếu trong một điều luật là được.
Thứ tư, việc đánh thuế vào lãi cho vay nhưng không đánh thuế đối với lãi tiền gửi tiết kiệm là không hợp lắ, bởi lẽ lãi tiền gửi tiết kiệm về bản chất cũng là lãi cho vay. Tuy tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng có quy chế pháp lắ riêng, nhưng không có khác biệt gì lớn so với các loại tiền gửi khác của cá nhân. Vì vậy, ta nên đánh thuế vào khoản tiền này với quy định là trên một mức tiền nhất định như 500 triệu đồng và theo một tỷ lệ lãi suất nhất định.
Thứ năm, quy định đánh thuế vào lãi góp vốn, cổ tức được chia. Tuy nhiên, nếu nhà làm luật muốn điều tiết thu nhập, thì cần xác định những khoản thu nhập này vào thu nhập không thường xuyên, chứ không phải thu nhập thường xuyên vì đây là khoản thu nhập có được theo định kì (thường là một năm). Vậy nên, ta không nên đánh thuế đối với khoản thu nhập này tránh tình trạng đánh thuế hai lần.
Thứ sáu, với các khoản miễn thuế, giảm thuế gắn liền với chắnh sách xã hội, ta nên tách bạch thành hai vấn đề riêng rẽ. Cụ thể ta vẫn cộng dồn các khoản thu nhập từ chắnh sách xã hội vào đối tượng tắnh thuế, sau đó các khoản chắnh sách xã hội đó sẽ được chi trả bởi cơ quan Bảo hiểm xã hội quận, huyện. Từ đó, sẽ không có sự chồng chéo của hệ thống pháp luật mà vẫn đảm bảo được tắnh công bằng.