tỉnh Vĩnh Phúc
Đường lối và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh phúc đã xác định rõ ‘…phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ ngoại lực bên ngoài … để phát triển nhanh, có hiệu quả bền vững …’. Trong những năm qua, công nghiệp Vĩnh phúc phát triển nhanh chính là nhờ vận dụng tốt quan điểm trên .
Vĩnh phúc là tỉnh nằm ở của ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, thuộc vùng châu thổ sông Hồng , là một trong tám tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. khi mới tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc vẫn còn là một tỉnh thuần nông với cơ cấu kinh tế năm 1997, Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (43,3%), trong khi đó công nghiệp còn chua phát triển chỉ chiếm 30,,0% trong tổng GDP của toàn tỉnh. Nhưng chỉ sau 10 năm kinh tế của Vĩnh Phúc đã có những bước phát triển đột phá, vươn lên trở thành một trong những tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp thuộc tốp đầu của cả nước,cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa trong đó công nghiệp và dịch vụ chiếm
tới 84% trong tổng GDP toàn tỉnh . Tốc độ tăng kinh tế luôn đạt tốc độ cao trung bình 10 năm (1997-2007) đạt 17,5 %. Có sự biến đổi một cách nhanh chóng như vậy là do Vĩnh Phúc đã biết lựa chọn công nghiệp là ngành kinh tế đòn bẩy trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Và khai thác ngoại lực, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp là quan điểm chủ đạo và xuyên suốt trong quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh
Một trong những kinh nghiệm của Vĩnh Phúc trong phát triển công nghiệp đó là xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng các khu công nghiệp tập trung. Hiện nay Vĩnh phúc có tám khu công nghiệp lớn là Quang Minh, Kim Hoa, Bình Xuyên, Chấn hưng, Khai Quang, Lai Sơn, Xuân Hòa, và Phúc Yên. Những khu công nghiệp này đã giúp tỉnh cất cánh.Các khu công nghiêp này chính là điêm nhấn trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc. Các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc có tỷ lệ lấp đầy khá lớn trong đó có những khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy 100% như Quang Minh, Khai Quang. Đã có nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào các khu công nghiệp Vĩnh Phúc như Toyota, Honda, Toyo taki…với tổng vốn đầu tư quy mô lớn đã thực sự làm thay đổi bộ mặt công nghiệp tỉnh
Sự phát triển của công nghiệp Vĩnh Phúc hôm nay có sự đóng góp to lớn của công tác điều hành và quản lý kinh tế của chính quyền tỉnh, sau khi xác định chủ trương phát triển của tỉnh đó là “ lấy công nghiệp làm nền tảng và thu hút đầu tư nước ngoài là động lực cho phát triển kinh tế xã hội..” Vĩnh Phúc đã có những bước đi đúng trong việc kêu gọi các nhà đầu tư đến với tỉnh. Trong khi cả nước vẫn chưa thực hiện cải cách hành chính, chưa thực thi cơ chế ‘ một cửa, một dấu’, Vĩnh phúc đã tiên phong làm được điều này, các nhà đầu tư khi đến Vĩnh Phúc đã rút ngắn được 2/3 thời gian quy định của trung ương trong quá trình làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư. Cụ thể thời gian cấp phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi
thời gian tối đa kể từ ngày Ban quản lý các khu công nghiệp và thu hút đầu tư hoặc Sở kế hoạch và đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi cấp phép đầu tư được quy định như sau:
- 3 ngày đối với dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tư - 10 ngày đối với dự án thuộc diện cấp ưu đãi đầu tư
- 20 ngày đối với dự án thuộc diện phải thẩm định cấp giấy phép đầu tư Bên cạnh sự thông thoáng, nhanh chóng về thủ tục đầu tư, vĩnh Phúc còn coi “mọi thành công của tất cả các nhà đầu tư là thành công của tỉnh Vĩnh Phúc và mong muốn tất cả các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc đều gặt hái được thành quả”. Và chính từ sự trọng thị đó, các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài đã đến với Vĩnh Phúc ngày càng nhiều. Điều này được thể hiện bằng kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tính đến hết năm 2007 tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được tổng cộng 164 dự án với tổng vốn đăng ký là 2060,9 triệu USD. Trong tổng số các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của Vĩnh Phúc thì số lượng dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, năm 2008 Vĩnh phúc thu hút được 27 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp với tổng vốn đăng ký lên tới 562,7 triệu USD
Vai trò điều hành kinh tế của cán bộ tỉnh đã được chứng minh bằng kết quả trong báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được công bố hàng năm. Chỉ số PCI đo lường và xếp hạng công tác điều hành kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc luôn xếp hạng trong top 10 tỉnh có năng lực cạnh tranh cao nhất.và ngày càng được cải thiện tốt hơn qua các năm
Bảng 1.6. chỉ số năng lực cạnh tranh câp tỉnh của Vĩnh phúc qua các năm
STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
1 Điểm 65,09 61,27 66,06 69,37
2 Thứ hạng 5 8 7 3
(Nguồn :Tổng hợp báo cáo kết quả năng lực cạnh tranh cấp tỉnh- VCCI)
Nhìn từ bảng tổng hợp kết quả năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Vĩnh Phúc có thể thấy được sự tiến bộ qua từng năm, điểm số liên tục tăng trong các năm và thứ hạng của tỉnh liên tục được cải thiện từ thứ 8 năm 2006 vượt lên thứ 3 năm 2008 và là tỉnh có thứ hạng cao nhất khu vực phía bắc. Kết quả này cho thấy môi trường đầu tư của tỉnh liên tục được cải thiện và làm yên lòng các nhà đầu tư khi đầu tư vào tỉnh
Trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh thì khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn đóng góp tỷ trọng lớn cụ thể
Bảng 1.7. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp Vĩnh Phúc 2002-2008.
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2007 2008 Tổng số 7.829 10.259 12.696 15.614 26.723,7 31.424,6 NN 673 833 869 824 847,6 767,2 NgoàiNN 680 1.103 2.005,4 2.758 2.859,1 3.788,4 FDI 6.475 8.323 9.821,3 12.032 23.016,9 27000
(Nguồn: Tổng hợp và niêm giám thống kế vĩnh phúc 2007)
Theo con số thống kê từ bảng trên, tính toán giá trị của FDI trong giá trị sản xuất công nghiệp ta thấy thường chiếm trên 77% cụ thể năm 2002 là 82,7%; năm 2004 là 77,35%; năm 2005 là 77,0%; năm 2007 là 86,13% và
năm 2008 là 85,9. Điều này cho thấy tăng trưởng của ngành công nghiệp Vĩnh Phúc chủ yếu là từ đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và cũng có thể nói công nghiệp Vĩnh Phúc đi lên chính là từ ngoại lực.
Đi lên từ ngoại lực chính là bài học thành công trong con đường phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm vừa qua. Bài học này cho thấy nếu biết khai thác tốt những tiềm lực bên ngoài sẽ biến ngoại lực thành nội lực, sẽ rút ngắn được quá trình tăng trưởng
1.2. Thực trạng thu hút đầu tư trưc tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh