Định hướng phát triển kinh tế xã hội và phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 73 - 83)

2.1.1.1.Định hướng phát triển kinh tế xã hội

Nhằm huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển, phấn đấu đến năm 2015 Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. quan điểm của tỉnh trong phát triển kinh tế xã hội giai đoạn từ nay đến 2020 là

Thứ nhất: Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, tháo gỡ mọi khó khăn cản trở, phát huy các lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng để phát triển Bắc Ninh với tốc độ nhanh, bền vững, hiệu quả và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

Thứ hai: Phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh trong sự hợp tác chặt chẽ với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là thủ đô Hà Nội và chủ động trong hội nhập kinh tế và cạnh tranh quốc tế.

Thứ ba: Đảm bảo phát triển bền vững, phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội. Nâng cao đời sống vật chất, đời sống văn hóa của nhân dân; xoá nghèo và các tệ nạn xã hội; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ của tỉnh.

Thứ tư: Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh

thái. Không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên, các di tích văn hoá lịch sử.

Thứ năm: Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và xây dựng nền hành chính vững mạnh, hiệu quả.

Với những quan điểm phát triển nêu trên, tỉnh Bắc Ninh đã đặt ra các mục tiêu sau cho từng giai đoạn

Thứ nhất, về phát triển kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 đạt 13%/năm, trong đó: công nghiệp-xây dựng tăng bình quân trên 15%/năm, khu vực dịch vụ tăng bình quân 14-15%/năm..GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 20,6 triệu đồng-giá hiện hành ( tương đương 1.300USD). Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 20.112 tỷ đồng (giá 1994); giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản đạt 2.939-3.108 tỷ đồng (giá 1994). Phấn đấu nền kinh tế có tỷ suất hàng hóa cao, đến năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 800-900 triệu USD.Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, giải quyết tốt tích luỹ và tiêu dùng, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, thời kỳ 2011-2020 tổng vốn đầu tư xã hội dự kiến đạt khoảng 42-45% GDP. Thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 đạt 3.200 tỷ đồng, tăng bình quân 25%/năm, đạt tỷ lệ thu ngân sách từ GDP 15% năm 2010 và 15,5% năm 2015

Thứ hai :Về phát triển xã hội:

Nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm; giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị từ 4,5% hiện nay xuống dưới 4% và tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn khoảng 88-90% vào năm 2015.Giải quyết việc làm bình quân hàng năm khoảng 22-24 nghìn lao động, chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động xã hội theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu

vực nông nghiệp, đến năm 2010 lao động trong khu vực nông nghiệp còn khoảng 42,8%.Phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành cơ bản phổ cập giáo dục bậc trung học, 100% các trường được kiên cố hoá; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống vật thể và phi vật thể. Đẩy mạnh phong trào TDTT quần chúng, thể thao thành tích cao.Đến năm 2015, tỷ lệ đô thị hoá ít nhất đạt khoảng 40-45%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động khoảng 70%.Đến năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt khoảng 39-40%, đến năm 2015 khoảng 50-60%. Đến năm 2010, có 80% lao động có việc làm sau khi đào tạo. Đến năm 2010 giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 7% ( theo chuẩn năm 2005). Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng đến năm 2010 giảm còn 20%.: Môi trường được giữ vững, phấn đấu không còn tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề. Đến năm 2010 khoảng 98% dân số được sử dụng nước sạch; thu gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt; quản lý và xử lý 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế.

Với những quan điểm và mục tiêu cụ thể nêu trên, tỉnh Bắc Ninh đã xác định được các khâu đột phá cần đầu tư để đạt được các mục tiêu đề ra đó là

Thứ nhất. Đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp một cách đột phá

dựa trên phát triển các khu công nghiệp tập trung, các khu công nghiệp này sẽ đóng vai trò hạt nhân trong thu hút đầu tư và lao động bên ngoài vào tỉnh. bên cạnh việc phát triển các khu công nghiệp tập trung đồng thời phải phát triển các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề góp phần công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất lớn

Thứ hai, đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. hoàn thành việc xây dựng các công trình lớn về kết cấu hạ tầng để gắn kết Bắc Ninh với các tỉnh trong vùng, nhất là khu vực phía Đông Nam gắn với Hải Dương, Hưng Yên

Thứ ba, tập trung nguồn lực cho phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mà tỉnh có lợi thế là công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí ,công nghiệp chế biến, sản xuất vật liệu xây dưng, phát huy lợi thế gần Hà Nội

Thứ tư, đầu tư phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo

đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa

2.1.1.2. Định hướng phát triển công nghiệp

Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh, công nghiệp được coi là khâu đột phá, ưu tiên tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo đà cho các ngành nông nghiệp và dịch vụ cùng phát triển

Quan điểm phát triển của tỉnh trong phát triển công nghiệp là

- Tập trung phát triển mạnh công nghiệp và coi công nghiệp là nền tảng, là hướng đi cơ bản lâu dài của nền kinh tế nhằm tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cao, giải quyết được nhiều việc làm mới, tăng thu ngân sách, từ đó hỗ trợ và thúc đẩy các ngành dịch vụ, nông nghiệp phát triển, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn.

- Phát triển công nghiệp phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh, của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Vùng thủ đô và của cả nước đến năm 2010 và định hướng đến 2020. Trước mắt tập trung phát triển công nghiệp ở các vùng có lợi thế so sánh để tạo hạt nhân, động lực để thúc đẩy các vùng khác phát triển.

- Phát triển công nghiệp theo hướng lựa chọn công nghệ trung bình và tiên tiến, có cơ cấu hợp lý, trên cơ sở lựa chọn các ngành công nghiệp có công nghệ cao với các ngành có công nghệ trung bình, sử dụng nhiều lao động, chú ý tạo điều kiện để phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp nền tảng có sức

cạnh tranh cao như ngành điện tử, công nghệ thông tin…Đồng thời phát triển các sản phẩm nền tảng và sản phẩm tiềm năng. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển công nghiệp, trong đó phải hết sức coi trọng nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

- Phát triển công nghiệp phải đảm bảo tính bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ tốt môi trường. Chú trọng đưa công nghiệp về nông thôn đi đôi với phát triển TTCN làng nghề truyền thống.

Mục tiêu phát triển

Ngành công nghiệp phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng cao , đồng thời tạo được chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp Bắc Ninh thông qua đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ. Tăng nhanh tỷ trọng cơ cấu công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm của tỉnh, tạo điều kiện để hội nhập ở mức sâu hơn với kinh tế khu vực và thế giới, đưa tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 cơ bản thành tỉnh công nghiệp. Dự kiến nhịp độ tăng bình quân hàng năm của công nghiệp Bắc Ninh tính theo giá trị sản xuất công nghiệp thời kỳ 2011-2015 đạt khoảng 18-19% ( Giá trị gia tăng tăng bình quân khoảng 15-16%);

Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp bổ trợ, cơ khí chế tạo, đồng thời phát triển mạnh nhóm ngành có lợi thế về nguồn nguyên liệu địa phương, có khả năng thu hồi vốn nhanh, có cơ hội chọn đối tác đầu tư từ bên ngoài. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ nhất là nguyên liệu từ nông lâm nghiệp, các ngành nghề truyền thống như gốm mỹ nghệ, chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, may mặc và da giầy… Trong những năm tới, tập trung xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp đã được phê duyệt, đồng thời trên cơ sở hoàn thiện và

phát triển 25 khu công nghiệp làng nghề và cụm công nghiệp vừa và nhỏ hiện có. Đến năm 2010 diện tích các khu công nghiệp tập trung khoảng 3.190,7ha; quy hoạch mở rộng và mở rộng các khu công nghiệp làng nghề, cụm công nghiệp với tổng diện tích là 1.780,2ha. Dự kiến đến năm 2020 cơ bản các dự án hoàn thành, diện tích lấp đầy 100%, năng lực sản xuất tại các KCN được nâng cao.

Sau năm 2020 dự kiến quy hoạch gần 118,5ha diện tích đất cho các dự án đầu tư công nghiệp rời trên địa bàn 8 huyện, thành phố của tỉnh.

Để đạt đảm bảo đạt được những mục tiêu đề ra như trên đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn. Dự kiến giai đoạn 2010-2020 tổng nhu cầu vốn cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh là 67745,34 tỷ đồng. chiếm tới 51,82% tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn này

Bảng 1.7. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2020 Chỉ tiêu Giai đoạn 2011-2015 Giai đoạn 2016-2020 Nhu cầu vốn (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Nhu cầu vốn (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng số 49012 100 81708 100 - Công nghiệp 24610 50,22 43135,34 52,80 - Nông nghiệp 1042 2,12 1049,964 1,28 - Dịch vụ 23360 47,66 37522,4 45,92

(Nguồn: Dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020)

Các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển:

- Là những ngành có vị trí quan trọng, có vị trí chi phối đối với nhiều ngành kinh tế quốc dân, sản phẩm đáp ứng các nhu cầu đặc biệt thiết yếu với quốc kế dân sinh. Sự phát triển của các ngành này sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, quyết định việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội của địa phương;

- Là những ngành đang và trong tương lai dài vẫn sẽ có khả năng và điều kiện phát triển và chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP của toàn bộ nền kinh tế. Quy mô phát triển của ngành cũng khẳng định tính tất yếu của ngành là phù hợp với nhu cầu khách quan đang có xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế;

- Là những ngành tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, tăng trưởng nhanh, tạo vị thế vững chắc và khả năng cạnh tranh cao, đóng góp tích cực vào mối liên kết vùng và tiến trình hội nhập;

- Là những ngành đi vào mũi nhọn của tiến bộ khoa học công nghệ, đi vào các hướng công nghệ tương lai phù hợp với xu thế thời đại và địa phương có điều kiện phát triển;

- Là những ngành hướng vào xuất khẩu, thay thế nhập khẩu;

Đối với Bắc Ninh, ngoài việc căn cứ theo các luận cứ nêu trên, các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển còn phải là những ngành khai thác được tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, tạo ra nhiều công ăn việc làm.

Căn cứ vào các luận cứ nêu trên, các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển gồm

Công nghiệp điện tử, tinh học: ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao, kỹ thuật hiên đại có giá trị gia tăng lớn trong nghành như công nghiệp phần mền, thiết bị tin học, linh kiện đện tử, tự động hóa, các vật liệu công nghệ cao phục vụ sản xuất máy tính, điện tử…

Công nghiệp cơ khí: ưu tiên đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị, coi trọng phát triển các ngành sản xuất phụ kiện cho ngành dệt may, gia dày, các ngành cơ khí chế tạo thiết bị phụ tùng cho sản xuất ôtô, xe máy, sản xuất thiết bị động cơ nổ. thiết bị chế biến nông , thủy sản..

Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống: Nhằm khai thác và phát triển vùng nguyên liệu hiện có trong nông nghiệp. tỉnh ưu tiên phát triển các ngành chế biến nông sản như dưa chuột, dứa…; những ngành chế biến gỗ xuất khẩu…

Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng: ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp sản xuất gạch, xi măng, kính xây dựng, sơn …và các sản phẩm phụ gia cho ngành xây dựng

Công nghiệp dệt may, da giầy: Đầu tư đổi mới trang thiết bị, nâng cao khả năng cạnh tranh và thương hiệu. mở rộng thị trường xuất khẩu và đa dạng hóa sản phẩm

Công nghiệp khác

2.1.2. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, Bắc Ninh cần bổ sung một lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn cho phát triển công nghiệp trong những năm tiếp theo. Từ kết quả thu hút FDI trong những năm qua, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, sẽ tạo đà cho sự gia tăng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp tỉnh trong những năm sau này. Trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế thế giới trong những năm sau này và các lợi thế cạnh tranh của tỉnh trong thu hút FDI. Nhằm đón đầu xu hướng đầu tư mới sau khi nền kinh tế thế giới đi vào phục hồi, Bắc Ninh phải không ngừng tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư

Quan điểm của tỉnh trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp là

Thứ nhất, tận dụng mọi lợi thế canh tranh về vị trí địa lý, nguồn nhân lực..cho thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp

Thứ hai, tập trung thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tập trung, tạo động lực phát triển công nghiệp tỉnh, bên cạnh đó tiếp tục quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp tỉnh

Thứ ba, xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư trên cơ sở tuân thủ quy định của nhà nước. Tạo mọi điều kiện, hỗ trợ cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án với chi phí và thời gian thấp nhất

Thứ tư, tập trung thu hút FDI vào những ngành công nghiệp công nghệ

cao, những tập đoàn công nghiệp lớn của những nước có ngành công nghiệp tiên tiến như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quôc, EU..

Thứ năm, thu hút đầu tư FDI một cách có chọn lọc, nâng cao chất lượng và hiệu quả thu hút thể hiện qua quy mô vốn đầu tư, bảo vệ môi trường…

Căn cứ vào quan điểm và tình hình kinh tế thế giới trong những năm sau này. Một số định hướng của Bắc Ninh trong thời gian tới là

Thứ nhất, về cơ cấu vốn thực hiện. phấn đấu vốn thực hiện trong ngành công nghiệp chiếm 70%, nông- lâm- ngư nghiệp chiếm 25% và nông nghiệp chiếm 5%. Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6924 tỷ đồng chiếm 34,4% tổng giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 73 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w