Từ phép đo đẳng nhiệt hấp thụ nitơ, diện tích bề mặt của các mẫu MgO và Fe/MgO tương ứng tính theo phương trình hấp phụ đẳng nhiệt BET được thể hiện trong Bảng 3.4. Diện tích bề mặt của hai mẫu MgO tự tổng hợp cao hơn rất nhiều so với mẫu MgO thương mại, đặc biệt là mẫu MgO được chuẩn bị từ Mg(OH)2 . Khi tạo thành vật liệu Fe/MgO, diện tích bề mặt của mẫu Fe/MgO tương ứng , mẫu FM2 bị giảm đáng kể tuy vẫn còn rất cao. Các mẫu FM1 và FM3 đều có diện tích tăng hơn so với mẫu MgO ban đầu. Có thể thấy rằng, đối với loại vật liệu này, hình thái dạng tấm phẳng sắp xếp đan xen tạo nên diện tích bề mặt cao hơn đáng kể so với dạng hạt. Trên cơ sở giá trị diện tích bề mặt, một thông số rất quan trọng đối với vật liệu xúc tác, có thể cho rằng Fe/MgO chuẩn bị từ hai loại MgO tự tổng hợp sẽ là những vật liệu xúc tác nhiều triển vọng hơn trong hấp phụ xử lý H2S.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
41
Bảng 3.4 Diện tích bề mặt SBET(m2/g) của các mẫu Fe/MgO
(so sánh với MgO ban đầu)
M1 M2 M3 FM1 FM2 FM3
126.88 201.41 49.29 135.85 162.85 109.15
Từ kết quả trên cho thấy vật liệu Fe/MgO đã được tổng hợp bằng phương pháp tẩm ướt dung dịch muối sắt Fe(NO3)3 lên các mẫu vật liệu MgO khác nhau. Các kết quả xác định đặc trưng vật liệu cho thấy sắt phân tán đều trong mạng MgO, tạo thành vật liệu với kích thước hạt nhỏ và khá đồng đều.
So với MgO thương mại, hai loại MgO hoạt tính tự tổng hợp được, đặc biệt là MgO chuẩn bị từ Mg(OH)2 có thể là thích hợp hơn để điều chế vật liệu xúc tác Fe/MgO.