II. Hoạt động đầu tư phát triển của công ty cổ phấn phát triên phát thanh
3. Hoạt động tổng vốn đầu tư phát triển tại công ty BDC theo các nội dung
3.2. Về đầu tư bổ sung hàng tồn trữ
Theo kế toán Việt Nam, hàng tồn kho bao gồm: nguyên vật liệu, hàng mua đi đường, công cụ dụng cụ, giá trị sản phẩm dở dang, hàng gửi bán, thành phẩm, hàng hoá. Ngoài ra, hàng tồn kho còn được phân loại theo các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, đó là hàng tồn kho ở khâu dự trữ (nguyên vật liệu, hàng đi đường, công cụ dụng cụ..); hàng tồn kho ở khâu sản xuất (giá trị sản phẩm dở dang) và hàng tồn kho ở khâu lưu thông (thành phẩm, hàng hoá, hàng gửi bán). Việc phân loại hàng tồn kho gắn với các khâu của quá trình sản xuất là phù hợp hơn cả vì nó gắn quá trình quản lý với từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh đảm bảo quá trình quản lý chặt chẽ và có hiệu quả.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, yêu cầu hoạt động của công ty BDC cho thấy rằng việc đầu tư hàng tồn trữ là cần thiết, bởi những lý do cơ bản sau:
-Điều hòa sản xuất kinh doanh: đảm bảo sự ổn định cho sản xuất và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, hàng tồn trữ giúp công ty chủ động hơn khi tham gia đấu thầu các gói thầu mua sắm máy móc thiết bị.
-Tính chất đặc thù của khí hậu Việt Nam là độ ẩm cao, mưa nhiều…ảnh hưởng tới việc vận hành máy móc, thiết bị và chất lượng thu phát sóng. Do đó công ty luôn dự trữ một lượng hàng tồn trữ cần thiết để nhanh chóng thay thế, đảm bảo cho việc thu phát sóng diễn ra một cách liên tục, không gián đoạn.
-Là một cơ quan trực thuộc Chính phủ phục vụ cho lợi ích chính trị của đất nước, việc đầu tư vào hàng tồn trữ còn giúp cho công ty BDC có thể chủ động đáp ứng được những nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phó một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Để thấy rõ hơn thực trạng đầu tư hàng tồn trữ ở công ty BDC chúng ta hãy xem xét bảng số liệu sau
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng VĐT thực hiện 21.978 23.014 26.418 27.256 28.319 Giá trị hàng dự trữ 446 472 523 521 530 Tỷ trọng so với VĐT (%) 2.03 2.05 1.98 1.91 1.87
(Nguồn: Phòng Kế toán thống kê, Công ty BDC) Đơn vị: triệu đồng Từ bảng cho thấy công ty BDC luôn quan tâm đến việc dự trữ hàng hoá trong thời gian qua. Hơn nữa, tỷ lệ dự trữ này luôn ổn định phù hợp với năng lực phục vụ của các kho chứa. Hàng tồn trữ của công ty bao gồm: các nguyên vật liệu, bán thành phẩm, máy móc chạy thử… Công ty BDC luôn luôn chú trọng đến việc quản lý nguyên vật liệu từ khâu mua vận chuyển đến khâu tiêu thụ. Vật liệu Công ty BDC mua ngoài chủ yếu theo gía thị trường và phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu chủ đầu tư. Việc mua nguyên vật liệu chủ yếu được xác định theo hợp đồng mua vật tư mà Công ty BDC đã ký với đơn vị cung ứng vật tư đó.
Bảng 9: Bảng dự toán một số nguyên vật liệu chủ yếu của Công ty BDC.
TT Tên linh kiện Đơn vị Đơn giá(đồng)
1 Trở các loại Chiếc 3.000
2 Tụ các loại Chiếc 4.000
3 Đế IC 16 Chiếc 1.000
4 Giắc micrô cái Chiếc 3.000
5 Bộ giắc 4 chân Bộ 2.500 6 Bộ giắc 2 chân Bộ 2.000 7 Đồng hồ chỉ thị Chiếc 500.000 8 Cầu 1A Chiếc 1.200 9 Cầu 5A Chiếc 5.000 10 Đèn D613 Chiếc 11.000 11 IC 7812 Chiếc 3.000 12 Biến áp Chiếc 100.000
13 Công tắc nguồn Chiếc 5.000
14 ổ nguồn Chiếc 3.000
15 Cầu chì Chiếc 5.000
16 Dây nguồn Chiếc 30.000
17 Vỏ máy Chiếc 500.000
(Nguồn: Phòng Kế toán thống kê, Công ty BDC)
Đơn giá NVL Giá trị NVL tồn đầu kỳ + giá trị NVl nhập trong kỳ =
xuất kho Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ Vật liệu được chuyển cho các Xí nghiệp Cơ khí- Điện tử yêu cầu trên cơ sở định lượng theo dự toán, các chứng từ xuất vật liệu phải được kiểm tra hợp lệ, phân loại
chứng từ theo đối tượng tập hợp các chi phí. Chi phí để duy trì hàng tồn trữ của công ty bao gồm mua đồ đạc cất trữ (các tủ chuyên dụng), chi phí khấu hao…
Tuy nhiên, có thể nhận thấy đầu tư hàng tồn trữ tuy quan trọng nhưng lại chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn so với tổng vốn đầu tư thực hiện (trung bình chưa tới 2%/năm) và đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng. Nguyên nhân chính do hàng tồn trữ của công ty chủ yếu là các loại máy móc, linh kiện điện tử, thiết bị công nghệ nên có chu trình sống tương đối ngắn, nếu dự trữ nhiều sẽ gây lỗi thời và lãng phí. Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập WTO cũng giúp cho công ty nhập khẩu máy móc công nghệ từ nước ngoài nhanh chóng và thuận tiện hơn (chỉ mất 1-2 tuần thay vì 4-5 tuần như trước đây)