Đoạn 2006-2009 (%)

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam.DOC (Trang 32 - 36)

23% Châu Á 36% Châu Mỹ 11% Châu Phi 4% Châu Úc 2% Trong nước 24% Nguồn: Cục XTTM

Tất cả các chương trình đã hỗ trợ được hàng nghìn lượt doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động XTTM trong và ngoài nước qua đó các biên bản ghi nhớ, hợp đồng đã được ký kết thành công tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu nông sản.

2.2.1.2.Hoạt động XTXK nông sản cụ thể

Bên cạnh công tác quản lý và điều phối các hoạt động XTTM của Việt Nam thì nhà nước cũng phối hợp hoạt động với các tổ chức, hiệp hội và doanh nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động XTTM cụ thể như sau:

Một là, thực hiện ký kết các hiệp định song phương và đa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nói riêng thâm nhập vào thị trường quốc tế.

Về quan hệ hợp tác song phương, từ sau khi mở cửa nền kinh tế đến nay chúng ta đã có quan hệ thương mại với 165 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc tất cả các châu lục, ký hiệp định thương mại Việt – Mỹ năm 2000, Hiệp

định đối tác kinh tế Việt – Nhật năm 2008... đã tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp khi thâm nhập vào các thị trường này.

Về quan hệ hợp tác đa phương, Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ. Trong tổ chức Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đóng vai trò là ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp hành UNDP, UNFPA và UPU. Vai trò đối ngoại của Việt Nam trong đời sống chính trị quốc tế đã được thể hiện thông qua việc tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ (La Francophonie) năm 1997, Hội nghị cấp cao ASEAN năm 1998, năm 2007 chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Đồng thời là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009.

Hai là, hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động XTTM của các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức XTTM: Hiện nay,

vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong hoạt động XTTM của doanh nghiệp là rất lớn. Nhà nước cũng ban hành nhiều văn bản, chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện để hoạt động của hiệp hội mở rộng và phát triển hơn nữa. Số lượng các hiệp hội ngành hàng nông sản là 11 hiệp hội chiếm tỷ lệ là 37% trong tổng số các tổ chức XTTM đây là một con số không nhỏ. Hiệp hội cũng là một kênh để các nhà tài trợ cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Bên cạnh đó, sự phối hợp, liên kết giữa hiệp hội với thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, các văn phòng đại diện ở nước ngoài cũng là một kênh thông tin quan trọng giúp doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt và xử lý kịp thời nếu có những sự cố xảy ra trong hoạt động XTXK nông sản của doanh nghiệp.

Ba là, cung cấp thông tin, tổ chức các chương trình giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tổ chức diễn đàn, hội thảo, đào tạo và tư vấn: Đối với

hoạt động này, nhà nước đã có những văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động cung cấp thông tin, xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam. Các cơ quan cung cấp thông tin của Chính phủ và các bộ ngành như: Cục XTTM, Viện nghiên cứu thương mại, phòng thông tin của các Sở địa phương, đài truyền hình công thương, báo công thương… là những địa chỉ cung cấp thông tin thương mại thiết thực phục vụ doanh nghiệp xuất khẩu. Trong trang web của Cục XTTM có đầy đủ các thông tin về thị trường, ngành hàng, những điều cần biết về các thị trường…Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản có thể tìm thấy các thông tin đó trên các trang web của các cơ quan của Chính phủ hoặc có thể tìm hiểu về thị trường qua các ấn phẩm báo, tập chí. Bên cạnh đó, Chính phủ và các bộ ngành còn tổ chức cho các cơ quan thông tấn báo chí nước ngoài đến viết bài tuyên truyền, quảng bá về các sản phẩm nông sản của Việt Nam. Tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tuần lễ ẩm thực trong và ngoài nước giới thiệu về văn hóa ẩm thực - đất nước - con người Việt Nam, vừa giới thiệu sản phẩm, vừa quảng bá hình ảnh, bên cạnh đó có thể xúc tiến đầu tư và du lịch.

Bốn là, tham gia công tác tổ chức các HCTL hàng nông sản trong và ngoài nước: hoạt động này ngày càng được sự tham gia nhiệt tình và đông

đảo các các doanh nghiệp trong, ngoài nước vì những lợi ích trực tiếp mà nó mang lại. HCTL là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu nông sản, kích cầu tiêu dùng…

+ Trong nước: Năm 2006 đã tổ chức 08 đợt HCTL, tập huấn, xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng thương mại điện tử...Năm 2007 là 09 đợt, năm 2008 là 11 đợt còn năm 2009 là 11 đợt.

+ Ngoài nước: Năm 2006 đã tổ chức được 36 đợt HCTL, hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực… năm 2007 đã tổ chức được 29 đợt, năm 2008 là 17 đợt còn năm 2009 là 23 đợt.

Năm là, khảo sát và nghiên cứu thị trường, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Hoạt động khảo sát thị trường hiện nay thường được kết với

tổ chức HCTL qua đó doanh nghiệp tham gia HCTL có cơ hội tìm hiểu về tình hình kinh tế, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đối tác, các điều cần lưu ý khi kinh doanh xuất khẩu tại một thị trường cụ thế, thị hiếu người tiêu dùng… Bên cạnh đó, các cơ quan của Chính phủ và bộ ngành, Cục XTTM, viện nghiên cứu thương mại hàng năm cũng có những cuộc khảo sát các thị trường chính và các thị trường tiềm năng của xuất khẩu nông sản Việt Nam qua đó có thể cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời phục vụ cho doanh nghiệp xuất khẩu. Công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm, là một trong những công việc quan trọng để thực hiện hoạt động XTTM phục vụ xuất khẩu. Hàng năm ở nước ta vẫn tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về kiến thức nghiệp vụ như marketing, quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu, ứng dụng thương mại điện tử… để nâng cao trình độ của cán bộ làm công tác XTTM ở các tỉnh/thành phố, cử cán bộ đi học tập và trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài, thuê các chuyên gia quốc tế đến giáng dạy ở trong nước.

Sáu là, nguồn tài chính cho công tác XTTM của Nhà nước hỗ trợ.

Nhà nước đặc biệt quan tâm đến hoạt động hỗ trợ kinh phí cho XTTM từ nguồn thu lấy từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp và trích từ các nguồn thu của Nhà nước. Giai đoạn 2007-2008 nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, chính phủ đặc biệt hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu bằng nhiều biện pháp trong đó có hỗ trợ vốn để thực hiện hoạt động XTXK nông sản của đất nước.

Bảng 2.5 : Kinh phí nhà nước hỗ trợ hàng nông sản theo mặt hàng giai đoạn 2006-2009 (tỷ đồng)

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam.DOC (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w