Bảng 2.6: Nội dung hỗ trợ XTTM phân theo nhóm hàng năm 2009

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam.DOC (Trang 40 - 42)

Nội dung hỗ trợ Nhóm hàng CN,CB Đa ngành N, L, TS XKM Tổng số

Thông tin thương mại 5 2 5 12

Đào tạo, Tư vấn 5 5 3 2 15

Khảo sát thị trường 5 10 9 4 28 XD cơ sở hạ tầng 3 2 2 7 HCTL nước ngoài 18 7 14 2 41 HCTL đa ngành 4 1 5 3 13 HCTL trong nước 7 11 6 1 25 Tổng số 47 38 44 12 141 Nguồn: Cục XTTM

Nhìn vào bảng trên ta thấy được đối với nhóm hàng NLTS hoạt động HCTL đã chiếm 31,65% số lượng chương trình HCTL của cả nước còn lại là các nhóm hàng khác, hoạt động khảo sát thị trường (32%), thông tin thương mại là (41,6%), đào tạo (20%)…

Một là, công tác thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp được xác định

là nhiệm vụ trọng tâm của các tổ chức XTTM và hiệp hội ngành hàng. Trong đó, các ngoài các kênh thông tin truyền thống của các bộ ngành thì còn có các trang web của các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu nông sản, VCCI, diễn đàn doanh nghiệp, báo TheSaigontimes…

Bên cạnh đó, Hiệp hội ngành hàng còn tổ chức các hoạt động phát triển thị trường nông sản: Ở các địa phương, hầu hết các Sở thương mại đều đã có bộ phận XTTM với hoạt động tập trung vào việc hình thành bản tin thị trường nông sản, tổ chức các phiên chợ giống, hội thi sản phẩm, xây dựng thương

hiệu sản phẩm nổi tiếng của địa phương mình với du khách trong và ngoài nước, đối tác, doanh nghiệp nước ngoài…

Số lượng các thông tin thương mại mà hiệp hội cung cấp cho doanh nghiệp nhiều nhất vào năm 2007 năm nền kinh tế đang rơi vào khủng hoảng thế giới trầm trọng và các doanh nghiệp rất cần các thông tin thương mại về thị trường nước ngoài, những cơ hội và thách thức đối với hàng nông sản của Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng… Giai đoạn 2007-2009 thì số lượng các thông tin thương mại phục vụ doanh nghiệp lại có xu hướng giảm nhưng chất lượng của các ấn phẩm, báo và tạp chí ngày càng mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam còn thường xuyên phối hợp với hiệp hội tổ chức các chương trình tư vấn cho các hội viên như các chương trình hội thảo chuyên đề về XTTM ngành hàng trong đó tư vấn cho doanh nghiệp kỹ năng và nghiệp vụ đề thực hiện công tác XTXK đối với ngành hàng nông sản, tư vấn cho doanh nghiệp những kỹ năng để thâm nhập, khảo sát một thị trường mới, đồng thời giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động XTTM ngành hàng nông sản.

Hai là, đối với công tác tổ chức HCTL hàng nông sản: Hàng năm,

VCCI tổ chức khoảng trên 200 cuộc hội nghị, hội thảo, toạ đảm với hàng nghìn người tham gia. Đặc biệt trong năm 2009, VCCI đã tổ chức gần 500 cuộc hội thảo, hội nghị, tọa đàm, gặp gỡ tiếp xúc doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài với sự tham gia của hơn 75.000 doanh nghiệp, tổ chức tư vấn cho gần 4.700 lượt doanh nghiệp.

Ba là, đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: VCCI

đã tổ chức được hơn 980 lớp đào tạo, tập huấn cho gần 52.000 lượt doanh nghiệp; triển khai mô hình "Vườn ươm doanh nghiệp" tại các địa phương;

tăng cường liên kết đào tạo với các Trường Đại học, Viện nghiên cứu, các Tổ chức xúc tiến thương mại uy tín ở trong nước và quốc tế. Hoạt động tôn vinh doanh nghiệp tiếp tục được chuẩn hóa và nâng cao về uy tín, đã thực hiện bình xét, trao Cúp Thánh Gióng cho 100 Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2009 nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam, trao giải thưởng Bông Hồng Vàng cho 36 nữ doanh nhân xuất sắc nhân Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3; giải thưởng Thương hiệu nổi tiếng và giải thưởng Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp năm 2009.

Hình 2.13 : Số lượng các chương trình đào tạo XTTM đối với hàng nông sản của Việt Nam

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam.DOC (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w