Những mặt tồn tại

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam.DOC (Trang 47 - 49)

CHƯƠNG 3 KHẨU CỦA VIỆT NAM

Những mặt tồn tại

thiếu và yếu. Đội ngũ cán bộ XTTM ở các tỉnh/thành phố vẫn còn tồn tại 2 hạn chế lớn đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ. Hiện nay, ở các địa phương rất khó khăn trong việc thu hút nguồn nhân lực cho hoạt động XTTM có trình độ cao và kỹ năng giỏi. Bên cạnh đó, kỹ năng tiếng anh chuyên ngành để làm cầu nối thực hiện XTTM giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài còn là một vấn đề cần phải quan tâm, đào tạo để nâng cao trình độ. Do công việc này cần đến sự phối hợp, liên kết, ký kết các hợp đồng…với các đối tác nước ngoài.

Về khả năng liên kết, phối hợp hoạt động: Hiện tại công tác XTTM hàng nông sản của chúng ta vẫn còn rời rạc, không có sự gắn kết và thiếu tính thống nhất giữa các hiệp hội ngành hàng với các doanh nghiệp, người nông dân... Do đó, ảnh hưởng đến khâu tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất và xuất khấu. Bên cạnh đó, việc kết nối các đối tác trước và tổ chức tiếp xúc tại

hội chợ lại hạn chế, các đoàn khảo sát thường mang tính chất du lịch nhiều hơn là việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh thực sự.

Về năng lực thẩm định đối tác: Các tổ chức XTTM chủ yếu chỉ có khả năng đưa tin cơ hội giao thương nhưng lại không có năng lực thẩm định đối tác kinh doanh, cung cấp thông tin mang tính đại trà thay vì thông tin theo yêu cầu, tổ chức hoặc tham gia các hội chợ triển lãm.

Về khả năng cung ứng dịch vụ XTTM: Nhu cầu của doanh nghiệp đa dạng và phong phú nhưng năng lực cung cấp các dịch vụ của các tổ chức XTTM thì lại vô cùng hạn chế. Mới chỉ có thể cung cấp các dịch vụ nào có nhu cầu thấp và dễ triển khai, ít tạo hiệu quả và giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Cơ sở hạ tầng phục vụ công tác XTTM nói chung và đối với xúc tiến xuất khẩu nông sản nói riêng còn rất nghèo nàn và sơ sài. Hiện nay, các địa điểm chuyên dụng để tổ chức HCTL ngành hàng nông sản ở các địa phương hầu như là không đạt các tiêu chuẩn quốc tế và thường được tổ chức tại các nhà văn hoá, công viên… hoặc nếu có địa điểm đạt yêu cầu quốc tế thì chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng. Bên cạnh đó, điều kiện về mặt bằng, bố trí gian hàng, không gian trưng bày… vẫn còn sơ sài và thiếu tính thẩm mỹ. Hệ thống máy tính, công nghệ hiện đại phục vụ công tác XTTM còn cũ và thiếu thốn ở các tỉnh/thành phố.

Công tác thông tin, dự báo còn hạn chế, nhất là thông tin, dự báo đến tận người sản xuất kinh doanh về yêu cầu của thị trường, về xu hướng biến động giá cả, thị hiếu của người tiêu dùng...

XTTM nông sản chưa tương xứng với yêu cầu ngày càng cao của cạnh tranh thương mại quốc tế, nhất là trong bối cảnh hội nhập hiện nay đã gây không ít khó khăn cho thị trường xuất khẩu nông sản.

Hầu hết các doanh nghiệp chưa chủ động trong công tác xúc tiến mở rộng thị trường, mới chỉ một số doanh nghiệp lớn nhất định quan tâm, chủ động trong công tác XTTM.

Hoạt động hội chợ triển lãm được sự tham gia, hưởng ứng của rất nhiều doanh nghiệp do những lợi ích mang lại như số lượng các HCTL ngày càng nhiều, số lượng doanh nghiệp đăng ký tham gia cũng lớn. Tuy nhiên, hoạt động HCTL vẫn còn hạn chế về nội dung, quy mô nhỏ và hạn chế về số lượng doanh nghiệp tham gia, thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu nghiêm túc...

Mỗi năm, kinh phí của Nhà nước cấp cho hoạt động XTTM nông nghiệp quá ít, chỉ khoảng trên 10 tỷ. Thiếu kinh phí quảng bá, nhiều mặt hàng nông sản ít có cơ hội được biết đến rộng rãi, ảnh hưởng phần nào đến việc tiêu thụ sản phẩm.

Mới được chú trọng ở một số nhóm ngành hàng như thủy sản, đồ gỗ. Hầu hết doanh nghiệp thiếu tích cực trong việc tham gia các hoạt động XTTM; chưa chủ động nghiên cứu phát triển sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm giá trị gia tăng, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của từng thị trường; thụ động chờ khách hàng đặt hàng nên dễ bị lệ thuộc về mẫu mã và giá cả.

Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam.DOC (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w