Nhìn chung nội dung này được cán bộ lập dự án nghiên cứu khá đây đủ bao gồm việc xác định tổng mức vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, phân tích thu nhập chi phí từ đó xác định dòng tiền của dự án, tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án:
a) Tổng mức đầu tư.
Tổng mức đầu tư cho dự án bao gồm vốn đầu tư cho dự án và vốn lưu động cho dự án.
Vốn đầu tư cho dự án: Tổng vốn đầu tư: 204.136.593.000đồng, trong đó:
+ Xây lắp : 34.075.000.000đồng
+ Máy - thiết bị : 114.295.000.000đồng
+ KTCB : 7.415.635.000 đồng
+ Dự phòng chi : 21.669.990.000đồng
+ Lãi vay trong đầu tư : 16.680.968.000 đồng
+ Vốn lưu động : 10.000.000.000 đồng
Trong đó, chi phí xây dựng được tính riêng cho từng hạng mục công trình chi tiết xem ở phần phụ lục tính toán.
Phù hợp với phương thức qui trình sản xuất và phương thức bán hàng, nhu cầu tính toán dựa trên cơ sở: Dự trữ tiền mặt, trả trước cho người bán, phải thu thương mại, trả trước cho người bán, tồn kho NVL chính, hàng mua đang đi trên đường, tài sản lưu động khác...
Theo đó nhu cầu vốn lưu động phục vụ cho sản xuất sẽ tăng trưởng cùng với tăng trưởng về sản lượng. Dự tính nhu cầu về vốn lưu động cho dự án chiếm 20% tổng doanh thu mỗi năm khi dự án đi vào hoạt động.
b) Nguồn vốn đầu tư.
Đây cũng là một nội dung quan trọng không thể thiếu đối với dự án đầu tư. Việc xác định nguồn vốn đầu tư của dự án phải căn cứ vào việc huy động vốn tự có của Chủ đầu tư, các nguồn vốn vay, vốn huy động hợp pháp khác. Đối với dự án này thì nguồn vốn đầu tư huy động không kể vốn lưu động mà cán bộ lập dự án đưa ra là: nguồn vay và huy động thương mại 85%, vốn tự có: 15%.
Nhìn chung, việc đưa ra tỷ lệ trên chưa được hợp lý, vì chênh lệch khá lớn giữa vốn tự có của Công ty và nguồn vốn vay. Do đó, khó đảm bảo khả năng trả nợ. Đối với nguồn vốn lưu động thì được dự kiến như sau: Vốn lưu động cho dự án được dự kiến vay ngắn hạn tại các ngân hàng Thương mại trong nước phù hợp với nhu cầu phát sinh, mức lãi suất tối đa dự kiến là 1.05% tháng. Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng dành một khoản vốn tự có hoặc vay dài hạn để dùng làm vốn lưu động và để tránh sự thiếu hụt ngoại tệ cũng như đảm bảo việc duy trì hoạt động sản xuất.
c) Phân tích thu nhập- chi phí và các chỉ số tài chính cơ bản.
Sau khi xác định tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, cán bộ lập dự án đã tiến hành phân tích thu nhập- chi phí và tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án theo trình tự khá chi tiết, đầy đủ : dự tính doanh thu và chi phí theo từng năm, xác định dòng tiền và tính toán các chỉ tiêu: NPV, IRR, T…
Dự kiến doanh thu.
Doanh thu của dự án được tính toán trên cơ sở sau: + Giá bán sản phẩm.
- Chai 12kg : 350.000đồng
- Chai 24kg : 480.000đồng
+Số lượng sản phẩm được tiêu thụ:
Chỉ tiêu Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 Năm thứ 5
Công suất theo thiết kế 450.000 450.000 450.000 450.000 450.000
Công suất thực hiện 108.000 216.000 288.000 360.000 360.000
Bình 5kg 9.000 18.000 24.000 30.000 30.000 Bình 12kg 81.000 162.000 216.000 270.000 270.000 Bình 24kg 18.000 36.000 48.000 60.000 60.000 Chỉ tiêu Năm thứ 6 Năm thứ 7 Năm thứ 8 Năm thứ 9 Năm thứ 10
Công suất theo thiết kế 450.000 450.000 450.000 450.000 450.000
Công suất thực hiện 360.000 360.000 360.000 360.000 360.000
Bình 5kg 30.000 30.000 30.000 30.000 30.000
Bình 12kg 270.000 270.000 270.000 270.000 270.000
Bình 24kg 60.000 60.000 60.000 60.000 60.000
Doanh thu của nhà máy dự kiến hình thành chủ yếu từ doanh thu từ nguồn bán bình.
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 Năm thứ 5
Tổng doanh thu bán hàng 40.545.000 81.090.000 108.120.000 135.150.000 135.150.000 Bình 5kg 2.836.000 5.670.000 7.560.000 9.450.000 9.450.000 Bình 12kg 28.360.000 56.700.000 75.600.000 94.500.000 94.500.000 Bình 24kg 9.300.000 18.720.000 24.960.000 31.200.000 31.200.000
Chỉ tiêu Năm thứ 6 Năm thứ 7 Năm thứ 8 Năm thứ 9 Năm thứ 10
Tổng doanh thu bán hàng 135.150.000 135.150.000 135.150.000 135.150.000 135.150.000 Bình 5kg 9.450.000 9.450.000 9.450.000 9.450.000 9.450.000 Bình 12kg 94.500.000 94.500.000 94.500.000 94.500.000 94.500.000 Bình 24kg 31.200.000 31.200.000 31.200.000 31.200.000 31.200.000 Dự kiến chi phí
- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương. Tổng số lao động tại nhà máy tối đa dự kiến: 125 người. Trong đó:
+ Dự kiến lao động gián tiếp 35 người với mức lương trung bình 150 USD/tháng.
+ Dự kiến lao động phân xưởng 90 người với mức lương trung bình 100 USD/tháng
Bố trí lao động như sau:
Chỉ tiêu Năm thứ
1
Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ
4
Năm thứ 5
Nhân công gián tiếp 35 35 35 35 35
Nhân công trực tiếp 60 75 90 90 90
Năm Năm thứ
6
Năm thứ 7 Năm thứ 8 Năm thứ
9
Năm thứ 10
Nhân công trực tiếp 35 35 35 35 35
Nhân công trực tiếp 90 90 90 90 90
+ Các khoản trích theo tiền lương : 19% theo lương cơ bản (theo quy định của nhà nước).
- Chi phí năng lượng, nước: + Điện
Công suất tiêu thụ điện tối đa: 550KW Hệ số đồng thời: 0,7 tại công suất tối đa Trong thời gian vận hành: 2400h/năm Đơn giá điện: 0.07 USD/KWh
Dự kiến lượng nhiên liệu dầu mỡ tiêu thụ trung bình trong suốt quá trình chạy thử khoảng 75% công suất tối đa.
+ Nước: (chưa tính nước sinh hoạt)
Lượng tiêu thụ tại công suất tối đa: 25m3/h Thời gian hoạt động 300ngày/năm
Chi phí bảo dưỡng thiết bị:
Năm đầu tiên chỉ tính trên 50% của 2% giá trị thiết bị và 0,5% giá trị xây lắp (do có bảo hành 1năm).
- Các khoản chi phí tài chính.
+ Chi phí trả lãi vay ngân hàng vốn đầu tư: Tính theo các điều kiện ngân hàng.
+ Chi phí trả lãi vay ngân hàng vốn lưu động: tính theo nhu cầu vốn lưu động bình quân và điều kiện vay vốn giả định.
- Chi phí khấu hao TSCĐ:
Trích khấu hao và phân bổ nhà máy theo phương pháp khấu trừ đường thẳng với các mức như Quyết định 206/2003/QĐ - BTC
- Chi phí quản lý chung: 1% doanh thu - Chi phí bán hàng, đại lý: 1% doanh thu - Chi phí bảo hành, hậu mãi: 1% doanh thu
- Chi phí nghiên cứu và phát triển: 0,5% doanh thu - Chi phí khác: 1% doanh thu.
- Chi phí nhân công thuê ngoài: 20% chi phí nhân công phân xưởng. - Chi phí bản quyền công nghệ: tính theo thoả thuận với hãng Reluma
- Bảo hiểm công trình tạm tính 0,27% giá trị xây lắp và 0,28% giá trị thiết bị. - Thuế thu nhập doanh nghiệp: tính thuế khi dự án có lãi với mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 28% (theo quy định của nhà nước).
(Theo bảng tính toán chi phí kèm theo)
Cân đối thu nhập - chi phí và các chỉ số tài chính cơ bản
Việc tính toán thu nhập/chi phí được thể hiện trong các biểu từ kèm theo theo các chỉ tiêu tài chính cơ bản như sau:
- IRR: 16,24%/năm
- NPV: 55.054.767.000 (suất chiết khấu 10%/năm) - B/C: 125,6% (suất chiết khấu 10%/năm).
Đồng thời dự án hoàn toàn có khả năng trả nợ theo phương án huy động vốn đề ra với thời gian hoàn vốn 10 năm.
Với các giá trị như trên, dự án được đánh giá là có hiệu quả tài chính. Chỉ tiêu NPV phản ánh mức thu nhập ròng của dự án; IRR cao hơn mức lãi suất chiết khấu và mức ngoại tệ thực tế trên thị trường.
(Bảng tính toán hiệu quả và dòng tiền có phụ lục kèm theo)
Như vậy, trong nội dung phân tích tài chính dự án đầu tư, dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bình chứa Gas bằng Composite đã thực hiện đúng trình tự phân tích. Việc tính toán các chỉ tiêu về phân tích hiệu quả tài chính như trên là đúng và hợp lý. Kết quả các chỉ tiêu là phù hợp với yêu cầu nên dự án này là khả thi. Tuy nhiên, trong khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, cán bộ lập dự án mới chỉ tính toán các chỉ tiêu như NPV, IRR, T còn các chỉ tiêu quan trọng khác không được tính toán đến đó là các chỉ tiêu đánh giá độ an toàn về mặt tài chính…Bên cạnh đó, cán bộ lập dự án chưa áp dụng phương pháp lựa chọn dự án trong trường hợp có rủi ro như phương pháp phân tích độ nhạy…do các biến số giá cả, lãi suất, tỷ giá… thường xuyên thay đổi theo những chiều hướng khác nhau rất khó dự báo.
1.4.4. Nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội
Trong nội dung này, dự án mới chỉ nói đến việc sẽ tạo ra việc làm trực tiếp cho 125 lao động có tay nghề mà không nghiên cứu các khía cạnh rất quan trọng như: tạo khoản thu cho ngân sách Nhà nước bao nhiêu?chưa chỉ ra các tác động về mặt kinh tế của dự án đầu tư như giá trị gia tăng thuần ( NAV), giá trị hiện tại ròng kinh tế NPV (E)…