Đây là nội dung được cán bộ lập dự án tiến hành nghiên cứu tương đối chi tiết và rõ ràng. Nội dung chủ yếu của việc nghiên cứu khía cạnh tài chính là : xác định tổng mức vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, xác định dòng tiền của dự án từ đó tính toán các chỉ tiêu phân tích tài chính có liên quan.
a) Xác định tổng mức vốn đầu tư.
Trong nội dung xác định tổng mức vốn đầu tư, cán bộ lập dự án tính toán đầy đủ các khoản mục chi phí cần thiết cho dự án. Tổng mức vốn đầu tư cho dự án bao gồm hai khoản mục chính đó là : vốn đầu tư cho dự án và vốn lưu động cho dự án. Trong vốn đầu tư cho dự án bao gồm tất cả các khoản mục chi phí cần thiết như chi phí đầu tư xây lắp, chi phí đầu tư thiết bị, chi phí dự phòng và một số chi phí khác. Còn nhu cầu về vốn lưu động cho mỗi dự án được dự tính khoảng 20% tổng doanh thu mỗi năm khi dự án đi vào hoạt động. Khi lập dự án, cán bộ lập dự án sẽ tính toán đầy đủ nhu cầu vốn cho các năm, xác định được nguồn vốn của dự án từ đó xác định được cơ cấu vốn cũng như điều chỉnh quy mô dự án cho phù hợp với khả năng huy động vốn và hiệu quả của dự án. Ta có thể thấy qua dự án : « xây dựng nhà máy sản xuất ống gân HDPE »
Bảng 6: Bảng chi tiết tổng mức đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ống gân HDPE Đơn vị : 1000 đồng Tên hạng mục Thành tiền I Chi phí xây dựng 11,014,000 1 San lấp mặt bằng 1,000,000 2 Xây dựng nhà xưởng 2500 sqm 5,000,000
3 Xây dựng văn phòng, nhà ăn, nhà chuyên gia
300 sqm
900,000
4 Trạm biến áp 1000 KVA 1,000,000
5 Hệ thống điện hạ thế 300,000
6 Xây dựng tường bao 300,000
7 Xây dựng đường nội bộ 1,000,000
8 Hệ thống thoát nước 500,000
9 Hệ thống PCCC 300,000
10 Các công trình khác 714,000
II Chí phí đầu tư thiết bị 52,744,064
1 Hệ thống thiết bị chuyển giao từ hãng cung cấp
1.1 Thiết bị sản xuất ống gân HDPE 49,852,000
2 Hệ thống thiết bị mua sắp trong nước 2.1 Thiết bị văn phòng ( máy tính,bàn
ghế,điện thoại) 200,000
2.2 Máy phát điện dự phòng 1,000,000
2.3 Máy làm lạnh giải nhiệt 1,134,444
2.4 Máy nén khí 357,620
III Chi phí khác 4,389,969
IV Chi phí dự phòng 10%( I+II+III) 6,814,803
V Lãi vay vốn trong thời gian đầu t 7,980,629
VI Vốn lưu động 20,000,000
Tổng cộng 102,943,465
Nguồn : Báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án xây dựng nhà máy sản xuất ống gân HDPE
Trên đây là một ví dụ cụ thể về xác định tổng mức đầu tư cho một dự án. Đối với các dự án lớn thì cán bộ lập dự án sẽ lập bảng tính chi tiết hơn về số lượng, khối lượng, đơn giá…với nhiều khoản mục chi phí hơn, tính toán phức tạp hơn.
b) Nguồn vốn đầu tư.
Một dự án khả thi nếu không được đảm bảo các nguồn tài trợ cho dự án thì cũng không mang lại hiệu quả như mong muốn. Dự án khả thi chỉ nên được tiến hành khi triển vọng về các nguồn tài trợ vốn cho dự án được xác định rõ ràng và đầy đủ. Để đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư của dự án, vừa để tránh ứ đọng vốn, nên các nguồn tài trợ cần được xem xét và phân tích rất kỹ lưỡng. Công ty Vinashin Motor với tư cách là chủ đầu tư thường huy động vốn đầu tư cho dự án chủ yếu là vốn vay và huy động thương mại và vốn tự có. Sau khi xác định nguồn vốn đầu tư cho dự án, cán bộ lập dự án tiến hành xác định cơ cấu nguồn vốn. Mỗi dự án sẽ xác định cơ cấu hợp lý. Ví dụ như dự án “ đầu tư xây dựng công trình nhà máy sản xuất bình chứa Gas bằng Composite” thì nguồn vốn đầu tư bao gồm: nguồn vay và huy động thương mại: 85% (87.501.945.000) và nguồn vốn tự có chiếm 15% tổng mức đầu tư (15.441.520.000).
c) Phân tích thu nhập- chi phí và các chỉ số tài chính cơ bản
Sau khi xác định được tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và tiến độ huy động vốn, công việc tiếp theo của người soạn thảo là tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính của dự án. Để xác định các chỉ tiêu này, người lập dự án sẽ tiến hành công việc theo trình tự đó là : dự tính doanh thu và chi phí trong từng năm hoặc từng thời kỳ
của dự án, sau đó xác định dòng tiền hàng năm để từ đó tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cơ bản như IRR, NPV, T…
• Dự kiến doanh thu và chi phí.
- Doanh thu của dự án được tính toán trên cơ sở sản phẩm của dự án. Thông thường các sản phẩm của dự án được lập tại Vinashin motor chủ yếu là các sản phẩm sản xuất ra để phục vụ mục đích kinh doanh và phụ trợ công nghiệp tàu thủy. Do đó, doanh thu của dự án đều được tính toán trên cơ sở số lượng hàng hóa sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng năm.
- Chi phí hàng năm của dự án được tính toán gồm rất nhiều các khoản mục tùy thuộc vào từng dự án cụ thể. Nhưng thông thường bao gồm các khoản như chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương, chi phí điện, nước; các khoản chi phí tài chính, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý chung…..
Trên cơ sở dự kiến doanh thu và chi phí, cán bộ lập dự án sẽ tiến hành tính toán lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của dự án.
Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu – Chi phí ( không bao gồm khấu hao và lãi vay) Thuế TNDN = LNTT * 28%
Lợi nhuận sau thuế = LNTT – Thuế TNDN
• Xác định dòng tiền và các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án.
Sau khi tính toán các khoản mục doanh thu và chi phí của dự án, cán bộ lập dự án tiến hành cân đối thu chi và tính toán dòng tiền của dự án. Việc xác định dòng tiền của dự án được tiến hành bởi phần mềm Excel và xác định theo lợi nhuận sau thuế tính ở phần trên. Còn hệ số chiết khấu được xác định như sau: do các dự án của Công ty vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm vốn tự có, vốn vay ngân hàng và huy động thương mại. Do đó, hệ số chiết khấu được xác định là mức lãi suất bình quân của các nguồn trên.
Trên cơ sở dòng tiền và hệ số chiết khấu người lập dự án sẽ xác định các chỉ tiêu hiệu quả về mặt tài chính. Các chỉ tiêu thường được sử dụng như NPV, IRR, T ( thời gian thu hồi vốn đầu tư). Từ đó, loại bỏ các dự án có NPV<0, IRR< r giới hạn….
Trên thực tế, nội dung phân tích khía cạnh tài chính các dự án của Công ty cũng đã tiến hành tương đối đầy đủ, thực hiện theo đúng trình tự. Các nội dung phân tích tương đối chi tiết và logic đáp ứng nhu cầu thực hiện của dự án.