Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2015.doc (Trang 78 - 81)

Qua việc phân tích thức tế hiệu quả FDI trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Chương 2 cho thấy, FDI đã có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp và thông thôn giai đoạn qua. FDI đã góp tăng thu cho ngân sách Nhà nước; từ năm 1998 đến nay, nộp ngân sách của khu vực có vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 200 triệu USD, và tăng dần qua các năm. FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, một yếu tố nền tảng đổi mới nông nghiệp nông thôn. đem vào Việt Nam nhiều thiết bị, công nghệ tiên tiến, nhiều giống cây, giống con có năng suất, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế. FDI đã góp phần hình thành các khu công nghiệp mới trong nông thôn. FDI góp phần tạo việc làm, nâng cao mức sống dân cư nông thôn; đến nay các dự án ĐTNN vào lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp đã thu hút khoảng 140000 lao động trực tiếp, chưa kể số lượng lớn các lao động thời vụ.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thực tế thu hút và sử dụng FDI còn có nhiều mặt hạn chế. Tỷ trọng ĐTNN còn thấp và thiếu ổn định; chưa phát huy huy đầy đủ tiềm năng, thế mạnh trong ngành trồng trọt và chế biến nông sản, ĐTNN có xu hướng tập trung vào việc khai thac tiềm năng, nguồn lực sẵn có về đất đai, lao động. Phân bổ nguồn vốn ĐTNN không đồng đều giữa các địa phương, chủ yếu vào những địa

phương có điều kiện thuận lợi như miền Đông Nam Bộ (54%), trong khi có tác động rất hạn chế đến khu vực miền núi phía Bắc (4%), đồng bằng sông Hồng (5%). Đối tác nước ngoài tham gia đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn thiếu tính đa dạng; cho đến nay, đã có các nhà đầu tư từ trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp ở Việt Nam nhưng đối tác nước ngoài trong lĩnh vực này vẫn chủ yếu là các nhà đầu tư từ châu Á.

Như vậy có thể thấy, việc thu hút, quản lý và sử dụng FDI trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp nhưng chưa thực sự hiệu quả và tương xứng với vai trò của nền nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này thì nhiều, tuy nhiên có thể thấy một số nguyên nhân chính như sau:

- Thủ tục hành chính, hành lang pháp lý trong việc thu hút và quản lý FDI còn quá phức tạp, rườm rà nhiều khi gây khó hiểu thậm chí gây hiểu nhầm cho các nhà đầu tư; một số điểm thiếu đồng bộ và nhất quán giữa các luật chung và luật chuyên ngành; thu tục cấp phép chưa nhanh chóng, còn nhiều phức tạp.

- Cơ sở hạ tầng sản xuất yếu kém, đặc biệt là hạ tầng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn như đường giao thông, điện, cấp thoát nước, cơ sở hạ tầng cảng biển.

- Nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư còn nặng về hình thức và tính thời điểm, chưa chú trọng đến chiến lược vận động dài hạn và tới nhiều đối tượng đầu tư khác nhau.

- Chưa có chiến lược, quy hoạch ngành rõ ràng cả về quy hoạch vùng sản xuất và quy hoạch nguồn lực. Điều này dẫn đến có những lĩnh vực có quá nhiều nhà đầu tư, nhưng có những lĩnh vực lại quá ít nhà đầu tư; nơi hấp thụ không hết vốn, nơi thì thiếu vốn.

- Công tác thẩm định, xét duyệt thầu còn lõng lẻo; giám sát thực hiện các dự án đầu tư còn xem nhẹ và không cương quyết xử lý khi có sai phạm trong quá trình thực hiện.

- Năng lực của cán bộ công chức có liên quan đến quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng (không đủ năng lực), thậm chí còn gây nhũng nhiễu cho các nhà đầu tư. Lượng lượng lao động trong nông thôn tuy nhiều nhưng chất lượng còn thấp (hiện nay có tới 77% số người trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo).

- Chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập; do quy định của Luật Đất đai nên việc sử dụng đất, thuê đất, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư đang khó khăn, chậm chạp, nhiều tranh chấp; đất đai manh muốn khó cho các dự án khi sử dụng đất phát triển vùng nguyên liệu...

- Các chính sách tín dụng, chính sách đầu tư còn mang nặng tính phân biệt giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước; việc áp dụng một số ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, đặc biệt là các ưu đãi nhằm khuyến khích sản xuất hàng nông sản xuất khẩu và sử dụng nguyên liệu trong nước không còn phù hợp.

Những khó khăn vừa nêu sẽ là một thách thức rất lớn đối với việc thu hút và sử dụng hiệu quả FDI trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong khi, vai trò của các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này đếu có tác động quan trọng đối với việc thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm góp phần thực hiện thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn mà Đảng và Chính phủ đã đề ra. Do đó, các giải pháp để tháo gỡ vấn đề này, đón đầu được dòng di chuyển đầu tư nước ngoài trong giai đoạn tới luôn được các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách quan tâm.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2015.doc (Trang 78 - 81)