Nguồn: Phòng tài chính kế toán công Ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai
Theo bảng số liệu ta thấy.
Đầu tiên vê giá trị sản lượng của Công ty. Ta thấy giá trị sản lượng qua các năm đều tăng lên so với nhưng năm trước đó. Năm 2006 tăng lên so với năm 2005 là 111.014 triệu đồng tăng 143,7% so với năm 2005. Đến năm 2007 thì tổng giá trị sản lượng tăng lên là 394.729 tăng so với năm 2006 là 70.452, tăng 119,3%. Tiếp tục trong năm 2008 giá trị sản lượng tăng so với năm 2007 là 63.960 triệu đồng tăng 114,7%. Giá trị sản lượng liên tục tăng
nhưng trong năm 2007 và năm 2008 tốc độ tăng trưởng là có sự giảm xút không bằng so với năm 2006 đây không hẳn là điều đang ngại khi nền cả nền kinh tế có sự đi xuống đặc biệt sau cuộc khủng hoảng năm 2008, công ty cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng nhất đinh. Việc giữ được tăng trưởng như trên nói lên sự cố gắng của toàn thể nhân viên trong Công ty để đảm bảo duy trì sự phát triển Công ty.
Doanh thu của Công ty cũng có sự tăng trưởng nhưng qua bảng ta thấy tốc độ tăng trưởng về doanh thu qua các năm có sự giảm xút đi rõ rệt. Trong năm 2006 tốc độ tăng này đạt 87.771 triệu đồng so với năm 2005 tương đương với mức tăng trưởng là 136,4%. Nhưng đến năm 2007 thì tốc độ này giảm xuống chỉ đạt 119,9% về số tuyệt đối là 65.527 triệu đồng so với năm 2006. Năm 2008 thì doanh thu đạt 432.828 triệu đồng tăng 38.099 triệu đồng tương đương tốc độ tăng là 109,7%. Ta thấy tốc độ gia tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ gia tăng của tổng giá trị sản lượng. Tuy nhiên để đạt được mức gia tăng như trên đó cũng là sự nỗ lực cả toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty trong nhưng năm vừa qua. Nó cũng là động lực thúc đẩy của công ty.
Tổng chí phí của Công ty của Công ty bỏ ra trong năm 2005 là 32.372 triệu đồng. Năm 2006 tổng chi phí của công ty là 36.931 triệu đồng, tăng so với năm 4.559 triệu đồng tương đương tốc độ tăng là 114,1%. Trong năm 2007 thì tổng chi phí tăng 126% đạt 46.521 triệu đồng tăng 9.590 triệu đồng. Đặc biệt trong năm 2008 tổng chi phí Công ty có sự gia tăng đột biến tăng 158,4% đạt giá trị cao nhất trong bốn năm là 73.691 triệu đồng. Sự gia tăng của chi phí có nhiều nguyên nhân, do số lượng dự án thực hiện của Công ty có sự gia tăng, giá trị các công trình thực hiện cũng tăng lên. Để đảm thực hiện cho các dự án trên Công ty đầu tư khoản chí phí lớn để thực hiện. Để
đảm bảo hiệu quả công ty cũng cần nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí hơn. Nầng cao khả năng cạnh tranh về giá của Công ty.
Lợi nhuận sau thuế Công ty gia tăng qua các năm sự gia tăng là khá cao. Trong năm 2006 và năm 2007 mức gia tăng đạt giá trị cao nhất 217,8% và 249.4% tuy tốc độ tăng cao nhưng mặt giá trị hơi thấp. Đến năm 2008 mức giá trị gia tăng đạt 168,7% nhưng về mặt giá trị là khá cao đạt 30.407 triệu đồng.
Thuế thu nhập của Công ty phải nộp cũng có sự gia tăng, sự gia tăng này cũng tăng theo thu nhập của Công ty. Đây cũng là khoản đóng góp của Công ty cho nhà nước thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của Công ty.
Tài sản bình quân của Công ty qua các năm có sự tăng lên rõ dệt đây cũng là yếu tố đặc thù của ngành xây dựng đòi hởi việc mua xắm đâu tư thiết bị phục vụ cho yêu cầu sản xuất của Công ty, đáp ứng được được các gói thầu lớn...vv cụ thể ta thấy tính tới năm 2008 thì tài sản bình quân của Công ty đã tăng hơn hai lần so với năm 2005 đạt 566.464 triệu đồng. Đây điều kiện thuận lợi của Công ty so với Công ty khác về điều kiện trang bị thiết bị công nghệ trong sản xuất. Về cơ cấu tài sản của Công ty ta thấy tài sản ngắn hạn của Công ty có sự tăng lên nhanh chóng so với tài sản dài hạn. Đây cũng phản ánh đúng tình hình sản xuất hiện nay của Công ty. Với nhiều dự án lớn tiến hành xây dựng từ nhưng năm trước và những dự án ký kết trong năm 2008 thì để có thể đảm bảo tiến hành sản xuất thì lượng vốn lưu động mà Công ty cần là rất lớn do vốn của Công ty không đáp ứng được và cũng do khoản bị chiếm dụng vốn của Công ty lớn nên việc đi vay để đảm bảo được nguồn vốn sản xuất trước mắt là khó tránh khỏi.
Thu nhập bình quân đầu người của Công ty trong năm 2005 là 1,605 triệu đồng/người/tháng và nó cũng tăng đều qua các năm. Năm 2006 đặt 1,822 triệu đồng. Đến năm 2007 đặt 1,872 triệu đồng và năm 2009 đạt 1,905
triệu đồng/người/tháng đây là một mức thu nhập khá cao trong lĩnh vực xây dựng. Cái quan trọng là Công ty đảm bảo được công việc và mức lương ổn định cho người lao động trong Công ty. Đây là tín hiệu tốt và là một nhần tố làm cho người lao động gắn bó và công hiến cho Công ty nhiều hơn trong những năm tới. Để làm được điều này Công ty trong nhưng năm tới cũng cần có nhiều chính sách hỗ trợ, quan tâm hơn tới người lao động.
Ta thấy, trong bốn năm vừa qua Công ty đã có sự phát triển mạnh mẽ. Một Công ty hay một doanh nghiệp nào hoạt động cũng đặt ra cho mình những mục tiêu lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu này đòi hởi sự cố gắng của tất cả thành viên trong Công ty. Trong quá trình thực hiện mục tiêu thì Công ty cũng gặp phải một số những khó khăn thuận lợi nhất định. Doanh nghiệp cần phải tìm ra được khó khăn vướng mắc để giải quyết. Điểm mạnh cần phát huy để hoàn thành tốt mục tiêu của Công ty.
5.2. Thành công
Tài sản là tư liệu lao động của công ty, là một yếu tố quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất của công ty. Đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty. Do vậy việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản của Công ty có ý nghĩa thiết thực, nhận thức điều này Công ty có nhiều sự quan tâm tới công tác quản lý và đã đạt được một số thành công như sau:
- Các chỉ tiều sử dụng tài sản của Công ty có sự tăng lên đó là do sự cố gắng lỗ lực của cán bộ trong Công ty.
- Công ty đã đầu tư được lượng máy móc cấn thiết để phục vụ cho sản xuất, đồng thời Công ty cũng đã mở rộng quy mô cũng như lĩnh vực sản xuất của mình đê doanh thu và lợi nhuận của Công ty luôn có sự gia tăng.
- Công tác kiểm kê tài sản luôn được thực hiện kịp thời, nắm bắt được tình hình tài sản Công ty để có những chính sách đúng đắn trong những năm tới.
- Công suất sử dụng của máy móc cũng được nâng cao qua từng năm, kết hợp với việc có sự liên hệ cho thuê hạn chế thời gian không sử dụng.
- Về cơ bản các chỉ tiêu tài sản đều có sự tăng trưởng, có nhưng chi tiêu tăng nhẹ. Tuy vậy vẫn có chỉ tiêu biến đổi không đều nhưng điều này cũng không ảnh hưởng nhiều tới công tác sử dụng tài sản của Công ty. Trong năm 2007 Thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên ngày 18/3/2007 Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai. Hội đồng quản trị đã triển khai thành công việc tăng vốn điều lệ từ 60 tỷ lên 100 tỷ đồng, cho cổ đông là cán bộ công nhân viên, cổ đông hiện hữu, cán bộ chủ chốt, tài năng trẻ. Thực hiện thành công việc niêm yết cổ phiếu tập trung tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội vào ngày 20/12/2007. Việc niêm yết trên thị trường chứng khoán này tạo điều kiện cho Công ty trong việc huy động vốn để sản xuất kinh doanh. Cũng nhờ việc niêm yết đã giúp Công ty có thể công khai hoạt động kinh doanh của Công ty tạo lòng tin với nhà đầu tư nên công sẽ có nhiều thuận lợi khi kêu gọi đầu tư, huy động vốn.
- Trong năm 2007, Hội đồng quản trị Công ty cũng đã phê duyệt chủ trương đầu tư 05 dự án với tổng mức vốn đầu tư : 548,51 tỷ, bao gồm các dự án như: Dự án đầu tư thiết bị tấm sàn rỗng, với mức vốn đầu tư 4,98 tỷ đồng, dự án đầu tư 02 xe rơ mooc mức vốn đầu tư : 4,935 tỷ đồng, dự án đầu tư thiết bị thi công năm 2007: 4,895 tỷ, Dự án đầu tư Xưởng CKBTDƯL tại Chi nhánh Vĩnh Phúc với mức vốn đầu tư: 9,7tỷ đồng, Dự án đầu tư khu chung cư Ngô Thị Nhậm: 524tỷ đồng. Điều này đã khẳng định đội ngũ quản lý Công ty rất chú trọng trong công tác đổi mới trang thiết bị phục vụ thi công, quan tâm tơi chất lượng và thời gian thi công của công trình. Điều này đã tạo nên sự tin tưởng của các nhà đầu tư dành cho Công ty. Và trên thực tế Công ty đã trúng thầu nhiều Công ty trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực giao thông thì có: Cầu vượt Ngã Tư Sở năm 2005-2006, Cầu vượt Bãi Cháy năm 2003-
2006, Cầu vượt Sài Gòn đường Láng Hoà Lạc. Trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp: Nhà mày ASAHI INTECC Hà Nội năm 2006, Nhà xưởng Panasonic năm 2006, Nhà máy YAMAHA Motor Việt Nam 2 năm 2007, nhà máy CANON, nhà máy đá ốp lát nhân tạo cao cấp StyleStone trong năm 2008. Trong lĩnh vự dân dụng thì có các công trình lớn như: trung tâm thương mại Của Nam, trụ sở văn phòng Tổng Công ty Vinaconex được ký kết trong năm 2008... ngoài ra còn rất công trình khác mà công ty đang tiến hành thi công. Đây chính là sự khẳng định một cách thực tế nhất về lòng tin của khách hàng với Công ty và thể hiện được năng lực của Công ty, cho thấy Công ty có thể đảm nhận được các công trình có quy mô khác nhau trên cả nước.
- Trong công tác thu hồi vốn Công ty nhận thấy được tầm quan trọng của công việc này. Việc đảm bảo công tác thu hồi vốn làm cho lượng vốn chiếm dụng của công ty giảm, làm cho vòng luân chuyển vốn nhanh mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Công ty, đảm bảo có thể chi trả lương và các khoản động viên anh em công nhân viên trong tổng Công ty. Do vậy lãnh đạo trong Công ty cũng hết sức quan tâm trong tác thu hồi vốn trên, ban lãnh đạo có chị đạo kịp thời để đảm bảo công tác này luôn được duy trì và đạt hiệu quả. trong năm 2007 Công ty đã thu hồi được hơn 183.253 triệu đồng. Kết quả này đã đảm bảo cho Công ty có tình hình tài chính luôn ổn định, góp phần rất lớn trong kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Cùng với sự phát triển của Công ty trong những năm qua Công ty. Công ty cũng rất quan tâm tơi đội ngũ lao động của Công ty. Ngoài khoản lương là thu nhập chính cho người lao động thì Công ty cũng có khoản tiền thưởng để động viên kịp thời với những cá nhân xuất sắc trong công việc duy trì được sự phấn đấu cho Công ty. Công ty cũng đóng góp đầy đử các khoản bảo hiểm cho người lao động để người lao động yên tâm sản xuất hơn.
Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai với hơn 20 năm phát triển. Công ty đã đạt được nhiều thành tựu thể hiện qua sự phát triển bền vững của Công ty trong thời gian dài, mà rõ nhất là việc doanh thu và lợi nhuận của Công ty liên tục tăng.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, ban lãnh đạo và lực lượng lao động đã có nhiều cố gắng trong công việc. Ngoài ra thì Công ty cũng chú trọng tới việc quản lý vốn và tài sản của Công ty sao cho việc đầu tư sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Công ty đã đạt được một số hiệu quả nhất định:
- Tài sản lưu động luôn được đảm bảo trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Không để xảy ra tình trạng dừng sản xuât vì thiếu các yếu tố đầu vào, ngay cả khi thị trường có biến động lớn về giá cả. Trong những tháng cao điểm vể tiêu thụ sản phẩm Công ty có các chủ trương dự trữ hàng, tăng ca sản xuất để đảm bảo được yếu tố cung cho khách hàng. Qua đó đảm bảo được các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đã đề ra.
- Công tác bảo quản cũng đã hoàn thành tốt. Đảm bảo lượng vật tư được bảo quản tốt không bị mất mát, hao hụt trong quá trình bảo quản. Có sự phối hợp giữa các đơn vị trong tổng Công ty để đảm bảo được sự hợp lý tiết kiệm chi phí thời gian, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Khi bị mất mát hao hụt Công ty cũng đã tiến hành làm rõ nguyên nhân để có những khắc phục để công tác bảo quản được hoàn thiện hơn.
- Có mức duy trì hợp lý để tránh được tình trạng thiếu hụt về nguyên vật liệu, cũng như biến động giá cả nguyên vật liệu trong khoảng thời gian.
- Tạo mối quan hệ với nhà cung cấp và ngân hàng để đảm bảo nguồn nguyên liệu và vốn khi Công ty có nhu cầu.
- Thực hiện tốt kế hoạch nhà nước để ra không ngừng nâng cao đời sống công nhân viên.
- Luôn năm chặt được tính hình cụ thể về tài sản của Công ty qua từng giai đoạn.
Tất cả những thành công trên tạo nên sự phát triển, uy tín của Công ty.
5.3. Hạn chế
Qua việc đánh giá và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty ở trên ta thấy Công ty đã có nhưng kết quả đáng kể, nhưng bên cạnh đó Công ty cũng không thể tránh khỏi những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng tài sản của Công ty.
• Tổng tài sản:
- Xét về các chỉ tiêu tổng tài sản ta thấy chỉ có hệ số sinh lời tổng tài sản là có sự tăng trưởng. Tuy nhiên xét về mặt hiệu quả tài chính thì giá trị đạt được là còn hơi thấp điều này do sự ảnh hưởng của việc sử dụng và quản lý tài sản cố định và tài sản lưu động tác động chung tới hiệu quả sử dụng tổng tài sản.
- Hệ số doanh lợi và hiệu suất sử dụng tổng tài sản biến đổi theo xu hướng giảm và đạt giá trị thấp chưa hiệu quả.
• Với tài sản cố định
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định có sư hướng giảm, còn hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty có xu hướng tăng nhưng xét về mặt giá trị thì ta thấy nó còn chưa tương xứng với những gì mà Công ty hiện có. Mặc dù trong thời gian vừa qua cũng đã có rất nhiều sự đầu tư nhưng trong Công ty vẫn còn nhiều máy móc thiết bị cũ, lạc hậu do vậy cần có sự đổi mới hơn nữa để nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty.
- Về cơ cấu thì tài sản cố định chỉ chiếm tỷ lệ vừa phải trong tổng giá trị tài sản, điều này do nhiều yếu tố và nó cũng đề đảm bảo cho quá trình sản xuất của Công ty.
- Công tác mua sắm và quản lý TSCĐ còn nhiều hạn chế. Số tiến chi cho công tác đối mới lớn nhưng tài sản được đầu tư mua về chưa hẳn là hiện đại nhất, nó cũng có nhiều điệu không phù hợp khi vận hành trong nước do vậy