BẢNG 2.4: CHI TIẾT CÁC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH ……………

Một phần của tài liệu Nâng cao hiều quả sử dụng tài sản của Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai.DOC (Trang 39 - 44)

kinh tế cao nhất. Để làm được điều này công tác quản lý sử dụng, lập kế hoạch phải được Công ty đặc biệt chú ý và coi trọng.

Các tài sản của Công ty cũng được mua xắm từ các nguồn vốn khác nhau. Chi tiết về tài sản cố định của Công ty.

Bảng 2.4: Chi tiết các tài sản cố định hữu hình

Đơn vị tính : Triệu đồng Nguyên giá Giá trị còn lại Nguyên giá Giá trị còn lại Nguyên giá Giá trị còn lại 1 Nhà xưởng, vật kiến trúc 15.857 6.354 26.119 15.047 28.029 16.256 2 Máy móc thiết bị 96.360 60.433 96.788 54.003 98.511 64.816 3 Phương tiện vận tải 24.452 15.147 14.907 6.433 16.958 7.515 4 Thiết bị quản lý 1.005 207 5.402 3.121 5.752 3.104 Tổng cộng 137.676 82.142 143.217 78.605 149.850 91.693 2006 2007 S T T Loại tài sản 2008

Nguồn: Trích Báo cáo tài chính năm 2006 đã được kiểm toán và báo cáo tài chính Quý III năm 2008 của Công ty

Ngày 30/10/2003, Bộ trưởng Bộ Xây dựng có Quyết định số 1434/QĐ- BXD chuyển Nhà máy Bê tông và Xây dựng Xuân Mai thuộc Tổng Công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam thành Công ty cổ phần Bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai. Công ty chính thức hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần kể từ ngày 01/01/2004.

Với bốn lần tăng vốn điều lệ. Vốn điều lệ năm 2003 sau khi cổ phần hóa: 18.000.000.000 đồng. Đến cuối năm 2005: Tăng vốn điều lệ lên 30.000.000.000 đồng. Năm 2006: Tăng vốn điều lệ lên 60.000.000.000 đồng. Và Quý I năm 2007: Tăng vốn điều lệ lên 100.000.000.000 đồng.

Do vậy nguồn vốn để đầu tư cho TSCĐ của Công ty cũng không gặp nhiều khó khăn do tăng vốn điều lệ đã được tiến hành nhiều lần. Đây cũng là điều kiện thuận lợi của Công ty trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay.

Để cho quá trình sản xuất kinh doanh thuận lợi thì Công ty cũng đầu tư nhiều loại TSCĐ khác nhau: Nhà cửa kiến trúc, nhà điều hành, văn phòng, nhà phục vụ công nhân viên... Các máy móc thiết bị thì công: Máy bắn bê tông, pa lăng, máy hán, máy cắt thép, máy phát điện. Phương tiện vận tải: có xe tải, xe kéo trọng tải lớn...vv cùng với nhiều thiết bị, dụng cụ khác.

Qua bảng số liệu ta thấy: TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng lớn trong TSCĐ của Công ty. Cụ thể qua các năm tỷ lệ này đều chiếm triên 70% trong khi đó TSCĐ vô hình chiếm tỷ lệ rất nhỏ chưa đến 1% trong tổng TSCĐ. Như chúng ta đã biết TSCĐ vô hình chủ yếu chính là giá trị thương hiệu của Công ty, trong bốn năm qua thì giá trị này cũng có biến đổi không đồng đều nhưng năm 2008 thì có sự tăng lên. Điều này khẳng định thương hiệu của Công ty đã được xây dựng đã có sự biết đến và có ảnh hưởng nhất định trong lĩnh vực xây dựng. Nhưng Công ty cần cố gắng hơn để tạo lập uy tín và thương hiệu mà Công ty đã đề ra.

Bảng 2.5: Cơ cấu tài sản cố định

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Sô tiền % Sô tiền % Sô tiền % Sô tiền %

TSCĐ hữu hình 55.506 88,03 82.142 86,49 77.673 71,19 81.693 73,46 TSCĐ thuê tài chính 0 0 0 0 0 0 0 0 TSCĐ vô hình 450 0,71 425 0,44 400 0,36 538 0,48 Chi phí xây dựng dở dang 7.104 11,26 12.395 13,07 31.031 28,45 28.965 26,06 TSCĐ 63.060 100 94.962 100 109.104 100 111.196 100

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2005 – 2008 Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai

Tài sản cố định hữu hình của Công ty qua các năm tăng giảm không đều năm 2006 tài sản có mức tăng và giá trị là lớn nhất là 82.142 triệu đồng chiếm 86,49% trong TSCĐ. Nhưng đến năm 2007 thì giá của tài sản cố định hữu hình lại giảm xuống đạt giá trị 77.673 triệu đồng, tiếp tực năm 2008 thì TSCĐ hữu hình lại tăng lên 81.693 triệu đồng. Sự biến động này là do trong năm 2007 Công ty đã thanh lý một số thiết bị không còn phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh, và đến năm 2008 để đáp ứng cho nhu cầu một số dự án lớn Công ty đã ký kết công ty đã mua săm thêm thiết bị cần thiết.

Qua bốn năm 2005 đến 2008 thì Công ty không phải đi thuê tài chính điều này cho thấy Công ty được trang bị đầy đủ về mặt máy móc để đáp ứng tốt nhất cho việc sản xuất kinh doanh. Mặc dù vậy các khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Công ty lại vẫn còn chiếm tỷ lệ cao và nó tăng dần qua các

năm. Cụ thể là năm 2005 chi phí này chỉ chiếm 11,26% trong TSCĐ nhưng năm 2006 tăng lên 13,07% và năm 2007, 2008 lần lượt là 28,45% và 26,06% một tỷ lệ khá cao. Điều này cho thấy Công ty còn nhiều công trình đang tiến hành xây dựng, thời gian xây dựng kéo dài. Với những công trình kéo dài Công ty không có chính sách quản lý TSCĐ phù hợp thì rất dễ dẫn đến tình trạng sử dụng không hiệu quả tài sản cố định và thất thoát tài sản.

3.2.1. Công tác quản lý tài sản cố định

TSCĐ của Công ty được quản lý chặt chẽ cả về giá trị và hiện vật, và do phòng kỹ thuật, đội thi công và phòng tài chính kế toán thực hiện.

Về mặt giá trị: Được quản lý bởi phòng tài chính kế toán của Công ty, phòng tài chính kế toán sẽ thể hiện giá trị qua các con số hàng tháng trích khấu hao tài sản theo luật định và cập nhật liên tục giá trị còn lại vào số sách của tài sản.

Về mặt hiện vật phòng kinh tế kỹ thuật sẽ có những sổ sách ghi chép về quá trình sử dụng, tình trạng hoạt động của máy móc. Kết hợp với kế hoạch công việc từ đó có phương án điều phối, điều độ các vật tư, thiết bị hợp lý nhất. Công tác theo dõi nắm vững nắng lực máy móc, phương tiện thi công, kết hợp giữa các công trình đề có thể kịp thời báo cáo lên cấp trên khi cần sửa chữa, nâng cấp, cải tiến, thay thế các bộ phận chi tiết... máy móc để thiết bị được kịp thời và kinh tế nhất.

Đội công nhân vận hành máy, thi công là người trực tiếp tiếp xúc với công việc họ hiểu rõ về thiết bị, cùng kết hợp với tổ trưởng đốc công báo cáo các sự cố, thiếu hụt khi thi công để cho công tác điều độ sản xuất được nhanh chóng kịp thời nhất.

Như vậy, thông qua việc quản lý của phòng kinh tế kỹ thuật và tài chính kế toán, mọi TSCĐ sẽ được quản lý chặt chẽ cả về mặt số lượng và giá

trị luôn đảm bảo cho yêu cầu sản xuất và thi công trong toàn công ty được thông xuốt và liên tục.

3.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định

TSCĐ là một bộ phận quan trọng của doanh nghiệp nó phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ của Công ty. Nó là nhân tố ảnh hưởng tới sản phẩm làm ra, quyết định thời gian và giá thành sản phẩm. Nếu TSCĐ của Công ty được đảm bảo được sự hiện đại về công nghệ, đầy đủ cho sản xuất đây là một ưu thế nó làm tăng năng xuất lao động giảm giá thành sản phẩm, qua đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp, tạo ra nhiều lợi nhuận, làm cho Công ty không ngừng phát triển. Do vậy việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố đinh là rất quan trọng đối với Công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiều quả sử dụng tài sản của Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai.DOC (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w