BẢNG 2.9: CHI TIÊU KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiều quả sử dụng tài sản của Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai.DOC (Trang 50 - 57)

2006/2007 2007/2008 Năm 2008 Năm 2007

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006 – 2008 công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai

Tổng số ngày trong kỳ = 360 ngày

Kỳ thu tiền bình quân: cho biết số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu, chỉ tiêu này được tính bằng.

Qua bảng số liệu ta thấy kỳ thu tiền bình quân có sự tăng giảm xen lẫn nhau từ năm 2006 đến năm 2008.

Cụ thể, năm 2006 cần 66,711 ngày để thu các khoản phải thu. Sang đến năm 2007 thì chỉ cần có 65,08 ngày đã giảm đi 1,631 ngày so với năm 2006 tương đương với mức giảm số tương đối là 2,45%. Mặc dù kỳ thu tiền bình quân có giảm nhưng số giảm là còn quá ít. Năm 2008 thì kỳ thu tiền bình quân đạt 78,663 ngày tăng lên so với năm 2007 là 13,584 ngày tương đương với tốc độ tăng là 20,87%. Nguyên nhân việc tăng giảm không đều này là do vòng quay phải thu cũng có sự biến đổi không đều trong ba năm. Trong năm 2007 thì vòng quay có sự tăng lên từ 5,396 của năm 2006, 5,532 của năm 2007. Nhưng đến năm 2008 thì giảm xuống đạt 4,576 giảm so với năm 2007 là 17,27%, sự thay đổi không đều này có tác động tới kỳ thu tiền bình quân. Mà như chúng ta đã biết kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì càng có lợi cho doanh nghiệp, kỳ thu tiền bình quân nhỏ nó phán ánh tính thanh khoản tốt tài sản lưu động. Do vậy để giảm được số ngày thu tiền bình quân trong năm tới Công ty cần có biện pháp nâng cao doanh thu bán hàng và bình ổn các khoản phải thu.

BẢNG 2.10: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sủ dụng tài sản lưu động Đơn vị tính: Triệu đồng Số tiền % Số tiền % 1 DTT 329.202 394.729 432.828 65.527 119.9% 38.099 109.7% 2 LN sau thuế 7.228 18.024 30.407 10.796 249.4% 12.383 168.7% 3 TSLĐ bình quân 186.728 282.602 419.303 95.874 151.3% 136.701 148.4% 4 Hiệu suất sử dụng TSLĐ(1)/(3) 1.763 1.397 1.032 -0.366 79.2% -0.365 73.9% 5 Mức đảm nhiệm TSLĐ(3)/(1) 0.567 0.716 0.969 0.149 126.2% 0.253 135.3% 6 Hiệu quả sử dụng TSLĐ(2)/(3) 0.039 0.064 0.073 0.025 164.8% 0.009 113.7% S T T CHỈ TIÊU Chênh lệch Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động (vòng quay TSLĐ) chỉ tiêu này cho biết khi bỏ ra một đồng TSLĐ vào tham gia kinh doanh thì nó tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Qua bảng số liệu ta thấy hiệu suất sử dụng TSLĐ của Công ty có chiều hướng giảm. Năm 2006 cứ một đồng TSLĐ thì tạo ra được 1,763 đồng doanh thu, thì đến năm 2007 thì số doanh thu được tạo ra chỉ còn đạt 1,397 đồng giảm 0,366 đồng tương đương với tốc độ giảm là 20,8%. Đến năm 2008 thỉ hiệu suất tiếp tục giảm từ 1,397 đồng xuống còn 1,032 đồng doanh thu trên một đồng TSLĐ bỏ ra tương ứng với mức giảm là 26,1%. Tốc độ suy giảm ngày càng tăng điều này cho thấy trong hoạt động kinh doanh công ty có gặp nhiều khó khăn. Tốc độ tăng về doanh thu chậm hơn tốc độ gia tăng của TSLĐ, theo ban, điều này làm cho chỉ tiêu này giảm đi. Trong năm 2007 và năm 2008 công ty cũng tiến hành triển khai xây dựng dự án lớn và

các dự án này đang ở trong giai đoạn thi công, và đang hoàn thành nên TSLĐ cần cho sản xuất lớn và doanh thu chưa thể thu về được điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất của TSLĐ, nó có thể được cải thiện trong nhưng năm tới.

Mức đảm nhiệm tài sản lưu động: Chỉ tiêu này cho biết để đạt được mỗi đơn vị doanh thu thuần công ty cần sử dụng bao nhiêu đơn vị tài sản lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng có lợi cho Công ty. Trong năm 2006 để đạt được một đồng doanh thu thì cần tới 0,567 đồng TSLĐ. Sang năm 2007 thì để làm một đồng doanh thu cần 0,761 đồng TSLĐ tăng lên 0,149 đồng so với năm 2006 tương đương với tốc độ tăng là 26,2%. Đến năm 2008 thì chỉ số này tiếp tục tăng lên đạt 0,969 đồng tài sản lưu động tăng so với năm 2007 là 0,253 đồng tương đương với mức tăng là 35,3%. Ta thấy chỉ số trên của Công ty tăng dần qua các năm, điều này cho thấy chi phí tài sản lưu động trong một đơn vị doanh thu là cao, đặc biệt là năm 2008 khi chỉ số này đặt 0,969 đồng. Một con số khá cao, điều này chứng tỏ công tác quản lý tài sản lưu động của ty trong nhưng năm nhưng năm gần đây có dấu hiệu đi xuống. Vấn đề đặt ra cho Công ty cần xem xét lại các khâu trong công tác quản lý từ đó có thể biết chính xác khâu nào còn yếu kém để có điều chỉnh kịp thời. Nó đặc biệt quan trọng khi mà việc quản lý ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của Công ty.

Hiệu quả sử dụng TSLĐ trong kỳ phản ánh mỗi đơn vị TSLĐ đem lại bao nhiêu lợi nhuận sau thuế, chỉ tiều này càng cao càng tốt đối với Công ty. Nhìn chung thì hiệu quả trên của Công ty qua các năm đều tăng trưởng hơn so với năm trước. Cụ thể trong năm 2006 một đơn vị TSLĐ tạo ra là 0,039 đồng đơn vị lợi nhuận sau thuế, Nhưng đến năm 2007 một đơn vị TSLĐ tạo ra được 0,064 đồng lợi nhuận sau thuế tăng 64,8% so với năm 2006, sang năm 2008 thì tiếp tục tăng lên là 0,073 tăng so với năm 2007 là 0,009 đồng tương đương với tốc độ tăng 13,7%. Chỉ tiêu tăng đều qua các năm nhưng chỉ tiêu

này của Công ty còn thấp, Công ty cần cải thiện trong nhưng năm tới. Để làm được điều này Công ty cần quan tâm hơn tới công tác quản lý, sử dụng tài sản lưu động trong nhưng năm tới để đạt được hiệu quả trong những năm tới.

Qua các chỉ tiêu tài chính trên ta thấy việc quản lý sử dụng tài sản lưu động của Công ty là khá tốt có chỉ tiêu tăng, có chỉ tiêu giảm nhưng các chỉ tiêu cơ bản đều tăng và duy trì ở mức cho phép. Nhưng về mặt giá trị thì các chỉ này còn hơi thấp, và chưa được hiệu quả về mặt tài chính. Do đó Công ty cần tìm ra những nguyên nhân và đưa ra nhưng giải pháp kịp thời để cải thiện được hiệu quả sử dụng trong nhưng năm tới.

4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty

Trên thực tế bất kỳ một vấn đề nào cũng chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố mỗi một yếu tố có những tác động khác nhau. Và hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cũng thế. Yếu tố quản lý tài sản có thể chịu nhiều yếu tố như con người, kế hoạch và chính sách sử dụng, tài chính...vv. Ta có thể xét một số tác động chính tới hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty như sau:

4.1. Nhân tố con người

Con người là một yếu tố quan trọng trong một tổ chức, đặc biệt trong quá trình sản xuất kinh doanh con người luôn là một nhân tố quan trọng không thể thiếu được. Con người sẽ định hướng, lên kế hoạch, sẽ thực hiện các kế hoạch từ đó xây dựng và phát triển tổ chức doanh nghiệp của mình. Đối với công tác quản lý tài sản của Công ty con người cũng có vai trò rất quan trọng, từ việc lên kế hoạch mua sắm, quản lý, đào tạo tay nghề, lập kế hoạch phân phối sử dụng thì con người luôn đóng vai trò chủ đạo và ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty. Do vậy việc thường xuyên nâng cao kiến thức quản lý, trình độ tay nghề cho người quản lý, lao động là quan trọng và cần phải được tiến hành thường xuyên. Ngược

lại nếu không đảm bảo duy trì được một đội ngũ cán bộ quả lý, sử dụng tốt thì hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty sẽ không hiệu quả và đạt lợi ích kinh tế tốt nhất.

4.2. Kế hoạch kinh doanh của công ty

Đây là một nhân tố tác động tới hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty. Đặc biệt trong nhưng năm sắp tới với những mục tiêu phát triển của Công ty trong những năm tới. Việc đề ra được một kế hoạch kinh doanh phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn, cân đối được các dự án Công ty đang triển khai, tiết kiệm được chi phí. Quản lý tốt hơn công tác khấu hao các tài sản cố định của Công ty trong từng giai đoạn, phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty.

4.3. Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Tài chính quyết định tới việc trang bị tài sản cho doanh nghiệp. Nếu có được tiềm lực tài chính tốt Công ty đầu tư cho mình những máy móc hiện đại và nâng cao được khả năng trúng các gói thầu lớn. Công ty cũng đã tiến hành cổ phần được khá lâu nên có lượng vốn cổ phần tương đối lớn. Đây cũng là một lợi thế giúp Công ty có thể chủ động trong việc đầu tư mua xắm tài sản để phục vụ sản xuất kinh doanh.

4.4. Các nhân tố kết quả hoạt động kinh doanh( doanh thu, lợi nhuận )

Có thể nói kết quả hoạt động kinh doanh chính là nhân tốt phản ánh rõ nhất hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty. Ở trên ta cũng đã phân tích chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận để thấy được tác động của hai yếu tố này với việc quản lý tài sản của Công ty. Công tác sử dụng tài sản ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của Công ty thông qua số lượng sản phẩm được sản xuất ra, chất lượng, giá cả các sản phẩm dịch vụ. Do vậy thì Công ty không

chỉ coi trọng công tác quản lý mà còn phải đảm bảo sao cho không ảnh hưởng tới chi phí trong Công ty.

Ngoài ra cũng còn nhiều nhân tố tác động tới công tác quản lý của Công ty như là trình độ trang bị sản xuất, yếu tố thông tin…vv cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.

5. Đánh giá chung về tình hình sử dụng tài sản của Công ty 5.1. Đánh giá chung

Là một đơn vị thành viên của tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam. Trong những năm qua Công ty đã được sự quan tâm của Bộ xây dựng và sự chỉ đạo sâu sát Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai đã vươn lên trong lĩnh vực xây dựng, Công ty đã tạo lập cho mình một uy tín và đã có trên 20 năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng trên 2 lĩnh vực chính là sản xuất vật liệu xây dựng và thi công xây lắp. Với hơn 2000 cán bộ công nhân viên, Công ty đã và đang tham gia thi công xây lắp các công trình dân dụng công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, giao thông…trọng điểm trong phạm vi toàn quốc. Công ty đã đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất và được nhà nước khen thưởng và các giải thưởng khoa học công nghệ.

Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của Công ty Đơn vị: Triệu đồng 2006/2005 % 2007/2006 % 2008/2007 % Giá trị sản lượng 254.231 365.245 435.697 499.657 111.014 143.7% 70.452 119.3% 63.960 114.7% Doanh thu 241.431 329.202 394.729 432.828 87.771 136.4% 65.527 119.9% 38.099 109.7% Tổng chi phí 32.372 36.931 46.521 73.691 4.559 114.1% 9.590 126.0% 27.170 158.4% LN sau thuế 3.318 7.228 18.024 30.407 3.910 217.8% 10.796 249.4% 12.383 168.7% Thuế thu nhập phải nộp 1.269 1.576 2.842 11.825 0.307 124.2% 1.266 180.3% 8.983 416.1% TS bình quân 218.339 276.828 408.364 566.464 58.489 126.8% 131.536 147.5% 158.100 138.7% TS ngắn hạn 165.526 209.431 357.211 481.397 43.905 126.5% 147.780 170.6% 124.186 134.8% TS dài hạn 71.061 109.237 140.865 162.454 38.176 153.7% 31.628 129.0% 21.589 115.3% TNBQ/ đầu người 1,605 1,822 1,872 1,905 0,217 113,5% 0,050 102,7% 0.033 101,8% chênh lệc CHỈ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao hiều quả sử dụng tài sản của Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai.DOC (Trang 50 - 57)