BẢNG 2.6: CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiều quả sử dụng tài sản của Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai.DOC (Trang 44 - 50)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1 TSCĐ bình quân 56.804 79.011 102.033 110.151 22.21 1.391 23.022 1.291 8.118 1.08 2 DTT 241.431 329.202 394.729 432.828 87.77 1.364 65.527 1.199 38.099 1.097 3 LN sau thuế 3.318 7.228 18.024 30.407 3.91 2.178 10.796 2.494 12.383 1.687 4 Hiệu suất sử dụng TSCĐ(2)/ (1) 4.25025 4.16653 3.86864 3.92941 -0.08 0.98 -0.298 0.929 0.0608 1.016 5 Hàm lượng TSCĐ(1)/ (2) 0.23528 0.24001 0.25849 0.25449 0.005 1.02 0.0185 1.077 -0.004 0.985 6 Hiệu quả sử dụng của TSCĐ(3)/ (1) 0.05841 0.09148 0.17665 0.27605 0.033 1.566 0.0852 1.931 0.0994 1.563 S T T 2005 2006 2007 chênh lệch 2005/2006 2005/2006 2006/2007 2007/2008 2008

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2005 – 2008

(TSCĐ bình quân là bình quân của nguyên giá TSCĐ có ở đầu kỳ và cuối kỳ với khấu hao luỹ kế cuối kỳ trước chuyển sang)

Hiệu suất sử dụng TSCĐ(sức sản xuất của tài sản cố định): có sự biến thiên không đồng đều qua các năm. Ta thấy, năm 2005 thì hiệu suất sử dụng TSCĐ là 4,25025 có nghĩa là một động TSCĐ thì tạo ra 4,25025 đồng doanh thu thuần. Nhưng đến năm 2006 thì hệ số này giảm 0,08 đồng đạt 4,16653 đồng, tương ứng mức độ giảm là 12%. Tiếp tục đến 2007 hiệu suất này cũng giảm nó chỉ đạt 3,8684 đồng doanh thu trên một đồng TSCĐ bỏ ra, giảm so với năm 2006 là 0,298 đồng tương ứng với mức giảm là 7,1%. Nhưng đến

năm 2008 thì hiệu suất này lại tăng lên 16% đạt 3,92941 đồng doanh thu trên một đồng TSCĐ bỏ ra.

Tóm lại, trong bốn năm vừa qua thì hiệu suất sử dụng TSCĐ của năm 2005 đạt giá trị lớn nhất nhưng nhìn một các tổng thể thì hệ số vẫn còn thấp các năm đều duy trì dưới con số 5 và cụ thể năm 2005 đạt giá trị cao nhất chỉ đạt 4,25025 đồng. Điều này cũng phản ánh đúng sự biến động của TSCĐ trong bốn năm vừa qua năm 2005 và năm 2006 Công ty đã khai thác sử dụng được hết các công suất của TSCĐ nên hiệu suất đạt được là mức cao nhất. Năm 2007 và năm 2008 thì Công ty có tiến hành thanh lý và và mua sắm TSCĐ nên hiệu quả sử dụng tài sản cố đinh không cao và có thể phát huy trong những năm tới.

Hàm lượng tài sản cố định: cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đơn vị TSCĐ. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao. Qua bảng số liệu ta thấy hệ số này là khá cao điều này cho thấy công tác quản lý TSCĐ của Công ty chưa đạt được sự tối ưu. Qua các năm thì để tạo ra một đồng doanh thu thì phải cần tới 0,23 đến 0,2258 đơn vị tài sản. Ta có thể hiểu có điều này là do năm tài sản sử dụng lâu nên hàm lượng tài sản cố định chiếm tỷ lệ lớn để tạo nên doanh thu. Trong năm 2008 với một số đầu tư cho tài sản và hứa hẹn mang lại hiệu quả trong những năm sắp tới.

Hiệu quả sử dụng TSCĐ( Sức sinh lợi của TSCĐ ): cho biết với mỗi đơn vị TSCĐ khi đưa vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.

Qua bảng số liệu ta thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ qua các năm đều tăng. Cụ thể như năm 2006 tăng so với năm 2005 là 0,033 đồng và đạt giá trị là 0,09148 đồng lợi nhuận sau thuế trên một đồng TSCĐ bỏ ra. Năm 2007 thì hiệu suất này đạt 0,17665 đồng lợi nhuận sau thuế trên một đồng tài sản bỏ ra

tăng 0.0852 đồng so với năm 2006 tương đương mức tăng tương đối là 93,1%. Tiếp năm 2008 thì hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty tiếp tục tăng đạt giá trị tuyệt đối là 0,27605 đồng lợi nhuận sau thếu trên một đồng tài sản, tăng hơn so với năm 2007 là 0,0994 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 56,3%. Có thể nói Công ty đã có những chiến lược sử dụng tài sản cố định hợp lý. Cho dù hiệu suất sử dụng tài sản cố định có sự suy giảm, nhưng nó không có ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng TSCĐ. Hiệu suất này vẫn tăng đều qua các năm cùng với sự tăng trưởng về mặt giá trị của tài sản cố định. Ta có thể khẳng định được công tác sử dụng tài sản cố định của Công ty là vẫn tốt, kết hợp với việc giảm các chi phí không cần thiết ở các khâu, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, cộng với sự thanh lý và mua sắm các thiết bị mới cho Công ty đã làm phù hợp hơn với sản xuất mới. Và nó giúp Công ty hoạt động tốt hơn trong những năm tới.

Tóm lại, qua việc phân tích các chỉ tiêu trên ta có thể thấy được công tác quản lý tài sản cố định của Công ty là có hiệu quả. Các chỉ tiêu vẫn duy trì ở mức cho phép, đặc biệt khi Công ty hoạt động trong một ngành có nhiều đặc thù. Công ty đã biết tận dụng lượng máy móc, thiết bị tạo ra những lợi thế xây dựng cho mình một uy tín nhất định trong ngành, cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng. Để Công ty duy trì và phát triển hơn nữa thì Công ty vẫn cần chú trọng công tác quản lý tài sản, luôn luôn đổi mới công tác quản lý sao cho hiệu quả sử dụng đạt được là kinh tế nhất. Chú trọng công tác đào tạo cán bộ quản lý cán bộ quản lý và vận hành máy móc, nâng cao khả năng sáng tạo trong công việc. Do vậy vấn đề đạt ra với ban lãnh đạo và quản lý luôn đảm bảo sự phối hợp nhịp nhành giữa các yếu tố với nhau để hiệu quả đạt được là tốt nhất.

3.3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản lưu động tại công ty 3.3.1. Công tác quản lý tài sản cố định

Trong cơ cấu tài sản của công ty thì tài sản lưu động luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng tài sản. Trong năm 2005 tài sản lưu động chiếm 69,9% và trong năm tiếp theo là 65,5% , năm 2007 là 71,7% và năm 2008 là 74,7%. Nó có ảnh hưởng trực tiếp tới việc hoàn thành nhiệm vụ của công ty.

Như đã nêu ở trên tài sản lưu động là nhưng tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh, thưởng thể hiện ở các bộ phận như: Tiền mặt, phải thu khách hành, hàng tồn kho, và các chứng khoán thanh khoản cao. Đối vơi Công ty việc quản lý các loại tài sản cố định này rất quan trọng. Vì ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất, mục tiêu của Công ty.

Bảng 2.7: Cơ cấu tài sản lưu động

Đơn vị tính: Triệu đồng

số tiền % số tiền % số tiền % số tiền % Tiền 3.501 2.12% 2.908 1.40% 43.601 12.21% 11.041 2.29% Các khoản phải thu 63.469 38.34% 58.539 28.14% 84.177 23.56% 104.977 21.81% Hàng tồn kho 91.701 55.40% 129.54 62.28% 184.5 51.65% 341.032 70.84% TSLĐ khác 6.853 4.14% 17.008 8.18% 44.938 12.58% 24.345 5.06% Tổng TSLĐ 165.524 100% 207.993 100% 357.212 100% 481.395 100% Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai

TSLĐ của Công ty bao gồm: Tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, TSLĐ khác. Trong đó thì các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị TSLĐ. Qua bảng số liệu ta thấy các khoản phải thu của

Công ty qua các năm được hạn chế dần và nó chiếm càng ít trong tổng TSLĐ, cụ thể như năm 2005 thì nó chiếm tới 38,34% thì đến năm 2006 chỉ còn chiếm 28,14% và hai năm 2007, 2008 chỉ cón chiếm 23,56%, 21,81%, Công ty đã nhận thấy việc để cho các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSLĐ là không tốt cho Công ty. Công ty đã có chính sách để hạn chế lượng tiền bị chiếm dụng này và làm cho lượng tiền này được giảm qua các năm, tận dụng số tiền thu được đưa vào quá trình luân chuyển trong quá trình kinh doanh.

Lượng hàng tồn kho của Công ty tăng giảm không đều. Năm 2006 tăng nhưng đến năm 2007 thì lại giảm và chiếm tỷ trọng cao nhất vào năm 2008 là 70,84% trong tổng TSLĐ. Lượng hàng tồn kho này cũng có thể cho doanh nghiệp, việc dự trữ giúp cho doanh nghiệp trước những biến động thất thường của giá cả nguyên vật liệu, nhưng việc dự trữ cũng làm cho doanh nghiệp mất một khoản chi phí về lưu kho và bảo quản. Do vậy doanh nghiệp cần phải tìm được những nhà cung cấp cho Công ty về nguồn cung giá cả ổn đinh, hạn chế được lượng hàng tồn kho trong TSLĐ giảm được chi phí. Nhưng nhìn chung về tổng TSLĐ qua các năm đều tăng đều qua các năm. Nó cũng phản ánh đúng về tình hình Công ty trong nhưng năm vừa qua với nhu cầu về lượng vốn cho sản xuất.

3.3.2. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động

Do TSLĐ chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng tài sản của Công ty cho nên Công ty cần hết sức chú trọng công tác đánh giá hiệu quả của công tác quản lý qua từng năm. Để tài sản lưu động phát huy tốt nhất trong quá trình kinh doanh của Công ty thì Công ty cần có chính sách đúng đắn để duy trì tỷ lệ giữa các bộ phận cấu thành lên TSLĐ.

Để xem xét hiệu quả sủ dụng tài sản lưu động ta sẽ phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của Công ty.

Bảng 2.8: Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho

Đơn vị tính: Triệu đồng

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Giá vốn hàng bán 206.971 285.457 329.096 432.828 78.486 137.92% 43.639 115.29% 103.732 131.52% Tồn kho bình quân 79.123 110.619 156.382 262.764 31.496 139.81% 45.763 141.37% 106.382 168.03% Vòng quay hàng tồn kho(1)/(2) 2.62 2.58 2.10 1.65 -0.0353 98.65% -0.4761 81.55% -0.45722 78.27% Năm 2006 Năm 2005 Chỉ tiêu Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 2008/2007 Năm 2008 Năm 2007

Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty

( Vòng quay hàng tồn kho= Giá vốn hàng bánh/ Tồn kho bình quân)

Qua bảng số liệu ta thấy vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp có xu hướng giảm dần. Cụ thể trong năm 2005 số vòng quay hàng tồn kho luân chuyển được 2,62 vòng. Năm 2006 thì luân chuyên được 2,58 vòng giảm xấp xỉ 0,04 vòng so với năm 2005 giảm tương đương với 1,35%. Đến năm 2007 thì số vòng quay đạt được là 2,1 vòng giảm so với năm 2007 là 0,48 vòng tương ứng mức giảm là 18,45% về số tương đối, trong năm 2008 thì vòng quay giảm 0,45 vòng đạt 1,65 vòng tương ứng mức giảm về số tương đối là 21,73%. Nguyên nhân của việc giảm số vòng quay hàng tồn kho này là do tốc độ tăng giá vốn hàng bán nhanh hơn tốc độ tăng tồn kho bình quân. Và giá trị vòng quay của công ty chỉ đạt 1,65 đến 2,62 vòng cũng là do đặc điểm kinh doanh của Công ty. Các khoản chi phí vốn, hàng tồn kho có giá trị lớn. Khi các sản phẩm được hoàn thành thì được bàn giao lại cho chủ đầu tư, không phải mất chi phí cho việc marketing, chi phí quản lý. Tuy cũng có một số sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phẩm Công ty cần quảng cáo đưa thông tin tới khách hàng nhưng sản phẩm này chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể. Do đó hàng tồn kho thường được bán hoặc nếu có các công trình đang thì công hoặc mới ký kết thì sẽ được chuyển qua để tiếp tục sử dụng. Chỉ tiêu này còn cho thầy các hoạt động của Công ty là khá ổn định, khoảng thởi gian công tiến hành công tác dự trữ hay thanh lý đều đặn và không có nhiều thay đổi.

Bảng 2.9: Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân

Đơn vị tính: triệu đồng

số tiền % số tiền % 1 DT bán hàng 329.202 394.729 432.828 65.527 119.9% 38.099 109.65% 2 Phải thu bình quân 61.004 71.358 94.577 10.354 117.0% 23.219 132.5% 3 Vòng quay khoản phải thu(1)/(2) 5.40 5.53 4.58 0.14 102.5% -0.96 82.7% 4 Kỳ thu tiền bình quân(360)/(3) 66.71 65.08 78.66 -1.63 97.6% 13.58 120.9% Năm 2006 Chỉ tiêu ST T

Một phần của tài liệu Nâng cao hiều quả sử dụng tài sản của Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai.DOC (Trang 44 - 50)