Mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 134 TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO (2007 -2008).DOC (Trang 86 - 87)

Công trình nước sinh hoạt tập trung

Trong các mục tiêu hỗ trợ, nước sinh hoạt tập trung là mục tiêu chiếm lượng vốn lớn nhất, trên 40% tổng nhu cầu kinh phí thực hiện, do đó quản lý và sử dụng hiệu quả đồng vốn đối với các công trình này là rất quan trọng.

Theo quy định tại Quyết định 134 và các văn bản hướng dẫn, ngân sách trung ương hỗ trợ cho các công trình nước tập trung cho làng, bản có tỷ lệ đồng bào dân tộc từ 25% dân số trở lên và không quy định rõ suất đầu tư, mức vốn và bình quân số người được hưởng. Do đó các địa phương khi xây dựng để án đã xác định nhu cầu kinh phí cho công trình nước sinh hoạt tập trung là quá cao. Để cải thiện tình trạng này, trong thời gian tới, các cơ quan trung ương cần lập đoàn kiểm tra liên ngành để

kiểm tra, rà soát lại nhu cầu thực tế của các địa phương đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn rõ ràng cụ thể hơn.

Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu quả đầu tư, Ủy ban Dân tộc cũng nên đề xuất ban hành các chính sách hướng dẫn cụ thể để thực hiện nội dung này theo hướng chỉ tập trung đầu tư cho các vùng thật sự khó khăn và đối tượng đầu tư là các công trình quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp nhằm đáp ứng được nhiều đối tượng hưởng lợi. Đồng thời các các địa phương cũng nên chủ động lồng ghép hỗ trợ mục tiêu này với các chương trình khác trên địa bàn như Chương trình nước sạch và Vệ sinh môi trương, Chương trình 135…

Công trình nước sinh hoạt phân tán

Các công trình nước phân tán mặc dù số vốn đầu tư thấp hơn nhiều so với công trình nước tập trung, tuy nhiên chỉ phục vụ được cho riêng lẻ một hộ đồng bào. Do đó, trong quá trình bình xét để xác định đối tượng được hỗ trợ cần hết sức chú ý để đảm bảo đúng đối tượng, công bằng giữa các hộ, đồng thời nâng cao hiệu quả đồng vốn đầu tư. Những hộ thực sự thiếu và gặp nhiều khó khăn sẽ được ưu tiên hỗ trợ trước.

Một vấn đề nữa của mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán đó là chất lượng các vật dụng như lu, téc …mà đồng bào nhận được. Do người dân không trực tiếp đứng ra mua lu, téc mà việc này được thực hiện thông qua chính quyền xã, vì thế khâu chọn lựa ban đầu, cũng như đảm bảo chất lương, bảo dưỡng, bảo trì sẽ có nhiều thiếu xót. Để khắc phục, trong thời gian tới chính quyền địa phương cần có những ràng buộc hơn nữa trong hợp đồng đối với các nhà cung ứng để đảm bảo quyền lợi cho nhân dân. Tránh tình trạng mới dùng đã hỏng và khi hỏng không có ai đứng ra chịu trách nhiệm.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 134 TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO (2007 -2008).DOC (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w