Giải pháp đối với các Bộ, ngành Trung ương và Chính phủ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 134 TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO (2007 -2008).DOC (Trang 74 - 77)

Các bộ ngành Trung ương cần sớm bổ sung một số cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp vói điều kiện miền núi như:

Chính sách ưu đãi cho các cán bộ tăng cường về cơ sở ở những vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc ít người. Một trong những trở ngại trong quá trình thực hiện

Chương trình 134 đó là hạn chế năng lực cán bộ, đặc biệt là cán bộ tại các địa phương. Để khắc phục tình trạng này, một trong những giải pháp đó là tăng cường cán bộ có năng lực về hỗ trợ cho các cơ sở vùng sâu, vùng xa triển khai chương trình đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ ở địa phương. Các cán bộ tăng cường này cần được hỗ trợ xứng đáng như phụ cấp hay những tiêu chuẩn đãi ngộ tốt hơn khi họ làm việc ở vùng sâu, vùng xa.

Chính sách thay thế chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thuộc đối tượng 134 đối với các địa phương không còn quỹ đất sản xuất nông, lâm nghiệp. Các Bộ ngành Trung ương cần rà soát lại các chính sách hướng dẫn Quyết định 134 để đảm bảo phù hợp với giai đoạn tiếp theo của chương trình. Đồng thời cần xây dựng các văn bản hướng dẫn phù hợp, đặc biệt về giải pháp hỗ trợ thay thế đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộc bởi đây là hai vấn đề mà các địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Cụ thể:

• Chính phủ cần cho phép mở rộng phạm vi áp dụng Quyết định 231/2005/QD-TTg ngày 22/9/2005 đối với các tỉnh Tây Nguyên được thực hiện trên địa bàn cả nước. Quyết định 231 của Thủ tướng Chính phủ quy định 4 chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số vào làm việc. Qua thời gian thực hiện ở 5 tỉnh Tây Nguyên đã nhanh chóng được các doanh nghiệp đóng nhận và thu hút được nhiều lao động vào làm việc, tháo gỡ được nhiều khó khăn cho các địa phương do không còn quỹ đất để giao cho đồng bào. Mặt khác, cuộc sống của các hộ có lao động làm việc tại các doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể, nhất là lao động vào làm việc tại các công ty cao su nhờ thu nhập cao. Các công ty cao su, cà phê hoan nghênh chủ trương trên vì vườn cây tiếp tục được quản lý và phát huy hiệu quả kinh tế.

• Khuyến khích các doanh nghiệp cao su, cà phê, lâm nghiệp thực hiện việc giao khoán vườn cây cho lao động là đồng bào dân tộc thiểu số quản lý để tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho các hộ đồng bào, trong dó ưu tiên các đôi tượng thuộc Quyết định 134 . Mở rộng thí điểm giao rừng, khoán bảo

vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên theo Quyết định 304/2005/QD-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện trong cả nước. Mức khoán bảo vệ rừng đã được nâng lên từ 50.000 đồng/ha lên 100.000 đồng/ha.

• Đề nghị Chính phủ xem xét cho phép một số địa phương không còn quỹ đất sản xuất được tạm ứng vốn để đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ thật sự cấp bách phục vụ đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa (giống như các tỉnh Tây Nguyên thực hiện theo Quyết định 1143/QD-TTg ngày 31/8/2006). Đây là một biện pháp quan trọng để hỗ trợ cho đồng bào tăng vụ, tăng năng suất cây trồng trên diện tích đã có mà không phải nhận thêm phần đất bị thiếu, đây là một giải pháp quan trọng đối với các địa phương không còn quỹ đất hiện nay.

- Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chú trọng phát triển chăn nuôi và sản xuất cây có giá trị hàng hóa gằn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo không có hoặc thiếu đất sản xuất tự nguyện không nhận thêm đất sản xuất mà chuyển sang sản xuất chăn nuôi hoặc chuyển sang thâm canh sản xuất cây có giá trị hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo các đề án sản xuất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được nhận tiền hỗ trợ khai hoang bình quân 5 triệu đồng/ha phần đất thiếu so với mức giao đất tối thiểu quy định tại Quyết định 134 để hỗ trợ con giống hoặc cây giống, phân bón, vật tư nông nghiệp, chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và vẫn được hưởng các hỗ trợ khác trừ đất sản xuất theo Quyết định 134

- Hỗ trợ cho các lao động là đồng bào dân tộc thiểu số để tham gia thị trường xuất khẩu lao động. Để tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho áp dụng: các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo không có hoặc thiếu đất sản xuất, có lao động đủ sức khỏe và trình độ, tự nguyện tham gia xuất khẩu lao động. Để thực hiện được điều này phần vốn thay vì hỗ trợ đất sản xuất sẽ được sử dụng để đào tạo cho người lao động nhằm

đáp ứng đủ điều kiện xuất khẩu lao động. Chính quyền địa phương sẽ đứng ra tổ chức cho người lao động đăng ký và phối hợp với Sở Lao động, thương binh và xã hội để tổ chức các lớp học cho người lao động.

- Các chính sách hỗ trợ để khuyến khích các hộ thiếu đất sản xuất không nhận đất mà chuyển sang làm nghề khác phi nông nghiệp. Theo đó Nhà nước sẽ hỗ trợ đào tạo nghề cho các lao động là đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển các khu đô thị trong nông thôn, đào tạo nghề gắn với tạo điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số. Việc đào tạo nghề này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng:sẽ đào tạo ngành gì? đào tạo trong thời gian bao lâu? Hình thức tổ chức?... Các ngành nghề đào tạo phải phù hợp với đặc thù của địa phương ( nên hướng tới các ngành nghề truyền thống sẵn có ở địa phương mà trong tương lai có tiềm năng phát triển ) đồng thời phù hợp với nhu cầu thị trường, tránh tình trạng sau khi đào tạo người dân vẫn không có việc làm gây lãng phí, giảm hiệu quả đầu tư.

- Biểu dương, khen thưởng đối với các địa phương thực hiện tốt các mục tiêu của chương trình, đặc biệt các địa phương có cách làm linh hoạt, sáng tạo. Trong quá trình thực hiện một số địa phương đã thực hiện rất tốt từ khâu tuyên truyền vận động làm bà con hiểu rõ những mục tiêu và lợi ích của chương trình đến huy động tốt các nguồn lực địa phương để hoàn thành các mục tiêu theo kế hoạch, và báo cáo kịp thời, đúng thời hạn lên các cơ quan trung ương. Các địa phương này cần được biểu dương, khen thưởng để khuyến khích làm tốt hơn nữa và là tấm gương cho địa phương khác noi theo. Bên cạnh đó các cách làm năng động, sáng tạo như liên kết với các doanh nghiệp trong địa bàn để giải quyết việc làm cho đồng bào, vận động cộng đồng san sẻ đất ở… cũng là những cách làm tốt cần được khuyến khích và nhân rộng.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 134 TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO (2007 -2008).DOC (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w