1.4.1. Phạm vi, đối tượng thụ hưởng của Chương trình 134
Địa bàn thực hiện của Chương trình 134 là rất lớn và trải trên khắp tất cả các địa phương trong cả nước nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tổ chức thực hiện Chương trình, đặc biệt là vấn đề bình xét đối tượng thụ hưởng, hỗ trợ nhà ở và nước sinh hoạt. Do đồng bào trong diện được hỗ trợ nằm rải rác ở khắp các tỉnh nên việc bình xét đối tượng nếu không thống nhất, không chính xác và công khai sẽ dẫn đến mất công bằng giữa các địa phương, sẽ có những hộ gia đình nghèo nếu ở địa phương này thì được hỗ trợ nhưng ở địa phương khác lại sẽ không được hỗ trợ do tiêu chuẩn khắt khe hơn. Mặt khác, đồng bào dân tộc thường sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở nên quá trình cung cấp vật liệu hỗ trợ xây nhà và công trình nước sẽ gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi những nỗ lực rất lớn. Chính vì vậy, để có thể thực hiện Chương trình một cách hiệu quả, sự nỗ lực cố gắng của chính quyền các cấp, của cộng đồng và của chính những người được thụ hưởng là hết sức quan trọng.
Bên cạnh việc địa bàn dàn trải thì vấn đề phong tục, tập quán, thói quen sinh hoạt và canh tác của đồng bào cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện Chương trình. Chính sách hỗ trợ là chung trên cả nước, nhưng đối với mỗi địa phương, mỗi dân tộc phải có sự điều chỉnh hợp lý, phù hợp với đồng bào ở các vùng khác nhau, không thể đem nhà chống lũ của Đồng bằng Sông Cửu Long lên thay thế cho nhà sàn, nhà rông của đồng bào Tây Nguyên được.
1.4.2. Công tác tổ chức thực hiện Chương trình 134 từ Trung ương đến địa phương
Do đặc trưng của Chương trình 134 là phạm vi rộng và số lượng đối tượng thụ hưởng là rất lớn nên công tác tổ chức thực hiện có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thành công và hiệu quả của Chương trình. Có tổ chức thực hiện được tốt thì chủ trương của Nhà nước mới đến được người dân, mới giải quyết được những khó khăn, bức xúc
của các hộ đồng bào. Còn ngược lại, khi việc tổ chức thực hiện không tốt sẽ dẫn đến những kết quả xấu, làm giảm hiệu quả chương trình, gây lãng phí đồng vốn của nhà nước và nguồn lực của xã hội.
Bên cạnh đó, công tác tổ chức thực hiện còn ảnh hưởng đến kênh thông tin từ dưới lên, từ chính những ý kiến của đối tượng thụ hưởng đối với những chủ trương của Nhà nước. Điều này là vô cùng quan trọng bởi lẽ mục đích của Chương trình là giải quyết những khó khăn, thiếu thốn của đồng bào mà chỉ có chính đồng bào mới biết được mình cần gì nhất, mong muốn gì nhất. Chính đồng bào phải là người được lựa chọn hình thức hỗ trợ, có như vậy mới giải quyết được những bức xúc của đồng bào và giúp đồng bào thắng được cái nghèo. Mặt khác, những phản hồi, ý kiến từ đồng bào cũng giúp cho những người làm chính sách và những người thực thi chính sách có những điều chỉnh hợp lý hơn, phù hợp với nguyện vọng của đồng bào hơn.
1.4.3. Năng lực của địa phương nơi có đối tượng thuộc Chương trình 134
Các chủ trương, chính sách của Nhà nước nói chung và Chương trình 134 nói riêng, việc hoạch định là do các bộ, ngành, cơ quan trung ương nhưng việc thực hiện, cụ thể hóa lại do cơ sở. Chính vì lẽ đó năng lực của địa phương có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của Chương trình, nếu địa phương tổ chức thực hiện tốt, chủ động, linh hoạt, sáng tạo Chương trình sẽ đạt được hiệu quả cao, hỗ trợ đúng đối tượng, đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn. Còn ngược lại, khi năng lực của địa phương hạn chế, thụ động, kém linh hoạt, chỉ trông chờ vào cấp trên thì mặc dù mục tiêu Chương trình là rất tốt, chủ trương là hết sức đúng đắn nhưng vẫn không làm thoả mãn được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Đối với Chương trình 134, là Chương trình mà nhà nước hỗ trợ trực tiếp đến từng hộ dân, thì năng lực của chính quyền địa phương lại càng quan trọng. Bởi lẽ chính quyền địa phương là người chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ của Chương trình, từ việc công bố các tiêu chuẩn, lập và phê duyệt đề án cho đến thành lập ban chỉ đạo Chương trình của địa phương mình.
1.4.4. Sự ủng hộ của nhân dân đối với Chương trình 134
Bất cứ một chủ trương, chính sách nào nếu được lòng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ thì đều dễ dàng đạt được kết quả tốt: “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, vấn đề này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn như là kim chỉ nam cho mọi hành động, mọi chủ trương, chính sách của nhà nước. Chương trình 134 cũng vậy, khi nhân dân đồng lòng, nhất trí, hiểu được ý nghĩa của Chương trình, mỗi người sẽ tự nguyện đóng góp một phần công sức, của cải của mình, giúp đỡ lẫn nhau, phát huy tinh thần đoàn kết, lá lành đùm lá rách, cùng nhau đánh đuổi cái nghèo. Còn không, khi người dân chưa thông tỏ thì dù cán bộ có giỏi đến đâu cũng không giải quyết được.Và để người dân ủng hộ, không có cách nào khác là phải tuyên truyền, vận động để bà con hiểu mục tiêu và chủ trương của Nhà nước, đồng thời chính quyền địa phương và cán bộ phải là người đi tiên phong trong nỗ lực thực hiện chương trình.
1.4.5. Kinh phí thực hiện Chương trình
Trong tất cả các công cuộc đầu tư, một trong những vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thành, bại của Chương trình đó là kinh phí, nó được thể hiện ở nguồn huy động, số lượng, tính kịp thời và cơ cấu phân bổ cho các mục tiêu. Chỉ khi kinh phí được huy động số lượng đầy đủ, từ những nguồn thật vững chắc thì Chương trình mới có thể thực hiện được. Không những thế, kinh phí còn phải được rót đều đặn và phân bổ hợp lý, có như thế mới đảm bảo được tiến độ thời gian của Chương trình, đảm bảo được hiệu quả đầu tư, tránh được dàn trải gây lãng phí, thất thoát.. Trong Chương trình 134, nguồn kinh phí huy động chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước (ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương), phạm vi đầu tư rộng, số lượng đối tượng đầu tư lớn do đó cần một lượng kinh phí đáng kể và liên tục, gánh nặng đè lên vai ngân sách là rất lớn. Để có thêm kinh phí hỗ trợ cho Chương trình, cần lắm sự đóng góp từ phía các tổ chức, các nhà tài trợ và từ cộng đồng xã hội để giúp cho đồng bào nghèo vùng dân tộc miền núi có cuộc sống no đủ hơn, hạnh phúc hơn.
1.4.6. Các chương trình kinh tế - xã hội khác
Trước Chương trình 134 đã có những chương trình kinh tế - xã hội khác của cả Trung ương và địa phương để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số như Chương trình 135 (chương trình hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn), Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường…Các chương trình này cũng có những ảnh hưởng đến việc thực hiện Chương trình 134, nếu biết lồng ghép các mục tiêu, biết phối hợp thực hiện thì các chúng có thể hỗ trợ cho nhau làm tăng hiệu quả đầu tư, tiết kiệm kinh phí để chuyển sang tập trung cho các mục tiêu riêng.
CHƯƠNG 2
KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH 134 (Giai đoạn 2004 – 2006)
2.1.TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2004 - 2006
2.1.1. Tình hình tổ chức thực hiện
2.1.1.1. Tình hình chỉ đạo thực hiện của trung ương
a) Việc ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Quyết định 134
Sau hội nghị quán triệt triển khai Quyết định 134/2004/QĐ TTg ngày 20 – 21/9/2004 tại thành phố Hồ Chí Minh, các Bộ, ngành Trung ương đã gấp rút triển khai theo công việc, theo chức năng, nhiệm vụ được phân công của Quyết định 134 và tại văn bản số 1401/CP – NN ngày 28/9/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Liên bộ: Ủy ban Dân tộc, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xây dựng và ban hành Thông tư liên tịch số 819/2004/TTLT/UBDT-KHĐT-XD-NNPTNT ngày 10/11/2004 hướng dẫn thực hiện Quyết định 134 .
Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 121/2004/TT – BTC ngày 16/12/2004 về việc hướng dẫn công tác lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Quyết định 134 ;Quyêt định sô 146/2005/QĐ – TTg ngày 15/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thu hồi đất sản xuất của các nông trường, lâm trường để giao khoán cho hộ đồng bào dân tộc thiểu sô nghèo; Thông tư số 111/2004/TT – BTC ngày 19/11/2005 hướng dẫn một số điểm về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2005; Thông tư số 100/2005/TT – BTC ngày 17/11/2005 hướng dẫn một số điểm về tổ chức thực
hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2006; Văn bản số 4348 TC/NSNN ngày 14/4/2005 về thực hiện chế độ báo cáo ở các địa phương.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Quyết định số 03/2005/QĐ – BNN ngày 7/1/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Quy định về khai thác gỗ để hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định 134; Dự thảo quyết định của Thủ tướng về việc bổ sung chính sách thay thế chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đối với các địa phương không còn quỹ đất sản xuất nông, lâm nghiệp, đã trình Thủ tướng Chính phủ.
Với vai trò là cơ quan chủ trì theo dõi tình hình thực hiện Quyết định 134 , Ủy ban Dân tộc đã ban hành công văn số 118/UBDT – CSDT ngày 25/2/2005 về việc báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 134 ; Công văn số 438/UBDT – CSDT ngày 9/6/2005 về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Quyết định 134 ; Công văn số 982/UBDT – CSDT ngày 5/12/2005 đề nghị báo cáo tình hình 1 năm thực hiện Quyết định 134; Công văn số 13/UBDT – CSDT ngày 9/1/2006 về việc rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện lại nội dung Đề án 134.
Trong quá trình xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định 134 đều có sự tham gia, thống nhất với các Bộ, ngành liên quan. Việc triển khai thực hiện chính sách theo Quyết định 134 có nhiều vấn đề phức tạp , đòi hỏi ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo có liên quan và đã được các Bộ, ngành chủ động, quan tâm giải quyết. Riêng về chính sách đất cho đồng bào Khơ me khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đến nay chưa được ban hành được vì các địa phương chua làm tốt công tác khảo sát, điều tra, thiếu cơ sở thông tin để xây dựng đề án trình Thủ tướng Chính phủ.
b) Công tác rà soát tổng hợp và kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Quyết định 134
Do công tác xây dựng đề án của các địa phương chưa đúng theo yêu cầu hướng dân của các nội dung chính sách, tháng 12/2005, Ủy ban Dân tộc đã chủ trì phối hợp với các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đẩu tư, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, Tài nguyên và Môi trường rà soát các bươc một Đề án thực hiện Quyết định 134 của các địa phương.
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, tháng 3/2006, Liên bộ đã làm việc với 21 tỉnh trọng điểm về nội dung các đề án rà soát, tổng hợp, nhu cầu đề án 53 tỉnh để báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ .
Về công tác kiểm tra tình hình thực hiện ở các địa phương, trong năm 2004 và 2005, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức các đoàn kiểm tra, khảo sát tại các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đắc Lắc, Gia Lai, Hà Giang, Quảng Nam và Ninh Thuận. Năm 2006, đã chủ trì đoàn công tác liên Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Văn Phòng chính phủ làm việc tại các tỉnh: khu vực Đông Bắc – Cao Bằng, Lạng Sơn và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long – Đồng Nai, Vĩnh Long, Kiên Giang, Thanh Hóa, Nghệ An và Lai Châu.
Hội đồng Dân tộc của Quốc hội với vai trò là cơ quan giám sát trong quí I và II năm 2006 đã trực tiếp khảo sát nắm tình hình và kết quả thực hiện tại 20 tỉnh, riêng khu vực Tây Nguyên khảo sát ở 5 tỉnh, 11 huyện, 18 xã, 6 đơn vị doanh nghiệp. Ngay sau kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XI, tổ chức 5 đoàn khảo sát ở 9 tỉnh, 21 huyện. Đối với các địa phương không trực tiếp giám sát, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực hội đồng nhân dân, các ban Hội đồng nhân dân tiến hành tự giám sát và báo cáo kết quả.
2.1.1.2. Tình hình tổ chức thực hiện ở các địa phương
Theo chỉ đạo của Quyết định 134, ở các địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh có đối tượng đồng bào thuộc diện được hưởng hỗ trợ theo Quyết định 134 chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào nghèo. Cụ thể: Ủy ban nhân dân tỉnh công bố công khai tiêu chuẩn, đối tượng và điều tra lập danh sách các hộ đồng bào được hỗ trợ; lập và phê duyệt đề án thực hiện Quyết định
134 ở địa bàn tỉnh mình; chỉ đạo các cơ quan có liên quan, các cấp chính quyền địa phương và phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tổ chức hiệu quả các chính sách hỗ trợ; kiểm tra việc thực hiện, đảm bảo các chính sách đến được hộ đồng bào dân tộc.
Trên cơ sở chỉ đạo của Trung Ương, các tỉnh đã triển khai thực hiện, lập ban chỉ đạo các cấp tỉnh, huyện, xã theo mô hình: ở cấp tỉnh, thành lập ban chỉ đạo 134 do phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh làm trưởng ban, trưởng ban dân tộc làm phó ban thường trực đồng thời lãnh đạo các sở ban ngành làm thành viên ban chỉ đạo; ở cấp huyện thành lập ban chỉ đạo huyện (một số địa phương lồng ghép cùng với Chương trình 135); ở cấp xã thành lập tổ công tác hoặc lồng ghép vào với chương trình khác như Xoá đói giảm nghèo, Chương trình 135. Việc tổ chức triển khai như trên đã tạo cơ chế chỉ đạo, quản lý thống nhất giữa các cấp chính quyền tỉnh - huyện – xã, đồng thời cho phép phối hợp đồng bộ, linh hoạt giữa các ban ngành liên quan.
Để có thể thực hiện chương trình một cách tốt nhất, việc huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể cũng hết sức quan trọng. Các địa phương đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể các cấp tuyên truyền, giải thích rõ về mục đích của Chương trình đến tận người dân và được nhân dân nhiệt tỉnh hưởng ứng. Thông qua Chương trình, đồng bào đã nâng cao trách nhiệm của cộng đồng, tăng cường tình đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau và hạn chế tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhiều hộ đã tự nguyện tham gia đóng góp ngày công hoặc chủ động vận động anh em trong dòng tộc tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khai hoang ruộng nước, làm công trình nước sinh hoạt, xây dựng bể chứa nước, đổi công trong việc làm nhà, lợp nhà….
Về vấn đề xây dựng đề án, do yêu cầu về thời gian và tính phức tạp của nội