Phân bổ nguồn lực

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 134 TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO (2007 -2008).DOC (Trang 65 - 67)

a) Ưu điểm: Cấp vốn trọn gói cho các tỉnh làm tăng tính chủ động của các địa phương.

Trong cơ chế hoạt động của Chương trình 134, vốn ngân sách trung ương được cấp cho các địa phương trọn gói theo từng quý. Đối với tỉnh, trên có sở vốn được cấp sẽ có phương án phân bổ chi tiết cho từng huyện và từ huyện lại phân bổ về xã. Cách làm này có ưu điểm giúp đơn giản hóa hoạt động phân bổ ở cấp Trung ương đồng thời tạo điều kiện cho cấp tỉnh, huyện chủ động lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn và tập trung vốn vào những mục tiêu quan trọng đối với mỗi địa phương. Quy trình cấp phát thanh toán được thực hiện như sau:Căn cứ dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao cho từng tỉnh hàng quý Bộ Tài chính thực hiện bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương theo tiến độ thực hiện. Đối với tỉnh, trên cơ sở dự toán đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho các huyện, Sở Tài chính làm thủ tục bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện. Phòng Tài chính huyện phối hợp với kho bạc nhà nước thực hiện quản lý và cấp phát theo các mục tiêu cho các đối tượng được thụ hưởng.

Vốn hỗ trợ được đưa trực tiếp đến người dân cho phép người dân có toàn quyền sử dụng theo mục tiêu hỗ trợ

Các hộ đồng bào được hỗ trợ xây dựng nhà ở, xây dựng công trình nước sinh hoạt bằng tiền hay vật chất đều có quyền sử dụng và tự làm các công trình cho mình. Điều này làm tăng hiệu quả sử dụng vốn vì người dân chính là người xây dựng ra các công trình cho minh sử dụng. Đồng thời cũng cho phép các hộ xây dựng theo đúng nhu cầu và phù hợp với điều kiện của mình.

b) Nhược điểm:

Một số tỉnh thủ tục tài chính, cấp vốn còn chậm chễ, không tuân theo chỉ đạo của Trung ương dẫn đến không đảm bảo tiến độ chương trình.

Việc cấp vốn chậm cho các huyện, xã, không làm đúng hướng dẫn đã tác động tới khả năng hoàn thành đúng tiến độ của chương trình. Có địa phương đến

31/7/2006 mới giải ngân được 45% kế hoạch vốn. Điều này do 2 nguyên nhân chính là thủ tục hành chính, tài chính còn rườm rà và không bố trí hoặc bố trí rất ít kinh phí quản lý nên công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó còn có địa phương sử dụng vốn của chương trình để thực hiện mục tiêu khác.

Cùng với việc chậm chễ trong cấp vốn, việc tổng hơp báo cáo quyết toán và công tác báo cáo tình hình thực hiện hàng quý cho cơ quan trung ương vẫn còn chậm và hầu hết các địa phương chưa thực hiện báo cáo theo đúng quy định. Do đó gây khó khăn cho việc quản lý và điều chỉnh khi giải quyết các vấn đề khúc mắc trong quá trình thực hiện.

Phân bổ vốn giữa các mục tiêu không hợp lý.

Việc phân bổ vốn giữa các mục tiêu không hợp lý sẽ dẫn đến mất cân đối cũng như giảm hiệu quả chương trình. Trong khi ngân sách trung ương hỗ trợ nhà ở cho mỗi hộ đồng bào chỉ là 5 triệu đồng thì hỗ trợ cho công trình nước tập trung trung bình lên đến 134 triệu. Sẽ tốt hơn khi lượng vốn tài trợ cho công trình nước tập trung được chuyển bớt sang hỗ trợ nhà ở hay các mục tiêu khác.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 134 TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO (2007 -2008).DOC (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w