- Tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh, làm cho người lao động được làm việc trong môi trường tốt nhất, công khai minh bạch trong việc thực hiện các cơ
2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ tại Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc
2.1. Tăng cường công tác tổ chức đào tạo cán bộ có năng lực quản lý
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tín dụng phải được coi là nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm trước mắt cũng như lâu dài của Ngân hàng nông nghiệp.
Hầu hết cán bộ hiện nay của Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc đều được tuyển dụng trước năm 1990, trong tổng số 406 cán bộ hiện nay có trình độ đại học và trên đại học là 223 người chỉ chiếm tỷ lệ 55% các cơ chế qui chế cho vay và các chế tài liên quan đến tín dụng Ngân hàng có sự thay đổi, bổ xung, điều chỉnh. Do đó đào tạo lại là một nhiệm vụ hết sức cần thiết và cấp bách, bảo đảm cho cán bộ tín dụng có điều kiện học tập, nâng cao nghiệp vụ.
Đổi mới phương hướng bố trí sử dụng cán bộ theo hướng vì công việc để bố trí lao động, lựa chọn cán bộ trẻ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ được đào tạo cơ bản làm nghiệp vụ tín dụng. Hàng quí hàng năm cần đánh giá nhận xết bình bầu cán bộ giỏi khen thưởng kịp thời.
Chấp hành nghiêm chỉnh nội dung thông số quản lý theo quy định, coi việc hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu là cơ sở tồn tại của Chi nhánh cũng như toàn thể hệ thống, không vì mục tiêu tài chính trước mắt mà làm xâm hại và tổn thất đến vốn, tài sản của Ngân hàng.
Cần tăng cường công tác quản lý đối với Ngân hàng cơ sở, đặc biệt là các Ngân hàng Cấp III; Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc cần rà soát lại toàn bộ phương án để điều chỉnh cho phù hợp nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh.
Qúa trình sắp xếp lao động quản lý đặc biệt là bộ phận tín dụng để đảm bảo mỗi xã, phường có một cán bộ tín dụng phụ trách. Khi điều động cán bộ làm tín dụng nhất thiết phải có nghề và phải đào tạo cơ bản để đảm bảo chất lượng tín dụng.