Do chính sách cơ chế còn chưa đồng bộ, như thành lập trung tâm đấu giá tài sản đã được hình thành nhưng kém phát huy tác dụng dẫn đến quản lý phát mại tài sản thế chấp, cầm cố của Ngân hàng gặp khó khăn.
Việc quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp quốc doanh) nhiều sơ hở, lỏng lẻo, nhiều doanh nghiệp được cơ quan Nhà nước cấp giấy phép thành lập và đăng ký kinh doanh với chức năng vượt quá năng lực tài chính,
trình độ kỹ thuật, công nghệ, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh. Đây cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến rủi ro trong quản lý tín dụng.
Từ việc phân tích đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu trong hoạt động kinh doanh tín dụng cũng như những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc tuy trước mắt không có gì đáng ngại lắm song nói về lâu dài sự biến động của nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng thưong mại và các tổ chức tín dụng vì mục tiêu lợi nhuận thì rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Cho nên Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc phải sử dụng vốn sao cho hợp lý, cho vay vốn phải phù hợp với nguồn vốn huy động. Trong điều kiện Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc nguồn huy động vốn còn thấp, nhu cầu đầu tư vốn còn nhiều, nguồn thu nhập lại chủ yếu từ hoạt động tín dụng. Bởi vậy Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc phải đẩy mạnh hoạt động tín dụng không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Hết sức coi trọng việc nâng cao hiệu quả quản lý nợ trong suốt quá trình hoạt động của mình.
- Hội sở Ngân hàng No &PTNT Vĩnh Phúc vừa làm công tác quản lý vừa phải trực tiếp kinh doanh trên địa bàn
- Nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển tín dụng ngày càng khó khăn trong khi vốn sử dụng cấp trên hiện nay đã 400 tỷ đồng
- Cơ chế tín dụng sẽ tiếp tục có những điều chỉnh phù hợp với luật đất đai, luật dân sự sửa đổi, tốc độ tăng trưởng tín dụng có giới hạn phù hợp với nguồn vốn thực có nên phải có sự điều chỉnh phù hợp trong chỉ đạo tín dụng
- Cạnh tranh trong hoạt động tín dụng sẽ ngày càng gay gắt hơn khi mà các Ngân hàng thương mại nhà nước đã có mặt đủ ở Vĩnh Phúc, bên cạnh đó là các Ngân hàng thương mại cổ phần tiếp tục thành lập, các hợp tác xã tín dụng ở khu vực nông thôn đang được củng cố và phát triển ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tín dụng tại tất cả các chi nhánh Ngân hàng No trên địa bàn
- Năm 2006 dự kiến Việt Nam sẽ gia nhập WTO kèm theo là nhiều thay đổi về cơ chế, chính sách và môi trường kinh tế đòi hỏi công tác tín dụng phải nắm bắt
kịp thời những biến động về kinh tế, tiếp tục phân tích đánh giá khả năng của từng loại hình doanh nghiệp, phân loại khách hàng, thẩm định cho vay chặt chẽ để quyết định đầu tư vào từng dự án một cách chắc chắn, tránh rủi ro có thể xảy ra.
- Tiền lương dự kiến sẽ tiếp tục tăng vào cuối năm đòi hỏi quĩ thu nhập phải tăng tương ứng. Trong khi một số đơn vị chưa đủ quĩ thu nhập.
- Mặt bằng lãi suất cho vay và chênh lệch hai đầu khó có thể tăng thêm, vì vậy toàn bộ nhu cầu tài chính tăng lên phụ thuộc vào mức độ tăng trưởng và chất lượng chất lượng tín dụng, chất lượng quản lý nợ của Ngân hàng.
- Qui mô kinh doanh và thị phần tín dụng của Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc còn nhỏ so với bình quân toàn ngành trong khi số lượng khách hàng vay vốn còn nhỏ, lẻ và thấp, nhiều đối tượng và khách hàng có nhu cầu tiếp cận chưa được cho vay.
- Cán bộ nhân viên hội sở và các phòng ban thường xuyên đi công tác, đi học nên phải thay thế kiêm nhiệm số lượng cán bộ công nhân viên còn ít. Việc tuyên truyền quảng cáo có hạn, mặt khác hội sở Ngân hàng No & PTNT Vĩnh phúc vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm một cách thận trọng an toàn để phát triển trong toàn chi nhánh.
- Địa bàn vĩnh yên còn nhỏ hẹp nhưng có nhiều Ngân hàng và các tổ chức tín dụng cùng hoạt động đan xen và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các ngân hàng thương mại khác có một lợi thế hơn Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc về thời gian và địa điểm, qui định thông thoáng hơn như thời gian hoàn trả, mức cho vay và lãi suất…
PHẦN III
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ TẠINGÂN HÀNG No&PTNT TỈNH VĨNH PHÚC NGÂN HÀNG No&PTNT TỈNH VĨNH PHÚC
1. Mục tiêu, Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng No&PTNT Vĩnh Phúc trong năm 2006 và các năm tiếp theo. Phúc trong năm 2006 và các năm tiếp theo.
- Nhà nước đặt ra nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế khá cao (8,5%), tỉnh Vĩnh Phúc đặt mục tiêu tăng trưởng trên 13%, thu ngân sách 4.400 tỷ, kim nghạch xuất khẩu đặt mục tiêu tăng trưởng trên 13%, thu ngân sách 4.400 tỷ, kim nghạch xuất khẩu 180 triệu USD, mặt khác Vĩnh Phúc mới được xác định là tỉnh trọng điểm khu vực đồng bắng sông Hồng, mức đầu tư lớn, nhu cầu vốn rất lớn, đòi hỏi các Ngân hàng thương mại trong đó có Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc phải lo nguồn vốn cho phát triển.
- Mối quan hệ giữa tăng trưởng với lạm phát và giá cả còn đang được sử lý từng bước, Vĩnh Phúc lại là tỉnh nghèo, đang ở giai đoạn đầu tư là chính, việc huy động vốn sẽ rất khó khăn.
- Các kênh huy động vốn ngày càng nhiều : Chính Phủ phát hành trái phiếu với khối lượng 10.000 tỷ VNĐ Và 30 triệu USD, sản phẩm dịch vụ mới của các TCTD ngày càng nhiều, các Ngân hàng thương mại đang thiếu nguồn vốn, tìm cách lôi kéo khách hàng, cạnh tranh tinh vi và gay gắt hơn.
- Việc thay đổi công nghệ ngân hàng để còn theo kịp hội nhập, chi phí về trang thiết bị phương tiện công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực đòi hỏi phải lớn hơn nhiều. - Lãi suất huy động vốn sẽ có xu hướng nhích lên để đảm bảo cho người gửi có lãi suất thực dương ( chỉ số giá 2 tháng đầu năm là 3,6%, bằng quá nửa mục tiêu cả năm do quốc hội phê duyệt), tỷ lệ vốn TW trong tổng vốn kinh doanh sẽ tăng, làm cho tổng lãi suất đầu vào cao, đòi hỏi phải lựa chọn dự án có hiệu quả, khách hàng có tín nghiệm để đầu tư, đảm bảo tiền lương và lợi mhuận.
Với các nhân tố ảnh hưởng như trên, chúng ta phải lựa chọn con đường tất yếu là khai thác tốt hơn nữa mọi nguồn vốn để tăng trưởng dư nợ tương ứng, đồng thời quay vòng tốt số vốn kinh doanh đã có, hoàn thiện sản phẩm dịch vụ, từ đó tạo ra cân đối tài chính ổn định.
1.2. Mục tiêu phát triển kinh doanh năm 2006
* Mục tiêu chung
- Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh doanh ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời, đáp ứng được nhu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông
nghiệp nông thôn, mở rộng và nâng cao chất lượng quản lý, dịch vụ ngân hàng, tăng năng lực cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu tiền công, tiền lương của người lao động theo chính sách của chính phủ, quan tâm hàng đầu là các mặt nguồn vốn - dư nợ - tài chính. Đồng thời phát triển mạnh các dịch vụ có hiệu quả tài chính vững chắc, tự lực cánh sinh là chính
- Làm tốt công tác phục vụ khách hàng, phục vụ nhân dân, lành mạnh hoá các dịch vụ của ngân hàng, giữ chữ tín với khách hàng gửi vốn, vay vốn và khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Ngân hàng No & PTNT.
- Từng cấp chi nhánh phải làm tốt công tác kế hoạch hoá, nắm tương đối chắc các luồng tiền vào, ra, chủ động khả năng thanh toán trong mọi tình huống, giữ an toàn hệ thống, giữ tín nhiệm với khách hàng.
- Nâng cao hơn nữa năng lực điều hành kinh doanh trong điều kiện mới, nâng cao hơn nữa chất lượng tác nghiệp ở tất cả các khâu nghiệp vụ, tăng cường công tác quản lý, ngăn ngừa rủi ro trong kinh doanh, chuyển mạnh các hoạt động điều hành theo các đề án, dự án, đảm bảo hoạt động kinh doanh đúng hướng và hiệu quả.
- Tiếp tục xây dựng và thực hiện tốt văn hoá doanh nghiệp, phát triển mạnh thương hiệu Ngân hàng No & PTNT, tăng cường hình ảnh và gây ấn tượng lành mạnh, an toàn trong lòng khách hàng.