Thực hiện các biện pháp quản lý bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ tại Ngân hàng No & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc.DOC (Trang 61 - 65)

- Tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh, làm cho người lao động được làm việc trong môi trường tốt nhất, công khai minh bạch trong việc thực hiện các cơ

2.6.Thực hiện các biện pháp quản lý bảo đảm tiền vay

2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ tại Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc

2.6.Thực hiện các biện pháp quản lý bảo đảm tiền vay

Theo luật các tổ chức tín dụng, theo quy định của Nghị định 178/1999/NĐ-CP và Thông tư số 06 về đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng có quyền lựa chọn, quyết định việc cho vay có đảm bảo bằng tài sản hay cho vay không có đảm bảo theo quy định và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.

- Trường hợp khách hàng có đủ điều kiện được vay, không có đảm bảo bằng tài sản.

Trong trường hợp này ngân hàng quyết định cho vay nhưng cần lưu ý một số điểm sau:

- Phải xác định được những tài sản có khả năng bảo đảm để trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng sẽ buộc họ thực hiện các biện pháp bảo đảm.

- Có biện pháp thu trước hạn, nếu khách hàng không thực hiện được các biện pháp bảo đảm tài sản trong trường hợp trên.

*Trường hợp vay vốn có bảo đảm bằng tài sản.

Nếu tiền vay được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay ngân hàng, cần có những biện pháp quản lý sau:

Xác định rõ quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay của người vay; kiểm tra, giám sát tiến độ hình thành tài sản bảo đảm tiền vay đúng như mục đích vay vốn và giám sát quá trình sử dụng tài sản để có biện pháp xử lý thích hợp khi cần thiết.

Nếu tiền vay được bảo đảm bằng tài sản của khách hàng hoặc của bên thứ ba, Ngân hàng cần chú ý đến điểm sau:

Kiểm tra rõ tính hợp pháp của tài sản đảm bảo thuộc quyền sở hữu của người vay.

Đối với các tài sản khó tiêu thụ trên thị trường, tài sản dễ hao mòn mất giá trị thì không nhận làm tài sản thế chấp, cầm cố.

Đối với các tài sản không bắt buộc có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu như: vàng bạc, đá quý thì phải dùng biện pháp cầm cố.

Thu thập thông tin về tài sản, đảm bảo tránh trường hợp khách hàng giả mạo giấy tờ lập nhiều hồ sơ vay vốn ở nhiều ngân hàng khác nhau.

Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc đánh giá tài sản bảo đảm, tránh tình trạng đánh giá quá cao giá trị tài sản thế chấp, cầm cố khiến cho khi gặp phải rủi ro việc phát mại tài sản không đủ bù đắp số vốn đã cho vay.

* Tăng cường công tác xử lý nợ quá hạn.

Tổ chức tốt công tác kiểm tra lại và xử lý nợ quá hạn. Có biện pháp rà soát lại khách hàng và toàn bộ số dư và đặc biệt là nợ quá hạn, chấn chỉnh lại các khâu trong quá trình xem xét thẩm định cho vay, kiểm tra, kiểm soát quy trình cho vay không để nợ quá hạn mới, chú trọng hạn chế và giảm thấp tỷ lệ nợ quá hạn.

Mỗi Ngân hàng cơ sở cần phải tổ chức kiểm tra chéo về thực trạng dư nợ ít nhất 6 tháng 1 lần, tổ chức phân tích nợ quá hạn và sử lý các trường hợp để nợ quá hạn kéo dài tồn đọng lâu ngày.

Trong quá trình lập, triển khai kế hoạch kiểm tra xử lý nợ quá hạn cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp uỷ chính quyền địa phương và sự phối kết hợp giữa các cơ quan nội chính để thực hiện có hiệu quả.

Có chế độ khuyến khích thoả đáng về vật chất đối với những cá nhân và tập thể có nhiều thành tích trong công tác giúp ngân hàng xử lý nợ quá hạn, cho dù cá nhân hay tập thể đó là cán bộ trong nghành hay ngoài nghành.

Khâu hạch toán kế toán cần cập nhật kịp thời, phản ánh chính xác thực tế chất lượng tín dụng để có biện pháp xử lý, không để nợ quá hạn tiềm ẩn hoặc che dấu tồn tại dẫn đến khó giải quyết khi phát sinh với khối lượng lớn. Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết công tác quản lý nợ quá hạn, rút ra những kinh nghiệm và bài học để triển khai áp dụng trong toàn chi nhánh.

Tăng cường chất lượng thông tin tín dụng nhằm phát hiện kịp thời nguyên nhân nợ quá hạn để có biện pháp xử lý

* Xử lý nợ khó đòi

- Tăng cường công tác quản lý nợ

Chấp hành nghiêm túc các quy định hiện hành về hoạt động tín dụng, phát hiện và kiến nghị kịp thời những điều bất hợp lý, không phù hợp với thực tiễn để có biện pháp khắc phục. Phát hiện xử lý kịp thời các trường hợp cho vay vượt mức quy định cũng như trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, ngăn chặn kịp thời các hành vi của khách hàng làm ảnh hưởng tới mức độ an toàn của khoản cho vay, xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các bộ phận tham gia, xét duyệt cho vay thông qua 3 hệ thống đầu mối: cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay, trưởng phòng tín dụng và đại diện ban lãnh đạo.

Đánh giá phân loại các khoản nợ để lượng định rủi ro trong quá trình cho vay và biện pháp thu hồi.

Nợ đủ tiêu chuẩn:là những khoản nợ đối với khách hàng có tình hình tài chính tốt, có uy tín, khả năng chiếm lĩnh thị trường, có tài sản thế chấp hoặc có người bảo lãnh theo chế độ quy định.

Nợ cần chú ý là những khoản nợ có những biểu hiện bất thường nhưng chưa có dấu hiệu tổn thất vẫn được theo dõi ở khoản nợ cần chú ý để có biện pháp tích cực tìm nguyên nhân sửa chữa những sai lệch để có thể thu nợ đúng hạn.

Nợ có khả năng tổn thất: Chỉ phân loại đối với các khoản nợ có khả năng tổn thất để lượng định mức độ rủi ro tín dụng và có biện pháp tích cực nhằm hạn chế, khắc phục.

- Đây là biện pháp cuối cùng nhằm hạn chế tối đa những khoản thiệt hại đã xảy ra. Đây là một vấn đề bức xúc đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay trong việc xử lý các khoản nợ khó đòi đang chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ quá hạn. Đối với các khoản này hầu như đã không còn khả năng thu hồi như dự

kiến. Vì vậy ngân hàng cần có các biện pháp xử lý kiên quyết. NHNo & PTNT Vĩnh Phúc cần xúc tiến các biện pháp sau:

+ Đối với các khoản cho vay có tài sản thế chấp

Ngân hàng kết hợp với cơ quan pháp luật tiến hành kê biên tài sản thế chấp để phát mại hoặc cho thuê, tự khai thác để thu hồi nợ.

Nếu trường hợp giá trị tài sản thế chấp đem thanh lý không đủ để thu hồi nợ và lãi thì buộc khách hàng phải trả tiếp phần còn lại, nếu khách hàng không trả được thì thực hiện thủ tục tuyên bố phá sản để thu hồi phần nợ còn lại.

+ Đối với các khoản không có tài sản thế chấp

Ngân hàng đề nghị khách hàng thắt chặt ngân quỹ, quyên bán bớt các tài sản có giá trị, thanh lý tài sản không sử dụng… để có tiền trả nợ ngân hàng.

Kết hợp với cơ quan bảo vệ pháp luật mà chủ yếu là cơ quan cảnh sát kinh tế dùng áp lực để ép các đối tượng có nợ quá hạn lớn, có hành vi lừa đảo phải thu xếp nguồn trả nợ.

Trường hợp không còn khả năng thu hồi nợ thì ngân hàng phải đưa vào xử lý bằng quĩ dự phòng rủi ro hoặc tốn thất.

2.7. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và quan hệ với chính quyền địa phương - Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là một hình thức quản lý tín dụng có chiều sâu. Hoạt động của các cán bộ kiểm soát làm hoàn thiện công tác của các cán bộ tín dụng góp phần ngăn ngừa, phát hiện và chấn chỉnh, xử lý kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện hoạt động nghiệp vụ. Trong thời gian qua, công tác kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chưa đạt hiệu quả cao. Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát còn thiếu về số lượng, hạn chế về nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm soát chủ yếu dựa vào hồ của sơ cán bộ tín dụng, ít kiểm tra, thăm dò thực tế nên đã không phối hợp nhịp nhàng với các cán bộ tín dụng trong việc phát hiện ra các khoản nợ có vấn đề, gây khó khăn cho công tác xử lý.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ nhằm hạn chế rủi ro tín dụng Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc cần thực hiện một số biện pháp sau

+ Tăng cường những cán bộ có năng lực nghiệp vụ tốt bổ sung cho phòng kiểm soát.

+ Quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ phòng kiểm soát. + Quy định thật rõ ràng về trách nhiệm đối với cán bộ phòng kiểm soát, có chế độ thưởng phạt thích hợp để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ này.

+ Sử dụng kết quả kiểm tra để có biện pháp chỉ đạo chấn chỉnh công tác quản lý nợ, xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm chế độ thể lệ qui trình cho vay gây nên nợ quá hạn, khó đòi lớn.

+ Phát huy chức năng hoạt động của hội đồng tín dụng và tổ thẩm định để nâng cao chất lượng thẩm định dự án trước khi giải quyết cho vay, đề ra các biện pháp trong việc xử lý các khoản nợ có vấn đề.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ tại Ngân hàng No & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc.DOC (Trang 61 - 65)