1. Khái quát tình hình tài chính giai đoạn 2002-2006
Các năm chi nhánh đều đạt những kết quả đáng khích lệ, nguồn vốn và dư nợ đều tăng trưởng ổn định, vững chắc góp phần phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh từ 2002 đến 2006
Đơn vị tính: tỷ VNĐ. Chỉ tiêu 200 2 2003 2004 2005 2006 TH (%) TH (%) TH (%) TH (%) Nguồn vốn KD 3812 4037 106 4470 110 4024 90 5905 147 Tổng dư nợ 1466 1505 102 2200 146 1876 85 2057 110 Nợ quá hạn - - 2,8 7 250 9,7 138 Lợi nhuận 47,6 111 233 86,3 77,5 67 77,6 78 116
(Nguồn số liệu: Trích các báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Láng Hạ các năm 2002 đến 2006)
Nhìn vào bảng số liệu có thể rút ra những phân tích cơ bản về tình hình tài chính của Chi nhánh Láng Hạ về hoạt động huy động nguồn vốn, hoạt động tín dụng, quản lý rủi ra và mức độ tăng trưởng của lợi nhuận.
1.1. Về công tác nguồn vốn
Đồ thị 2.3: Tình hình nguồn vốn tại chi nhánh Láng Hạ 2002-2006.
3812 4037 4470 4024 5905 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 2002 2003 2004 2005 2006 tỷ V N Đ Nguồn vốn
Nguồn vốn tăng trưởng không cao là do thị trường biến động khiến mặt bằng lãi suất tăng cao gây khó khăn cho việc thu hút khách hàng, có sự thay đổi về tổ chức tách Chi nhánh cấp hai Bà Triệu sang NHNo khác, cạnh tranh không lành mạnh giữa các Ngân hàng trong và ngoài hệ thống nên một số khách hàng lớn chuyển sang hoạt động tại NHNo khác.
Cơ cấu nguồn vốn chuyển dịch theo hướng tăng tiền gửi có tính ổn định là tiền gửi dân cư và giảm tỷ trọng tiền gửi TCTD là tiền gửi có kỳ hạn ngắn và lãi suất cao theo chỉ đạo của NHNo Việt Nam. Năm 2005 tiền gửi TCTD giảm từ 766 tỷ đồng đầu năm xuống còn 88 tỷ đồng vào cuối năm, đây chính là nguyên nhân khiến cho nguồn vốn của Chi nhánh sụt giảm mạnh, chỉ đạt 90% so với năm 2004.
Năm 2006, năm đầu của kế hoạch 2006-2010, Chi nhánh NHNO và PTNT Láng Hạ đã đạt những kết quả khả quan. Nguồn vốn tăng trưởng cao đạt 147% so với năm 2005, vượt 21% so với kế hoạch Trung ương giao. Cơ cấu nguồn vốn đa dạng hơn với việc tăng trưởng tiền gửi dân cư, tiền gửi các tổ chức kinh tế, giảm tiền gửi từ tổ chức tín dụng, thu hút được một lượng vốn không kỳ hạn lớn bằng ngoại tệ từ việc làm Ngân hàng phục vụ giải ngân các dự án ODA do WB, ADB tài trợ. Chi nhánh cũng đã làm tốt các đợt huy động vốn như tiết kiệm dự thưởng, phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn, Trái phiếu
AGRIBANK 2006. Nhiều hình thức tiết kiệm bậc thang đã tạo nhiều ưu thế cho Chi nhánh trong cạnh tranh huy động vốn với các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
1.2. Về hoạt động tín dụng
Đồ thị 2.4: Tình hình dư nợ tại chi nhánh Láng Hạ 2002-2006.
1466 1505 2200 1876 2057 0 500 1000 1500 2000 2500 2002 2003 2004 2005 2006 tỷ V N Đ Dư nợ
Tổng dư nợ có sự tăng trưởng đều qua các năm, tuy nhiên giai đoạn 2004 - 2005 dư nợ giảm, tốc độ tăng trưởng là -15% do áp dụng quy định mới về cơ chế kế hoạch theo đó nguồn vốn giảm thì phải giảm dư nợ tương ứng để đảm bảo cân đối vốn.
Cơ cấu cho vay đã có sự chuyển dịch từ cho vay khối doanh nghiệp Nhà nước sang cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay tiêu dùng cầm cố. Việc chuyển dịch cơ cấu này sẽ giúp Chi nhánh tăng thu nhập do cho vay khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay tiêu dùng cầm cố thường có lãi suất cao song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đòi hỏi công tác thẩm định, kiểm soát cho vay phải chặt chẽ đảm bảo chất lượng khoản vay.
Tổng dư nợ 2006 tăng trưởng 10% so với năm 2005. Dư nợ có sự tăng trưởng về thị phần trong tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội. Chi nhánh đã tập trung đầu tư vào các dự án, phương án thực sự có hiệu quả không phân biệt các thành phần kinh tế, chú trọng tới công tác thẩm định đảm bảo chất lượng khoản vay. Chú trọng cho vay doanh nghiệp
vừa và nhỏ như công ty Cổ phần, công ty TNHH nâng tổng số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Chi nhánh lên 90 doanh nghiệp.
1.3. Quản lý rủi ro
Đồ thị 2.5: Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh Láng Hạ 2002-2006.
0 0 2.8 7 9.7 0 2 4 6 8 10 12 2002 2003 2004 2005 2006 tỷ V N Đ Nợ quá hạn
Chất lượng tín dụng tại Chi nhánh qua các năm. Giai đoạn 2001-2003, Chi nhánh không có nợ quá hạn. Năm 2004, Chi nhánh có nợ quá hạn là 2.8 tỷ đồng nhưng chủ yếu là nợ quá hạn dưới 90 ngày. Sang năm 2005, do áp dụng theo quyết định phân loại nợ mới, Chi nhánh phát sinh nợ xấu là 7 tỷ đồng, chiếm 0,37% tổng dư nợ, tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ và một số cá nhân vay đời sống tiêu dùng.
Tổng nợ xấu năm 2006 là 9,7 tỷ đồng chiếm 0.48% trong dư nợ, tăng 3 tỷ đồng so với năm 2005, bảo đảm an toàn tín dụng trong tăng trưởng.
1.4. Tình hình lợi nhuận
Đồ thị 2.6: Tình hình lợi nhuận tại chi nhánh Láng Hạ 2002-2006.
47.6 111 86.3 67 78 0 20 40 60 80 100 120 2002 2003 2004 2005 2006 tỷ V N Đ Lợi nhuận
Lợi nhuận có sự tăng trưởng từ năm 2002 – 2003 sau đó lại giảm dần từ 2004 - 2005 từ 47,6 tỷ năm 2002 lên 111 tỷ năm 2003 xuống 67 tỷ năm 2005. Lợi nhuận tăng đột biến chủ yếu do Chi nhánh đã lựa chọn cơ cấu vốn phù hợp và các nguồn vốn có lãi suất rẻ giúp giảm chi phí huy động vốn. Giai đoạn lợi nhuận giảm cũng do giảm nguồn vốn có chi phí rẻ đồng thời Chi nhánh thực hiện trích rủi ro theo văn bản mới và thực hiện mở rộng màng lưới khiến cho tăng tổng chi phí dẫn đến giảm lợi nhuận.
Năm 2006, sau giai đoạn tái cơ cấu và thực hiện chiến lược mới, lợi nhuận của Chi nhánh tiếp tục tăng trưởng. Đây là sự khởi đầu triển vọng cho thực hiện kế hoạch giai đoạn 2006-2010.
2. Thị trường
Dư nợ chủ yếu từ các đơn vị trong Tổng công ty 90, 91 như Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt NamCông ty FPT, Tổng công ty lắp máy Việt Nam... Công tác nguồn vốn quá chú trọng thành phần kinh tế Nhà nước, chưa chú trọng các thành phần kinh tế khác.
Những đối thủ cạnh tranh là những ngân hàng trong ngành, những ngân hàng nhà nước khác, những ngân hàng cổ phần và những ngân hàng nước ngoài hoạt động trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Khách hàng có tiền gửi lớn: Tổng cục đầu tư, công ty Bảo hiểm Xã hội Hà Nội, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, Kho bạc Nhà nước... Công ty FPT trả lương hầu như 100% cán bộ công nhân viên mở tài khoản cá nhân tại chi nhánh. Việc đọng vốn trên các tài khoản này tuy không lớn nhưng cũng góp phần làm tăng nguồn vốn của ngân hàng. Từ chỗ nguồn vốn ban đầu là 14 tỷ do nhận bàn giao tiết kiệm của Ngân hàng phục vụ người nghèo (nay là Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam), đến cuối năm 2006 đạt 5905 tỷ đồng.