1. Nguyên nhân khách quan
Môi trường văn hoá của người Việt Nam chưa quen với việc thanh toán không sử dụng tiền mặt. Nguyên nhân là vì hoạt động kinh tế thị trường còn ở mức phát triển thấp, các hoạt động kinh tế chủ yếu vẫn là trao
tay. Và cũng do những hạn chế về hiểu biết đối với những công nghệ hiện đại, người dân Việt Nam vẫn giữ thói quen sử dụng tiền mặt.
Diễn biến lãi suất năm 2006 khá căng thẳng. Với tình hình lãi tiền gửi tăng nhanh trong năm 2006 thì các ngân hàng luôn phải cạnh tranh về lãi suất và chất lượng dịch vụ, sản phẩm để duy trì thu hút khách hàng. Do vậy chi phía hoạt động tiền gửi (trả lãi, khuyến mại, quảng cáo...) là rất lớn trong khi hoạt động tín dụng không tăng trưởng mạnh được. Kết quả hoạt động tín dụng từ nguồn vốn huy động là khó khăn, thách thức đối với việc quản trị lãi suất của các ngân hàng.
Môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế. Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp. Trong khi đó, các sản phẩm và dịch vụ mới đòi hỏi phải áp dụng công nghệ mới và quy trình nghiệp vụ hiện đại, nhanh chóng. Với tốc độ phát triển dịch vụ như hiện nay, nhiều quy định pháp lý đã tỏ ra bất cập và không bao hàm hết các mặt nghiệp vụ, gây khó khăn cho ngân hàng khi muốn triển khai dịch vụ mới.
2. Nguyên nhân chủ quan
Chiến lược kinh doanh chủ yếu theo từng nấc thang vận động, chưa có được một hệ thống mục tiêu và kế hoạch chiến lược theo kịp diễn biến thị trường. Một chiến lược kinh doanh cần phải được xây dựng dựa trên sự đánh giá thực trạng của Ngân hàng về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, công nghệ... so với mức độ phát triển hiện tại của hệ thống ngân hàng trên thế giới, khu vực và trong nước dựa vào xu hướng phát triển trong tương lai của hệ thống ngân hàng thế giới, định hướng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam, xây dựng hệ thống mục tiêu qua từng giai đoạn, các biện pháp khả thi để đạt được mục tiêu. Định hướng kinh doanh của chi nhánh chưa đáp ứng
được yêu cầu đó, yếu tố cạnh tranh, yếu tố công nghệ, yếu tố nguồn nhân lực, mô hình tương thích ... chưa được đề cập và được chú trọng đúng mức.
Đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ nhưng kế hoạch nhân sự và kỹ năng giao dịch ngân hàng hiện đại còn hạn chế.
+ Chính sách tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ còn nhiều bất cập. Một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành bại trong kinh doanh, đó là con người yêu cầu hiện nay là lực lượng lao động có trình độ cao, có kinh nghiệm năng động sáng tạo, xử lý công việc nhanh nhạy và trung thực trong công việc.
+ Đối với Chi nhánh Láng Hạ, việc tuyển dụng cán bộ không có quyền tự chủ, thiếu người thì xin chỉ tiêu Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam sẽ bố trí nhưng thường rất chậm và không đáp ứng được yêu cầu về trình độ trong vị trí cần đảm nhiệm.
+ Nhiều lúc nhân viên mới về hoặc luân chuyển trong nội bộ chi nhánh dẫn đến làm trái ngành, trái nghiệp vụ, chưa có kinh nghiệm và rất khó khăn trong việc bố trí công việc. Đào tạo lại cần có thời gian và kế hoạch nhưng những hạn chế về kinh phí hoặc không đủ, không đủ tiêu chuẩn thi tuyển đào tạo tập trung. Tự đào tạo chưa được định hướng hoặc ý thức tự học của nhân viên kém, không yêu nghề và tự trọng nghề nghiệp.
+ Việc qui hoạch và đào tạo bồi dưỡng cán bộ chưa được quan tâm đúng mức, việc phân công cán bộ về các phòng, đơn vị trực thuộc lấy căn cứ con người hiện có làm cơ sở mà không có căn cứ vào trình độ chuyên môn, sở trường kinh nghiệm của họ vì thiếu những cán bộ chuyên ngành cần thiết.
+ Do vậy trong quá trình làm việc, với những nhân viên mới mới hoặc mới được luân chuyển sang nghiệp vụ mới thường còn nhiều hạn chế trong việc giao dịch với khách hàng do hạn chế về các mặt thông tin, kỹ thuật cũng như những qui định làm việc mới.
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG LÁNG HẠ