1. Tồn tại trong hoạt động dịch vụ
Hoạt động dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu thu và chưa được chú trọng đúng mức trong khi tiềm năng và môi trường có điều kiện thuận lợi để phát triển.
+ Thu dịch vụ năm 2006 đạt 19.2 tỷ đồng bao gồm thu từ dịch vụ thanh toán, thu từ dịch vụ bảo lãnh và thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, tăng 194% so với năm 2005 và chiếm 15% tổng thu về hoạt động kinh doanh.
+ Trong kế hoạch phát triển 2006-2010 của chi nhánh phần phát triển về dịch vụ không đề cập rõ chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm trong tổng thu từ kinh doanh mà chủ yếu đề cập đến tốc độ tăng trưởng công tác thanh toán quốc tế (10%/năm) và tăng trưởng của hoạt động thẻ ATM (mỗi năm tăng 10,000 thẻ).
Sản phẩm của hoạt động dịch vụ nghèo nàn.
+ Dịch vụ chủ yếu là chuyển tiền. Điểm lại tất cả các dịch vụ mà ngân hàng thương mại khác đang làm là: chuyển tiền trong nước, thanh toán quốc tế, thanh toán thẻ tín dụng, thanh toán séc và đại lý phát hành thẻ tín dụng, séc du lịch, dịch vụ kiều hối, dịch vụ cho thuê két sắt, dịch vụ giữ hộ tài sản ... thì Ngân hàng Láng Hạ mới chỉ làm dịch vụ chuyển tiền trong nước và thanh toán quốc tế. Tuy nhiên hoạt động chuyển tiền trong nước còn thấp vì sự cạnh tranh gay gắt của công ty bưu chính viễn thông và các ngân hàng khác.
+ Hệ thống sản phẩm dịch vụ chưa định hướng theo khách hàng, còn năng về nghiệp vụ, dịch vụ truyền thống. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại chưa thực sự được quan tâm và nghiên cứu phát triển.
Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ có tiềm năng lớn nhưng chưa được đầu tư phát triển đúng mức.20
20 Mục này tham khảo từ: Hoạt động than toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ, TS.Nguyễn Trọng Tài, Đinh Thị Thanh Long, Tạp chí Khoa học đào tạo Ngân hàng, số
Bảng 2.2: Tình hình doanh số TTQT qua các năm 2002-2006
Đơn vị tính: triệu USD.
Chỉ tiêu 200 2 2003 2004 2005 2006 TH (%) TH (%) TH (%) TH (%) Doanh số TTQT 241 526,7 218 589 111 442 75 550 124 KD ngoại tệ - Doanh số mua - Doanh số bán 266 274 362 377 136 137 565 569 156 151 299 313 53 55 368 371 123 118
(Nguồn số liệu: Phòng Thanh toán quốc tế Chi nhánh Láng Hạ)
+ Trong hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, đồng tiền giao dịch còn đơn điệu, chủ yếu là DOLAR Mỹ, các đồng tiền khác chưa được chú trọng kinh doanh, chủ yếu là mua hộ khách hàng có nhu cầu thanh toán quốc tế và vì vậy đã bỏ qua cơ hội thu lợi nhuận.
+ Có sự mất cân đối lớn giữa thanh toán xuất khẩu và thanh toán nhập khẩu trong thanh toán L/C. Doanh số thanh toán L/C xuất thông thường chỉ bằng khoảng từ 0,02% - 0,08% so với doanh số L/C nhập, thậm chí có những năm chỉ phát sinh doanh số thanh toán L/C nhập mà không phát sinh doanh số thanh toán L/C xuất.
+ Con người và phương tiện còn hạn chế. Các nhân viên làm công tác kinh doanh ngoại tệ tốt nghiệp đại học ngoại thương, chủ yếu tự thêm tài liệu phục vụ công việc. Phương tiện thu thập và xử lý thông tin kinh doanh yếu và thiếu. Số cán bộ hiểu cặn kẽ nghiệp vụ ngoại thương, nghiệp vụ TTQT chưa nhiều.
2. Tồn tại trong hoạt động quản trị marketing
Hệ thống thông tin thị trường chủ yếu do trung ương cung cấp hoặc phản hồi của khách hàng.
+ Việc thu thập thông tin khách hàng, thu thập thông tin kinh tế xã hội từ các bộ, ngành hữu quan chưa được chú trọng và làm thường xuyên. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật từ các bộ ngành chưa được cập nhật làm căn cứ đánh giá.
+ Cách thức cạnh tranh chủ yếu vẫn là cạnh tranh về giá và kỳ hạn. Tuy nhiên các chính sách về lãi suất, mức phí dịch vụ, kỳ hạn vẫn chủ yếu dựa trên việc điều chỉnh theo đối thủ cạnh tranh trong mức qui định khống chế của trung ương.
Công tác quản trị marketing còn mới trong giai đoạn đầu, chưa có một phòng chuyên biệt nhằm định hướng chiến lược marketing cụ thể.
+ Hoạt động chính vẫn là hoạt động tiếp thị. Tuy nhiên các sản phẩm dịch vụ mới chưa được tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chút và việc tham gia tổ chức hội thảo, triển lãm, tài trợ để tăng cường truyền hình ảnh của chi nhánh trên địa bàn còn nhiều hạn chế.
+ Xúc tiến qua giao tiếp thực hiện dịch vụ mới bắt đầu được chú ý và được xem xét như là một phần bắt buộc trong chính sách khuyếch trương của Ngân hàng. Việc nắm bắt và đưa ra những chuẩn mực nhằm tăng cường xúc tiến qua giao tiếp còn nhiều hạn chế. Đây là điểm mấu chốt nhằm tăng tính cạnh tranh của những sản phẩm dịch vụ Ngân hàng trong tương lai.
3. Tồn tại trong kênh phân phối sản phẩm dịch vụ
Hệ thống kênh phân phối truyền thống - chính nhánh còn nhiều hạn chế.
+ Số lượng chi nhánh cấp II và các phòng giao dịch của chi nhánh Láng Hạ vẫn còn tương đối ít, chưa tương xứng với tiềm năng mở rộng thị trường.
+ Do chủ yếu các chi nhánh cấp II và phòng giao dịch là thuê địa điểm nên trong quá trình hoạt động còn nhiều vấn đề chưa thể chủ động giải quyết như muốn nâng cấp đại điểm, cải tiến khung cảnh giao dịch, ...
+ Các chi nhánh cấp II và phòng giao dịch mới chỉ kết nối mạng nội bộ, chưa được kết nối mạng internet nên còn hạn chế trong các hoạt động theo dõi thông tin thị trường, tham khảo tài liệu nghiệp vụ, ...
+ Hoạt động của các chi nhánh và phòng giao dịch vẫn chủ yếu là hoạt động tín dụng và các dịch vụ truyền thống. Số lượng người còn ít và số lượng giao dịch các ngày rất chênh lệch, không đồng đều. Tính chủ động của các chi nhánh cấp II và phòng giao dịch còn thấp đối với một số dịch vụ như dịch vụ thẻ phát hành ATM (sau khi đăng ký khách hàng phải lên hội sở chính lấy thẻ), độ linh hoạt trong chi phí cho các hoạt động marketing cũng cần được điều chỉnh sao cho hiệu quả.
Loại hình kênh phân phối chưa đa dạng
+ Loại hình kênh phân phối sản phẩm dịch vụ chủ yếu vẫn là hệ thống chi nhánh, các hình thức kênh phân phối khác như phone-banking, internet- banking, ATM, home banking chưa được chú trọng đồng bộ gây ra những hạn chế trong việc phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, tư vấn hỗ trợ khách hàng và điều tra thị trường.
+ Hiện nay, chi phí dịch vụ trực tiếp tại quầy giao dịch lớn và lãng phí thời gian, áp lực công việc cũng tương đối lớn đối với nhân viên. Khi xã hội ngày càng phát triển, chi phí cho kênh phân phối này càng tăng như trả lương cho nhân viên, thuê địa điểm ngày càng đắt đỏ và khó có thể tìm được một chỗ "đẹp". Bản thân khách hàng cũng gặp phải nhiều bất tiện với hệ thống kênh phân phối truyền thống này.