Kiến nghị đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG LÁNG HẠ.DOC (Trang 56 - 60)

III. Kiến nghị

3. Kiến nghị đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Cải cách qui chế kế hoạch hoá, chính sách khoán tài chính, chế độ tiền lương, đảm bảo tính tự chủ kinh doanh của các chi nhánh, kinh doanh tại môi trường thuận lợi được tạo điều kiện như khoán tài chính hợp lý hơn, làm nhiều được hưởng nhiều, hưởng lương theo kết quả kinh doanh.

Mạnh dạn trao quyền phán quyết cho các chi nhánh có môi trường kinh doanh tốt để tăng tính tự chủ kinh doanh, giảm bớt được những thủ tục rườm rà, tăng tính nhạy cảm trong hoạt động kinh doanh. Hỗ trợ vốn, kỹ thuật khi cần thiết nhằm đẩy mạnh hoạt động của các chi nhánh, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển trong toàn hệ thống.

Đổi mới cơ chế tuyển dụng và bố trí cán bộ. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hỗ trợ chi nhánh thành lập hội đồng và thi tuyển cán bộ vào các vị trí cần thiết, tránh tình trạng tuyển người không đúng chuyên môn, không đủ năng lực làm việc, tốn kém trong việc đào tạo lại.

KẾT LUẬN

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong lĩnh vực tài chính tiền tệ đang đóng một vai trò quan trọng cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Mục tiêu của ngân hàng là kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhất với sản phẩm dịch vụ đa năng, tiện ích, trọn gói, thân thiện xây dựng từ nguyên liệu là tiền tệ. Quá trình chuyển đổi từ loại hình ngân hàng chủ yếu kinh doanh tín dụng sang loại hình ngân hàng kinh doanh dịch vụ đa năng là tất yếu nhằm tăng tính cạnh tranh khi mà thời điểm gỡ bỏ khung pháp lý bảo hộ ngành đã đến rất gần. Chắc chắn các ngân hàng thuộc hệ thống ngân hàng nhà nước Việt Nam sẽ mất đi thị phần trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng tư nhân và sự đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Để nâng cao năng lực kinh doanh, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, chi nhánh Láng Hạ phải tăng cường xây dựng và phát triển trên cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

Trước thực tế đó, đề tài được thực hiện trên cơ sở tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, với những luận cứ về lý luận và thực tiễn đã hoàn thành được những nhiệm vụ cơ bản.

- Đưa ra những lập luận khoa học nêu rõ quá trình hình thành, phát triển các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập quốc tế.

- Khái quát quá trình hình thành, phát triển của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ. Đề tài đã phân tích những đặc điểm cơ bản của chi nhánh như tình hình tài chính, thị phần, cơ cấu tổ chức, thực trạng triển khai các sản phẩm dịch vụ, những thành công cũng như tồn tại trong hoạt động kinh doanh, chỉ rõ nguyên nhân tồn tại trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh Láng Hạ.

- Những giải pháp và kiến nghị chủ yếu để nâng cao năng lực kinh doanh ở Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ.

+ Hoàn thiện chiến lược kinh doanh lâu dài mà trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực tương ứng với phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại đa năng, tiện ích, trọn gói và thân thiện.

+ Đưa ra các giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ truyền thống, sản phẩm dịch vụ mới cùng với chính sách marketing đồng bộ, nhất quán với một mạng lưới kênh phân phối chủ động, đa dạng và bổ khuyết cho nhau.

+ Đề tài cũng nêu lên một số kiến nghị với Nhà nước về hỗ trợ phát triển các hoạt động kinh doanh gắn với hoạt động của ngân hàng, tạo hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh lành mạnh. Kiến nghị với ngành ngân hàng nâng cao vai trò của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, phát triển đồng bộ hệ thống ngân hàng có tính mở và liên kết cao, nâng cao tính chủ động sáng tạo, tự chủ hoạt động kinh doanh của các chi nhánh, đảm bảo các lợi ích trong kinh doanh cho cả khách hàng, cán bộ ngân hàng và lợi nhuận của ngân hàng.

Nâng cao năng lực kinh doanh là hoạt động thường xuyên, lâu dài, đòi hỏi sự nhất quán của tất cả các bộ phận trong ngân hàng, không riêng một cá nhân hay một bộ phận nào. Đạt được mục tiêu đó còn rất nhiều yếu tố tác động và đòi hỏi những hành động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp cần được nghiên cứu nhằm tạo sự phát triển vững mạnh của Ngân hàng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ quản trị marketing ngân hàng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2003.

2. Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2003.

3. Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2003.

4. Xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh, Viện nghiên cứu và đào tạo quản lý, Nhà xuất bản Lao động xã hội 2005.

5. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Thanh toán quốc tế tài trợ ngoại thương, Nhà xuất bản thống kê 2005.

6. PTS. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Học viện Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê 1999.

7. Giáo trình Khoa học quản lý, Khoa khoa học quản lý, ĐH Kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật 2004.

8. Lịch sử Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ, 12/2003.

9. Website Hiệp hội ngân hàng Việt Nam http://www.vnba.org.vn

10.Website của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam http://www.vbard.com.

11.Website của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam http://www.div.gov.vn. 12.Những thuận lợi, khó khăn và thách thức của ngành ngân hàng khi gia

nhập WTO, Tạp chí Tài chính tiền tệ, số 7, 1/4/2007.

13.Trần Hoàng Vũ, Một số ý kiến về phát triển dịch vụ ngân hàng trong xu hướng hội nhập quốc tế, Tạp chí Ngân hàng, số 19, 10/2006.

14.Trần Thị Vân Trà, Xác định danh mục sản phẩm dịch vụ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, Tạp chí khoa học đào tạo ngân hàng, số 54, 11/2006.

15.Lê Thị Huyền Diệu, Đôi điều bàn luận về việc xây dựng thương hiệu của ngân hàng Việt nam trong tiến trình hội nhập, Tạp chí Ngân hàng, Số 17, 9/2006.

16.Phùng Thu Thuỷ, Một số kỹ năng giao tiếp khách hàng trong dịch vụ bán lẻ của ngân hàng thương mại, Tạp chí Ngân hàng, Số 21, 11/2006. 17.Nguyễn Việt Đức, Ngân hàng thương mại và giá trị của việc đa dạng

hoá kênh phân phối, Tạp chí Ngân hàng, số 11, 2005.

18.TS.Nguyễn Trọng Tài và Đinh Thị Thanh Long, Hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ, Tạp chí Khoa học đào tạo Ngân hàng, số 58, 3/2007.

19.Dương Hồng Tâm, Văn hoá doanh nghiệp trong hoạt động của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, Số 3, 3/2007. 20.Trần Hoàng Vũ, Một số ý kiến về phát triển dịch vụ ngân hàng trong xu

hướng hội nhập quốc tế, Tạp chí Ngân hàng, Số 19, 10/2006.

21.Báo cáo, tổng kết, cân đối 2002-2006 và đề án kinh doanh 2006-2010 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Láng Hạ.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG LÁNG HẠ.DOC (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w