Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ở chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình.DOC (Trang 81 - 83)

- Những nguyên nhân khác

3.3.2Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ở chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình.

3.3.2Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần nhanh chóng, thường xuyên, kịp thời bổ sung và hoàn thiện luật các tổ chức tín dụng, tạo một hành lang pháp lý vừa chặt chẽ vừa linh hoạt, đảm bảo cho hoạt động của các Ngân hàng Thương mại nói chung và hoạt động cho vay nói riêng được tiến hành đúng qui trình theo khuôn khổ của pháp luật nhưng đồng thời lại không mất đi tính tự chủ linh hoạt của từng ngân hàng từng chi nhánh đáp ứng liên tục với tình hình mới.

Thường xuyên tiến hành kiểm tra thanh tra, giám sát hoạt động của các Ngân hàng Thương mại, có như vậy, mới có thể kịp thời phát hiện những sai phạm của các Ngân hàng Thương mại, xử lý kịp thời những sai phạm đó, tạo một sân chơi lành mạnh công bằng cho tất cả các Ngân hàng Thương mại. Đồng thời có được những biện pháp khắc phục kịp thời những thiếu xót có thể có phát sinh trong quá trình hoạt động thực tiễn của các Ngân hàng Thương Mại. Tạo một loạt những danh mục sản phẩm cho vay mang tính chất tham khảo, để các Ngân hàng Thương mại có thể lựa chọn và đồng thởi từ đó có thể tạo ra những sản phẩm phù hợp với đặc trưng và lợi thế riêng của ngân hàng mình rồi đưa vào hoạt động thực tiễn. Ngoài ra Ngân hàng Nhà nước cần có những qui định cụ thể và hợp lý hơn về tài sản đảm bảo và các qui định giới hạn về hạn mức tín dụng đối với các Ngân hàng Thương mại để các Ngân hàng Thương mại có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để tiến hành hoạt động cho vay một cách dễ dàng hơn, tìm kiếm khách hàng được tốt hơn đem lại hiệu quả cao hơn.

Kết Luận

Như vậy hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình trong thời gian vừa qua có thể coi là rất có hiệu quả. Với tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức thấp hơn 5 % theo qui định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,tỷ lệ sinh lời cao, thu lãi hàng năm từ cho vay luôn chiếm hơn 50% doanh thu của toàn chi nhánh, tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo ở mức cao, Chi nhánh tiến hành cho vay đồng đều với các ngành kinh doanh, ổn định mức dư nợ hàng năm và doanh số cho vay.

Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần giải quyết như hoạt động cho vay vẫn quá chú trọng vào các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nhà nước, bỏ qua một thị phần rất tiềm năng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tỷ lệ cho vay ngắn hạn còn cao, vẫn còn tồn tại nợ xấu, trong quá trình hoạt động có những lúc nợ xấu tăng cao đe dọa tình hình kinh doanh của chi nhánh có thể gây nguy cơ thua lỗ, nhiều cán bộ tín dụng thực hiện qui trình cho vay nặng tính hình thức không hiệu quả, thực hiện thu nợ giải quyết nợ đọng còn chưa nhanh chóng quyết liệt.

Để có thể tồn tại, phát triền bền vững lâu dài, chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình cần thực hiện một số biện pháp nâng cao hiệu quả cho vay như nâng cao chất lượng con người, chất lượng kiểm tra kiểm soát, chất lượng thông tin, … có như vậy chi nhánh mới có thể đạt được những mục tiêu đề ra trong những năm tới khi mà trên thị trường tài chính đã bắt đầu xuất hiện một loạt các tổ chức tín dụng mới đó là các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng nông thôn vươn ra thành thị, các công ty tài chính, các công ty chứng khoán, … đây đều là những đối thủ cạnh tranh rất mạnh, hứa hẹn sẽ tạo ra một thị trường tài chính rất sôi động trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ở chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình.DOC (Trang 81 - 83)