VNĐ Ngoại tệ quy VNĐ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ở chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình.DOC (Trang 41 - 44)

- Ngoại tệ quy VNĐ 1.309 585 2,81 36,01 1.950 866 48,96 48,03 1.710 650 -12,31 -24,95 Dư nợ theo kì hạn: - Cho vay ngắn hạn - Cho vay trung dài hạn

1.261 633 13,41 7,12 1.850 966 46,71 52,61 1.861 499 0,59 -48,35

+ Dư nợ cho vay : Đến 31/12/2005 tổng dư nợ cho vay đạt 2.816 tỷ so với dư nợ cuối năm 2004 tăng 922 tỷ, (+48,7%) trong đó dư nợ VND 1.950 tỷ tăng 641 tỷ (+48,96%) dư nợ ngoại tệ qui VNĐ 866 tỷ, tăng 281 tỷ (+48,03%). Mức dư nợ tăng cao hơn so với đầu năm 2005 chủ yếu do Chi nhánh đã chủ động tìm kiếm, khai thác, lựa chọn khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh về vay vốn tại chi nhánh như Công ty cổ phần VILEXIM vay 25 tỷ, VINAFOOD 665 tỷ đồng… Đồng thời thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp vay vốn. Những doanh nghiệp yếu kém đã giảm dần dư nợ và tích cực thu nợ xấu, nợ quá hạn và nợ gia hạn, tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo . Do vậy tình hình dư nợ của Chi nhánh đến cuối năm đã có nhiều chuyển biến tốt.

Năm 2006, dư nợ tín dụng của Chi nhánh giảm 16,19% so với năm 2005 và giảm 9,86% so với kế hoạch đề ra, nguyên nhân là do :

Thu hết nợ dài hạn 71 tỷ đồng cho vay giai đoạn I đường vành đai III Hà Nội của công ty Xây dựng công trình giao thông I.

Giảm nợ ngắn hạn 170 tỷ đồng cho vay thu mua lương thực xuất khẩu của Tổng công ty lương thực miền Bắc.

Thu nợ một số doanh nghiệp do có nợ quá hạn và gia hạn nợ như: Công ty Kim khí Hà Nội 49 tỷ đồng, Tổng công ty vật tư Nông nghiệp 58 tỷ đồng, Công ty TNHH Thủ Đô II 12,8 tỷ đồng, Công ty TNHH Minh Khôi 5,3 tỷ đồng và một số doanh nghiệp khác.

Đối với dư nợ theo loại tiền, dư nợ cho vay theo VNĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn, gấp 1,5 – 2,5 lần dư nợ cho vay theo ngoại tệ. Cũng giống như dư nợ cho vay theo VNĐ, dư nợ cho vay ngắn hạn của Chi nhánh cũng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ cho vay theo kì hạn.

a) Dư nợ xấu : Tình hình nợ đọng trong ngành xây dựng cơ bản đã tác động lớn đến chất lượng tín dụng của Chi nhánh, một số doanh nghiệp xây dựng trong ngành giao thông vận tải, xây dựng công nghiệp, y tế không được thanh toán vốn kịp thời, do nhiều nguyên nhân đã dẫn đến nợ phải gia hạn hoặc phải chuyển sang nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng lớn vào những tháng cuối quý III/2005.

Với sự chỉ đạo sát sao và bám sát từng khoản thu của doanh nghiệp để thu nợ, nợ xấu đến 31/12/2205 chỉ còn 77.361 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,75% trên tổng dư nợ, xử lý rủi ro 53.865 triệu đồng.

Trong năm 2006, chỉ tiêu nợ xấu do đã được chú trọng thường xuyên ngay từ đầu quý IV/2006 nên đến hết tháng 12/2006, sau khi đã được xử lý rủi ro 23.651 triệu đồng, nợ xấu chỉ còn 927 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,039% trên tổng dư nợ. So với cùng kỳ năm trước, nhóm nợ xấu giảm 77.434 triệu đồng và chỉ bằng 3% so với kế hoạch ( tính cả số đã xử lý rủi ro thì nợ xấu chỉ bằng 78,83% so với kế hoạch, chiếm tỷ trọng 1% trên tổng dư nợ ).

Do được chú ý sát sao về quản lý chất lượng dư nợ, nợ nhóm II và nợ xấu đã giảm so với thời điểm trích DPRR 30/11/2006, nên đến hết tháng 12/2006, chi phí trích DPRR đã được chi nhánh Công Thương Ba Đình cho ghi giảm chi phí 11.136 triệu đồng, đồng thời bóc tách 25.092 triệu đồng tiền lãi ra khỏi thu nhập của số dư nợ đã được cơ cấu lại. Cùng lúc ngay sau khi bóc tách, Chi nhánh đã tìm mọi biện pháp để thu lại được 22.327 triệu đồng (89%).

b) Nợ gia hạn và nợ quá hạn: Một số mặt hàng phân bón, sắt thép có thời điểm tiêu thụ chậm, nợ đọng vốn trong đầu tư XDCB kéo dài, nên đã phát sinh nợ gia hạn và nợ quá hạn cuối tháng 9/2005 lên tới 178 tỷ đồng. Số tiền phải trích dự phòng rủi ro lên trên 112 tỷ đồng.

Trước tình hình trên, chi nhánh đã tiến hành phân tích từng khoản nợ xấu, đưa ra các biện pháp cụ thể trong từng đơn vị để khắc phục, đồng thời phân công rõ trách nhiệm thu nợ cho từng cán bộ, nên trong quý IV năm 2005 chất lượng tín dụng đã có chuyển biến rõ rệt. Đến 31/12/2005 sau khi xử lý rủi ro, nợ gia hạn và nợ quá hạn chỉ còn 65 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn 19,6 tỷ đồng.

Sau một năm, đến 31/12/2006, nợ quá hạn chỉ còn lại 4.461 triệu đồng, giảm 76,97% so với năm 2005 nhưng nợ gia hạn lại tăng 64,15% đạt 68.837 triệu đồng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ở chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình.DOC (Trang 41 - 44)