- Độ dày tầng đất 30 50 cm, tỷ lệ đá lẫn <50% (1) Nhóm thực bì có rừng (Nhóm a)
4 2800 320 180 60 Trung bình296000200
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Từ những kết quả đã nghiên cứu được, đề tài xin đưa ra một số kết luận như sau:
Tổ thành cây gỗ ưu thế thuộc về các loài như thành ngạnh, thẩu tấu,… Số loài cây trong các OTC dao động từ 9 - 11 loài, số loài ưu thế từ 7 - 8 loài. Mật độ cây gỗ đạt khoảng 400 cây/ha. Cây tái sinh tại: Xã Quân Chu có 8 loài tham gia vào cấu trúc tổ thành, các loài cây tham gia vào công thức tổ thành chủ yếu là các cây ưa sáng mọc nhanh, giá trị gỗ không cao như: Thẩu tấu, Màng tang, Hu đay,... Tại xã La Bằng số lượng loài tham gia vào công thức tổ thành có từ 7 - 9 loài, số lượng loài nhiều hơn so với xã Quân Chu, các cây này chủ yếu vẫn là những cây ưa sáng mọc nhanh và giá trị gỗ không cao. Mật độ cây tái sinh trong các OTC của 2 xã dao động trong khoảng từ 35 - 72 cây, trong đó: Xã Quân Chu mật độ trung bình của cây tái sinh là 4427 cây/ha, xã La Bằng mật độ trung bình của cây tái sinh là 4240 cây/ha. Cây tái sinh tập trung nhiều nhất ở các cấp chiều cao là 0.5m-1m, từ 1m- 1,5m. Mật độ cây tái sinh giảm dần theo các cấp chiều cao lớn hơn. Tỷ lệ cây trung bình chiếm đa số trong khu vực nghiên cứu, tỷ lệ cây tốt cũng khá cao. Nguồn gốc cây tái sinh chủ yếu là từ hạt. Vì vậy, nếu tiến hành khoanh nuôi bảo vệ tốt thì rừng sẽ nhanh chóng phục hồi và có chất lượng tốt. lớp cây bụi chủ yếu là cỏ rác, sim, mua.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái sinh như địa hình, đất đai hay con người có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tái sinh và phục hồi rừng. Mật độ cây tái sinh ở chân và sườn lớn hơn ở đỉnh. Địa hình càng dốc thì tái sinh phục hồi rừng càng khó khăn, sự phân bố cây tái sinh sẽ không đồng đều bằng nhũng nơi có địa hình ít dốc hơn. Đồng thời hướng phơi cũng ảnh hưởng tới quá trình tái sinh, ở hướng phơi Đông - Tây có số lượng cây tái sinh nhiều hơn. Đất đai ở đây phần lớn bị thoái hóa nên tổ thành cây tái sinh chủ yếu là các cây ưa sáng mọc nhanh, có đời sống ngắn và giá trị kinh tế thấp. Đất càng nghèo kiệt thì tái sinh càng khó khăn và ngược lại. Con người tác động của con người thông qua tập quán phát rừng làm nương rẫy và hoạt động bảo vệ
hay phá hoại thảm thực vật. Những hoạt động đó đều bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là thiếu đất trồng cây lương thực dẫn đến hình thức du canh du cư đốt rừng làm nương rẫy và rừng dần mất đi trạng thái ổn định với hoàn cảnh. Sau đó con người lại khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh tự nhiên thì rừng sẽ được phục hồi. Nhanh hay chậm tùy thuộc vào các biện pháp kĩ thuật lâm sinh tác động vào rừng.
Định hướng và các biện pháp kĩ thuật lâm sinh xúc tiến quá trình tái sinh phục hồi rừng thì phải dựa vào các tiêu chí sau: hiện trạng thảm thực vật phục hồi, mục tiêu kinh doanh, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội. Các biện pháp kĩ thuật lâm sinh là: Tái sinh nhân tạo, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên kết hợp với trồng bổ xung các loài cây mục đích nâng cao giá trị rừng phục hồi. Đồng thời ta phải tiến hành các biện pháp lâm sinh như chặt tỉa, trông dặm để tận dụng tối đa không gian dinh dưỡng. Điều chỉnh độ tàn che tạo điều kiện cho cây tái sinh sinh trưởng phát triển tốt, điều tiết tổ thành loài cây tái sinh thông qua việc xúc tiến tái sinh, nuôi dưỡng những loài cây mục đích, loại bỏ những cây ít giá trị, phẩm chất kém. Phát dây leo, cây bụi thảm tươi tạo điều kiện cho cây tái sinh có không gian dinh dưỡng để sinh trưởng.
5.2. Tồn tại
Do thời gian có hạn nên đề tài còn có một số những tồn tại như: Đề tài chỉ dừng lại nghiên cứu đặc điểm tái sinh trạng thái IC, chưa nghiên cứu ở các trạng thái khác, Chưa có điều kiện đi sâu vào phân tích đất, các chỉ tiêu về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, phản ánh quá trình phục hồi.
5.3. Kiến nghị
Cần có những nghiên cứu tiếp theo về đối tượng rừng phục hồi sau nương rẫy nhằm tìm ra các quy luật, làm cơ sở khoa học cho việc đề ra các biện pháp lâm sinh phục vụ cho công tác trồng rừng và xúc tiến tái sinh tự nhiên.