- Hướng phơi (Đ, T, N, B).
k. Điều tra đất
4.2.3. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học (Shannon Weaver)
Khái niệm sơ khai nhất của đa dạng sinh học là độ phong phú loài, đây chỉ đơn giản là số lượng loài phát hiện thấy trong quần xã thực vật của khu vực nghiên cứu. Theo quan điểm đo đếm định lượng chỉ số đa dạng sinh học thì tính đa dạng là một phép thống kê có sự tổ hợp của hai yếu tố là thành phần số lượng loài và tính đồng đều phân bố hay khả năng xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài. Có nghĩa là chỉ số đa dạng sinh học loài không chỉ phụ thuộc vào thành phần số lượng loài, mà cả số lượng cá thể và xác suất xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài.
Có rất nhiều phương pháp đã đề xuất cho nghiên cứu định lượng chỉ số đa dạng sinh học, trong đó thành công và được áp dụng phổ biến nhất là phương pháp của Shannon and Weiner. Đề tài đã sử dụng công thức này để đánh giá chỉ số đa dạng sinh học của cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu.
Bảng 4.04. Chỉ số đa dạng sinh học trạng thái IC tại huyện Đại Từ
Xã OTC (cây/ha)Mật độ Số loài (loài) Chỉ số đa dạng
Quân chu 1 2880 14 2,45 2 3120 14 2,44 3 2800 12 2,42 La bằng 4 2800 15 2,49 5 2560 14 2,43 6 2480 14 2,42
Từ kết quả cho thấy, chỉ số đa dạng sinh học trong các OTC là tương đối đồng đều, chỉ số Shannon dao động từ 2,42 - 2,49. Nếu điều kiện môi trường thuận lợi và đa dạng thì số lượng loài lớn, số cá thể trong mỗi loài nhỏ, hệ số đa dạng cao. Khi điều kiên không thuận lợi hay ở môi trường có tính chất cực đoan thì số loài trong quần xã ít, nhưng số cá thể của từng loài có thể cao và hệ số đa dạng thấp. Mỗi một giai đoạn phục hồi sẽ có mức độ tái sinh khác nhau về mật độ; tỷ lệ cây tái sinh tốt, trung bình, xấu; nguồn gốc tái sinh…