Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến cây tái sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên rừng phục hồi trạng thái IC tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 41)

- Hướng phơi (Đ, T, N, B).

4.4.1.Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến cây tái sinh

k. Điều tra đất

4.4.1.Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến cây tái sinh

Cây bụi thảm tươi là nhân tố có ảnh hưởng khá lớn đến khả năng tái sinh tự nhiên, Ở những nơi có độ tàn che của rừng thấp thì cây bụi, thảm tươi phát triển mạnh điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những cây tái sinh chịu bóng tuổi nhỏ phát triển, nhưng sẽ lại gây trở ngại khi cây tái sinh lớn lên. Sự phát triển mạnh mẽ của cây bụi, thảm tươi cũng có ảnh hưởng khá lớn đến tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng, làm cho tỷ lệ cây triển vọng bị giảm xuống đáng kể, tốc độ phát triển của cây bụi, thảm tươi mạnh sẽ lấn át cây tái sinh do có sự cạnh tranh về không gian và dinh dưỡng.

Sau khi điều tra đề tài đã thu thập và xử lý số liệu được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.08. Cây bụi, thảm tươi trạng thái IC tại huyện Đại Từ

OTC Mật độ(cây/ha) Độ che phủ/Ô thứ cấp(%) Tình hình thực bì Quân chu 1 8880 51 Cop1 2 8480 49 Cop2 3 7760 51 Cop1 La bằng 4 8240 53 Cop1 5 8320 55 Cop1 6 7120 53 Cop1

Qua bảng trên ta có thể thấy độ che phủ của cây bụi, thảm tươi ở trạng thái IC dao động trong khoảng từ 49 - 53 %. Mật độ của cây bụi, thảm tươi trong các OTC dao động trong khoảng từ 7120 - 8880 cây/ha.

Dựa vào bảng đánh giá độ phong phú loài của lớp cây bụi, dây leo và thảm tươi của Drude ta có thể thấy rằng tình hình thực bì của trạng thái rừng phục hồi IC tại khu vực nghiên cứu được phân bố như sau:

+ Phần lớn trạng thái thực bì là Cop1 thực vật mọc rất nhiều độ che phủ trên 50 - 75%, bao gồm các OTC: 1, 3, 4, 5, 6.

+ Trạng thái thực bì Cop2 ở trạng thái này thực vật mọc nhiều độ che phủ từ 25 - 50% diện tích, bao gồm các OTC: 2.

Thành phần loài của cây bụi, thảm tươi ở địa điểm nghiên cứu bao gồm: Sim, Mua, Bòng bong. Dây gai, Cỏ rác …

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên rừng phục hồi trạng thái IC tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 41)