Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên rừng phục hồi trạng thái IC tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 37)

- Hướng phơi (Đ, T, N, B).

4.2.4.Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh

k. Điều tra đất

4.2.4.Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh

Chất lượng cây tái sinh là kết quả tổng hợp những tác động qua lại giữa cây rừng với nhau và giữa cây rừng với điều kiện ngoại cảnh. Năng lực tái sinh được đánh giá theo các chỉ tiêu về mật độ, Phẩm chất, nguồn gốc. Năng lực tái sinh phản ánh mức độ thuận lợi của điều kiện hoàn cảnh đối với quá trình phát tán, nẩy mầm hạt giống và quá trình sinh trưởng của cây mạ và cây con.

Kết quả nghiên cứu về chất lượng cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu sẽ la cơ sở để đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp để tác động vào trạng thái nghiên cứu, thúc đẩy quá trình tái sinh phục hồi rừng.

Bảng 4.05. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh trạng thái IC tại huyện Đại Từ

OTC Chất lượng cây tái sinh (%) Nguồn gốc TS (%)

Tốt T Bình Xấu Hạt Chồi Quân Chu 1 20,8 14,5 25,6 20 6,7 2 25 19,3 12,8 18 22,2 3 12,5 17,2 17,9 17 17,8 La Bằng 1 16,7 15,9 20,5 17 15,6 2 16,7 15,2 15,4 15 15,6 3 8,3 17,9 7,7 13 22,2

Qua bảng trên ta thấy: Giữa các OTC có sự chênh lệch như sau:

Số cây có nguồn gốc từ hạt dao động từ 13% - 22%. Số cây có nguồn gốc từ chồi dao động từ 6,73% - 22,2%. Tỷ lệ cây tốt dao động từ 8,3% - 25%. Tỷ lệ cây trung bình dao động từ 14,5% - 17,9%. Tỷ lệ cây xấu dao động từ 7,7% - 25,6%.

Qua phân tích số liệu cho thấy tỷ lệ % tái sinh hạt là 78,37%, tái sinh chồi là 21,63%. Phần lớn cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành tầng rừng chính trong tương lai. Bởi vì cùng một loài cây có nguồn gốc hạt có đời sống dài hơn cây có nguồn gốc chồi, khả năng chống chịu với ngoại cảnh tốt hơn cây tái sinh từ chồi. Tỷ lệ % cây tốt và cây trung bình chiếm đa số (Tốt: 11,54%, Trung Bình: 69,71%, còn lại là tỷ lệ cây xấu), điều này thuận lợi cho quá trình lợi dụng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng sau nương rẫy. tuy nhiên việc đưa ra các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để tác động thì cần phải dựa vào đặc điểm của từng trạng thái rừng khác nhau. Trạng thái IC cần trồng bổ sung những khu đất trống thiếu cây tái sinh. Một phương pháp tốt nhất là lấy những cây ở khu có mật độ dày trồng sang nơi thiếu cây tái sinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên rừng phục hồi trạng thái IC tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 37)