II. Thực trạng công tác trả lương tại Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì
3. Các hình thức trả lương tại Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì
3.1. Hình thức trả lương theo sản phẩ mở Công ty
3.1.1. Đối tượng áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm:
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương căn cứ vào kết quả lao động mà người lao động đã hoàn thành. Hình thức trả lương theo sản phẩm chỉ phù hợp với những công việc mà ở đó dây chuyền sản xuất đảm bảo được liên tục, các công việc có thể định mức được, có tính chất lặp đi lặp lại và không đòi hỏi trình độ lành nghề cao, năng suất lao động phụ thuộc chủ yếu vào sự nỗ lực của người lao động và việc tăng năng suất không gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Do những đặc điểm này nên ở Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì, hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân được áp dụng cho các lao động thuộc phân xưởng Xút, phân xưởng thực nghiệm, phân xưởng bột giặt và phân xưởng NPK. Ở các phân xưởng này đã có đơn giá sản phẩm rõ ràng, việc kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm có thể thực hiện một cách cụ thể và riêng biệt cho từng người lao động.
Trong hình thức trả lương này, tiền lương của người lao động trong Công ty sẽ phụ thuộc trực tiếp vào số lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất ra và đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm. Do đó, để đảm bảo tác dụng khuyến khích đối với người lao động và hiệu quả kinh tế đối với doanh nghiệp, khi thực hiện hình thức trả lương theo sản phẩm Công ty cần chú ý đến việc thực hiện một số công tác sau:
- Công tác xây dựng định mức lao động.
- Công tác xác định đơn giá tiền lương sản phẩm. - Công tác tính toán trả lương theo sản phẩm.
3.1.2. Công tác xây dựng định mức lao động:
Định mức lao động là lượng lao động hao phí lớn nhất được quy định để chế tạo một sản phẩm hay hoàn thành một công việc nào đó đúng tiêu chuẩn chất lượng trong các điều kiện tổ chức, kỹ thuật, tâm sinh lý, kinh tế và
xã hội nhất định. Định mức lao động là cơ sở để thực hiện phân công lao động, xây dựng các kế hoạch lao động, đánh giá kết quả lao động. Đặc biệt, trong hình thức trả lương theo sản phẩm định mức lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Trong công tác xây dựng định mức Công ty cần chú ý đến các loại định mức lao động được sử dụng trong Công ty, cán bộ định mức và phương pháp xây dựng định mức
Về các loại định mức lao động trong Công ty:
Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì sử dụng 2 loại định mức sau:
+ Thứ nhất, định mức thời gian: Định mức thời gian quy định thời gian tối đa cần thiết để hoàn thành việc chế tạo một sản phẩm trong các điều kiện tổ chức, kỹ thuật, kinh tế và tâm sinh lý nhất định. Ở công ty cổ phần hoá chất Việt Trì, định mức thời gian được áp dụng cho tổ ZnCl2 thuộc phân xưởng thực nghiệm (với định mức giao: 10công/tấn).
+ Thứ hai, định mức sản lượng: Định mức sản lượng quy định số lượng sản phẩm tối thiểu phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian với các điều kiện tổ chức, kỹ thuât, kinh tế và sinh lý nhất định.
Bảng sau là định mức sản lượng cho một số sản phẩm trong Công ty:
Bảng 11: Định mức sản lượng cho một số loại sản phẩm
STT Tên sản phẩm Định mức (tấn/ngày) 1 Xút 30% 22 2 Na2SiO3 19.5 3 CaCl2 2 (Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính) Về cán bộ định mức:
Cán bộ định mức quyết định trực tiếp đến các định mức lao động được xây dựng trong Công ty có chính xác hay không. Do đó, muốn thực hiện tốt công tác xây dựng định mức người cán bộ cần có kiến thức chuyên môn sâu về công tác định mức lao động. Ở Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì, công tác định mức được thực hiện bởi bộ phận lao động tiền lương thuộc phòng Tổ chức – Hành chính.
Về phương pháp xây dựng định mức lao động:
Công tác xây dựng định mức lao động trong Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì được phòng nghiệp vụ (cụ thể là bộ phận lao động tiền lương) kết hợp với phòng kĩ thuật thực hiện. Phương pháp xây dựng định mức lao động được sử dụng chủ yếu là phương pháp thống kê kinh nghiệm và phương pháp bấm giờ.
+ Phương pháp bấm giờ: là phương pháp nghiên cứu cụ thể hao phí thời gian khi công nhân thực hiện một bước công việc nào đó tại một nơi làm việc. Phương pháp này có căn cứ khoa học và thường được áp dụng khi định mức các sản phẩm mới trong công ty. Phương pháp bấm giờ được tiến hành qua 4 bước sau:
Bước 1: Chọn đối tượng để bấm giờ và chuẩn bị các dụng cụ.
Bước 2: Tiến hành thực hiện bấm giờ 10 lần, tức là cho đối tượng được chọn hoàn thành công việc trong 10 lần rồi lấy trung bình của 10 lần đó.
Bước 3: Phân tích và chỉnh lý số liệu ghi chép được. Bước 4: Tính định mức hợp lý cho công việc bấm giờ.
+ Phương pháp thống kê kinh nghiệm: là phương pháp xây dựng định mức lao động trên cơ sở phân tích chuỗi số liệu thống kê kết hợp với kinh nghiệm của các cán bộ xây dựng định mức. Phương pháp này tuy đơn giản, đỡ tốn kém nhưng có hạn chế là thiếu chính xác, đễ mang tính chủ quan và có thể chứa đựng cả nhân tố lạc hậu. Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì thường
xử dụng phương pháp này kết hợp với phương pháp bấm giờ để xây dựng định mức lao động.
Do định mức lao động phụ thuộc vào trình độ máy móc trang thiết bị nên khi có sự thay đổi máy móc, dây chuyền thiết bị Công ty phải tiến hành thực hiện lại công tác định mức với công đoạn bị ảnh hưởng.
3.1.3. Công tác xác định đơn giá tiền lương sản phẩm:
Để xác định đơn giá tiền lương sản phẩm Công ty căn cứ vào mức lương tối thiểu, cấp bậc công việc, định mức lao động và các hệ số phụ cấp lao động thích hợp.
Đơn giá tiền lương sản phẩm được tính theo công thức: LCBCVBQ
ĐG = --- Q
Trong đó: LCBCVBQ : Lương cấp bậc công việc bình quân ĐG : Đơn giá tiền lương sản phẩm Q : Định mức sản lượng sản xuất.
Do đó, để xác định đơn giá tiền lương ta cần tính định mức sản lượng sản xuất Q và lương cấp bậc công việc LCBCVBQ
- Định mức sản lượng Q được xác định theo phương pháp bấm giờ hoặc phương pháp thống kê kinh nghiệm như đã trình bày ở trên.
- Lương cấp bậc công việc bình quân được xác định dựa trên hệ số cấp bậc công việc bình quân. Hệ số cấp bậc công việc bình quân dựa vào cấp bậc của từng thợ trong cùng một tổ, được tính là trung bình của hệ số lương của người lao động trong tổ.
Ví dụ1 : Dựa vào phương pháp tính đơn giá tiền lương sản phẩm này, ta tính
cụ thể đơn giá tiền lương cho Tổ Lò hơi thuộc Phân xưởng cơ điện như sau: - Hệ số lương cấp bậc bình quân ở tổ lò hơi là : 3.18
- Lcbcv ở tổ lò hơi trong 1 ca là:
3.18 x 450 000/26 = 55 038 đồng/ca. - Định mức sản lượng ở phân xưởng là: 9.8 tấn/ ca Do đó đơn giá tiền lương sản phẩm ở tổ lò hơi được xác định: Lcbcv 55 038
ĐG = --- = --- = 5 616 đồng/ tấn hơi Q 9.8
3.1.4. Công tác trả lương theo sản phẩm:
Tiền lương người lao động sẽ căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm thực tế làm được và đơn giá tiền lương sản phẩm. Ngoài ra, tiền lương thanh toán cho người lao động còn có tiền lương năng suất, tiền lương cho những ngày làm thêm, tiền lương trả theo chế độ, các khoản phụ cấp, trách nhiệm, ca 3, các khoản khấu trừ vào lương (như BHXH, BHYT, tiền tạm ứng).
Do đó, ta có công thức tính tiền lương theo sản phẩm như sau:
TLi = LCBCV + LNS + LTG + LCĐ + PC – (BHXH + BHYT + TƯ)
Trong đó:
TLi : Tiền lương của người lao động thứ i LCBCV : Tiền lương cấp bậc công việc LNS : Tiền lương năng suất
LTG : Tiền lương cho người lao động trong những ngày làm thêm LC : Tiền lương trả theo chế độ
PC : Các khoản phụ cấp độc hại, ca 3, trách nhiệm BHXH, BHYT, TƯ: Các khoản khấu trừ vào lương
Tiền lương cấp bậc công việc được tính toán dựa trên HCBCV và số ngày ngày công thực hiện theo công thức sau:
HCBCV x TLmin x NCĐ
TLCBCV = --- 24
Trong đó: HCBCV: là hệ số cấp bậc công việc TLmin: là tiền lương tối thiểu NCĐ: là số ngày công thực hiện Tiền lương sản phẩm cơ bản của cả tổ:
Tiền lương sản phẩm cơ bản của cả tổ được tính theo công thức: LSP = ĐG x Số lượng sản phẩm hoàn thành
Tiền lương sản phẩm cơ bản gắn với khối lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá tiền lương.
Tiền lương sản phẩm năng suất:
Tiền lương sản phẩm năng suất là tiền lương được xác định dựa trên kết quả thực hiện vượt mức kế hoạch của những người lao động tính lương theo sản phẩm.
Quỹ tiền lương năng suất của một tổ là phần còn lại của tiền lương sản phẩm cơ bản của cả tổ sau khi trừ đi tiền lương cấp bậc công việc của người lao động trong tổ.
Bảng 12: BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG THÁNG 3-2007 CỦA TỔ LÒ HƠI – PHÂN XƯỞNG CƠ ĐIỆN - CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT VIỆT TRÌ
Họ và tên Bậc lương NC Đ CôngF+L K3 LCBCV Các khoản thu nhập Các khoản khấu trừ Còn lĩnh LNS F+L K3 Tiền PC TƯ BH
Ng. Ngọc Thái 1.552.500 27 9 1.746.600 382.100 188.100 0 800.000 93.200 1.423.600 Ng.Quốc Việt 1.552.500 27 10 1.746.600 382.100 209.000 800.000 93.200 1.444.500 Ng.Văn Thức 1.552.500 27 9 1.746.600 382.100 188.100 800.000 93.200 1.423.600 Bùi Văn Sơn 1.116.000 25 7 1.162.500 353.800 105.200 800.000 67.000 754.500 Trương Thuỷ 1.552.500 27 7 1.746.600 382.100 146.300 22.500 800.000 93.200 1.404.300 Ng.Văn Thuyết 1.552.500 26 8 1.681.900 368.000 167.200 900.000 93.200 1.223.900 Phan Minh 1.552.500 26 9 1.681.900 368.000 188.100 700.000 93.200 1.444.800 Ng.Thị Hoè 1.435.500 25 8 1.495.300 353.800 154.600 700.000 86.100 1.217.600 Ng.Quốc Hưng 1.116.000 26 9 1.209.000 368.000 135.200 700.000 67.000 945.200 Hoàng Nghệ 1.552.500 27 11 1.746.600 382.100 229.900 22.500 700.000 93.200 1.587.900 Phùng Thế Tài 1.552.500 22 2 7 1.423.100 311.400 119.400 146.300 22.500 900.000 93.200 1.029.500 Vũ Ngọc Xuyên 1.552.500 26 9 1.681.900 368.000 188.100 900.000 93.200 1.244.800 Trần Kim Anh 1.435.500 24 3 7 1.435.500 339.700 165.600 135.300 900.000 86.100 1.090.000 Tạ Tùng Tám 1.314.000 26 12 1.423.500 368.000 212.300 900.000 78.800 1.025.000 Dương Văn Minh 1.552.500 25 8 1.617.200 353.800 167.200 22.500 700.000 93.200 1.367.500 Ng.Văn Quang 1.552.500 26.5 7 1.714.200 375.000 146.300 800.000 93.200 1.342.300 Dương Hùng 1.552.500 27 7 1.746.600 382.100 146.300 800.000 93.200 1.381.800 Ng.Văn Thành 1.552.500 24.5 0 1.584.800 346.700 0 45.000 900.000 93.200 983.300 Hoàng Tùng 1.314.000 23 1.5 6 1.259.300 325.500 75.800 106.100 700.000 78.800 987.900 Tổng cộng 487 6.5 150 29.849.700 6.892.300 360.800 2.959.600 135.000 15.200.000 1.675.400 23.322.000
Tính lương sản phẩm cơ bản cho cả Tổ lò hơi:
Trong tháng 3/2007 Tổ lò hơi sản xuất được: 6542 tấn Đơn giá sản phẩm đã xác định ở trên: 5616 đồng/ Tấn.
Áp dụng công thức trên ta có lương sản phẩm cơ bản cho cả tổ là: LSP = 6542 x 5616 = 36.739.872 đồng.
Tính lương cấp bậc công việc cho từng người trong tổ:
Áp dụng công thức tính lương cấp bậc công việc ở trên ta tính được lương cấp bậc công việc cho từng người. Tổng tiền lương cấp bậc công việc của cả Tổ lò hơi (đã tính trong bảng) là: 29.849.700 đồng.
Tiền lương năng suất cả tổ: = 36.739.872 – 29.849.700 = 6.892.300 đồng Tiền lương năng suất của từng người lao động trong tổ được tính theo công thức: TLNS cả tổ
TLNS = --- x NCĐ
NCĐ cả tổ
Trong đó: TLNS : là tiền lương năng suất của người lao động cần tính TLNS cả tổ: là quỹ tiền lương năng suất của cả tổ
NCĐ cả tổ: là tổng số ngày công thực hiện của người lao động trong tổ NCĐ : là số ngày công thực hiện của người lao động cần tính. Tiền K3 được tính như sau:
Với mỗi ca làm đêm công nhân sẽ được hưởng 35% bậc lương và được tính: HCBCV x 450.000
Tiền K3 = --- x Số ca làm đêm x 0.35 26
Dựa vào bảng trên ta phân tich được lương của từng người trong Tổ lò hơi.
- Tiền lương cấp bậc công việc: 3.45 x 450.000 x 22: 24 = 1.423.100 đồng - Tiền lương năng suất: 6.892.300 : 487 x 22 = 311.400 đồng
- Lương làm thêm giờ : 0
- Lương nghỉ 2 ngày: 2 x 3.45 x 450.000 : 26 = 119.400 đồng - Trách nhiệm : 22.500 đồng
- Tiền K3 với 7 ca làm đêm : 3.45 x 450.000 x 7 x 0.35 : 26 = 146.300 - Các khoản khấu trừ gồm BHXH 5% bậc lương, BHYT là 1% bậc lương.
+ Tạm ứng: 900.000
+ BHXH: 5% x 3.45 x 450 000 = 77.625 + BHYT: 1% x 3.45 x 450 000 = 15.525 + Tổng 2 loại BH: 93.200
- Tổng cộng lương tháng 3/2007 của công nhân Phùng Thế Tài:
1.423.100 + 311.400 + 119.400 + 22.500 +146.300 – 900.000 – 93.200 = 1.029.500 đ. Những người khác trong tổ tính tương tự theo cách này.
3.1.5. Đánh giá công tác trả lương theo sản phẩm:
Ưu điểm:
Công tác trả lương theo sản phẩm có tác dụng khuyến khích tài chính đối với người lao động, thúc đẩy họ nâng cao năng suất lao động, nâng cao trình độ chuyên môn và gắn bó với công việc, vì tiền lương mà họ nhận được phụ thuộc trực tiếp vào lượng sản phẩm của họ.
Ngoài ra, việc tính toán tiền lương theo sản phẩm cũng đơn giản và có thể giải thích dễ dàng đối với người lao động.
Ở công ty cổ phần hoá chất Việt Trì, công tác trả lương theo sản phẩm được thực hiện khá tốt. Công ty đã xây dựng được các định mức lao động dựa trên phương pháp thống kê kinh nghiệm và phương pháp bấm giờ. Việc tổ chức
và phục vụ tốt nơi làm việc đã giúp Công ty hạn chế tối đa thời gian ngừng việc, tạo điều kiện để người lao động hoàn thành và hoàn thành vượt mức lao động.
Ngoài ra, công ty đã làm tốt công tác giáo dục ý thức trách nhiệm đối với người lao động để tránh khuynh hướng người lao động chỉ chú ý tới số lượng mà không chú ý tới chất lượng sản phẩm, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu và bảo quản máy móc, thiết bị.
Nhược điểm:
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng công tác trả lương theo sản phẩm ở Công ty vẫn có hạn chế.
Công tác định mức trong Công ty còn chưa hiệu quả, định mức lao động của Công ty thấp hơn so với định mức của các công ty khác cùng ngành nghề do đó không khuyến khích được người lao động tích cực làm việc.
Công ty vẫn sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm, là phương pháp không có căn cứ khoa học ảnh hưởng đến sự chính xác của công tác định mức lao động. Phương pháp này đơn giản nhưng thiếu chính xác, dễ mang tính chủ quan của cán bộ định mức và có thể chứa đựng cả yếu tố lạc hậu.