Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất của công ty. Vì thế, tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận rất quan trọng trong tổ chức hạch toán kế toán của công ty.
a) Đặc điểm công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty:
*) Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất:
Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp. Đối với Công ty TNHH NHựa Composite Việt Á, chủng loại sản phẩm của công ty là khá nhiều nhưng đều được sản xuất tập trung tại phân xưởng. Vì thế công ty đã lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo nơi phát sinh chi phí là xưởng sản xuất. Theo đó, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh tại xưởng sản xuất trong tháng được kế toán tập hợp theo từng khoản mục phí, cuối tháng tổng hợp làm cơ sở để tính ra giá thành sản phẩm hoàn thành.
Các chi phí sản xuất của công ty được phân làm 3 loại theo khoản mục phí là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp và Chi phí sản xuất chung.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là khoản mục chi phí chiếm phần lớn tổng chi phí sản xuất của công ty, từ 80-85%, bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính và phụ được sử dụng vào quá trình sản xuất, cấu thành nên giá thành sản phẩm. Trong đó, nhựa, chủ yếu là nhựa Composite, là nguyên vật liệu chính được sử dụng trong việc sản xuất tất cả các sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó, tuỳ vào từng loại sản phẩm cụ thể sẽ có thêm các chi phí nguyên vật liệu chính khác như: sản phẩm hộp công tơ sẽ có thêm aptomat, cầu đấu… Trong mỗi loại sản phẩm số lượng các chi tiết cũng khác nhau: Hộp 1 công tơ 1pha chỉ sử dụng 1aptomat, hộp 2 công tơ 1pha sử dụng 2 aptomat… Căn cứ vào vai trò của các loại nguyên vật liệu trong việc cấu thành nên giá trị sản phẩm mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán thành các khoản mục: chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp-nhự
Composite, chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp-aptomat, chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp-cầu đấu, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp-công tơ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Do quy trình công nghệ sản xuất khá đơn giản, chủ yếu là lắp ráp cơ học các chi tiết nên chi phí nhân công trực tiếp thường chỉ chiếm một phần nhỏ, khoảng 5-8% tổng chi phí sản xuất trong kỳ. Thuộc về chi phí này bao gồm tiền lương chính, tiền thưởng của công nhân sản xuất và các khoản phải trích theo lương được tính vào chi phí theo quy định.
- Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất, trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, chiếm khoảng 10-13% tổng chi phí sản xuất của công ty, bao gồm các khoản sau:
+ Lương nhân viên quản lý phân xưởng: Bao gồm lương và các khoản phụ cấp theo lương và các khoản trích vào chi phí theo quy định của quản đốc phân xưởng, cán bộ quản lý vật tư xưởng và nhân viên phụ trách an toàn lao động.
+ Chi phí vật liệu: giá trị các loại vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý ở phân xưởng: sổ, giấy bút…
+ Chi phí công cụ, dụng cụ: Bao gồm giá trị các công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng như: khẩu trang, giày, găng tay… cho công nhân sản xuất, các loại mũi khoan, dũa, dẹt;.. dùng để gia công, lắp ráp… Do giá trị các loại công cụ, dụng cụ này khá nhỏ nên công ty áp dụng phương pháp phân bổ một lần vào chi phí.
+ Chi phí khấu hao: Với hệ thống máy móc thiết bị có giá trị lớn và diện tích nhà xưởng sản xuất khá rộng, chi phí khấu hao chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất chung của công ty.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm chi phí thanh toán cho các dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất ở phân xưởng như: tiền điện, nước, sữa chữa máy móc nếu có…
+ Chi phí bằng tiền khác
*) Đánh giá sản phẩm dở dang: Quá trình sản xuất sản phẩm của công ty được tiến hành theo 3 giai đoạn chính là: ép định hình sản phẩm, gia công lắp ráp thô và gia công lắp ráp hoàn thiện, trong đó, đầu ra của giai đoạn ép định hình sản phẩm là đầu vào của 2 giai đoạn tiếp theo. Vì thế, trong quá trình sản xuất sẽ xuất hiện các
sản phẩm dở dang như: nắp hộp công tơ, đáy hộp công tơ, nắp kính thăm công tơ… Mặt khác, do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng chi phí sản xuất nên công ty tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí này, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được phân bổ cho toàn bộ sản phẩm hoàn thành. Tỷ lệ phân bổ tính bằng tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu chính trong tổng giá thành kế hoạch của từng loại sản phẩm.
Trên cơ sở CPSX dở dang đầu kỳ, Tổng CPSX phát sinh trong kỳ và CPSX dở dang cuối kỳ, kế toán tính ra Tổng CPSX thực tế của toàn bộ sản phẩm hoàn thành:
Z thực tế = Zđầu kỳ + Ztrong kỳ - Zcuối kỳ
*) Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Đặc trưng sản phẩm của công ty là được thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật được nhà nước quy định sẵn với các định mức về nguyên vật liệu sử dụng, số lượng, kích cỡ các chi tiết, bộ phận cấu thành… Tuỳ theo yêu cầu của từng khách hàng trong từng trường hợp mà sản phẩm sẽ có những điều điểm khác biệt nhỏ về màu sắc, thêm hoặc bớt một vài chi tiết, nhưng về cơ bản vẫn đảm bảo được các định mức đặt ra. Vì thế công ty lựa chọn đối tượng tính giá thành sản phẩm là theo sản phẩm và.tính giá theo phương pháp tỷ lệ. Theo đó, căn cứ trên định mức chi phí sản xuất cho từng sản phẩm và số lượng sản phẩm hoàn thành, kế toán tính ra giá thành kế hoạch của toàn bộ sản phẩm sản xuất. Dựa trên chi phí sản xuất được tập hợp theo từng khoản mục (thành phần) tính ra tỷ lệ chi phí và chi phí thực tế của từng sản phẩm hoàn thành theo từng khoản mục phí và tổng cộng lại.
Stt Tên Sp CP vật liệu chính CP vật liệu phụ CP nhân công CP sản xuất chung
Công tơ Aptomat Cầu đấu Nhựa
Composite
Bảng tính giá thành sản xuất
Phương pháp tính cụ thể:
- Tổng chi phí sản xuất theo kế hoạch (định mức):
Z kế hoạch = ∑ (Giá kế hoạch của sản phẩm i * Số lượng sản phẩm i) - Tỷ lệ chi phí:
k =
- Giá thành đơn vị sản phẩm i = Giá thành kế hoạch sản phẩm i * k - Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm i:
Zi = Giá thành đơn vị sản phẩm i * Số lượng sản phẩm i b) Tổ chức hạch toán ban đầu:
Chứng từ liên quan đến các khoản chi phí thuộc phần hành này được lập, luân chuyển và ghi sổ tại các phần hành kế toán khác:
- Chứng từ phản ánh chi phí vật tư như: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ… thuộc phần hành vật tư;…
- Chứng từ phản ánh chi phí khấu hao: Bảng tính và phân bổ khấu hao thuộc phần hành TSCĐ
- Phiếu nhập kho sản phẩm hoàn thành c) Tổ chức hạch toán chi tiết
Để theo dõi chi tiết các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, kế toán sử dụng các sổ chi tiết tài khoản 621, 622, 627 và 154, trong đó, sổ chi tiết tài khoản 621, 627 và 154 được chi tiết theo từng khoản mục chi phí tương ứng. Số liệu trên các sổ này được máy tính tự động lấy từ các phần hành kế toán khác.
Cuối kỳ, trên cơ sở số tổng cộng của các sổ chi tiết chi phí 611, 622, 627 và Bảng giá thành kế hoạch đã lập từ trước và áp dụng phần mềm kế toán Excell, kế toán lập Bảng tính giá thành thực tế của từng loại sản phẩm, thực hiện bút toán kết chuyển chi phí theo từng khoản mục và bút toán nhập kho sản phẩm hoàn thành trên phần mềm effect. Số liệu sẽ được tự động kết chuyển lên sổ kế toán chi tiết TK154 và TK155 và các sổ sách khác có liên quan. Đồng thời, kế toán lập Báo cáo chi tiết giá thành sản xuất tháng và Báo cáo chi tiết nhập-xuất-tồn thành phẩm tháng.
d) Tổ chức hạch toán tổng hợp
Hạch toán tổng hợp phần hành này được khái quát theo sơ đồ sau:
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 4-8:Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm theo phương pháp chứng từ ghi sổ