e. Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế bằng cách dành ưu
4.2. Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại
Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Agreement on Technical Barriers to Trade - viết tắt là TBT ) là một trong những hiệp định của WTO điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thương mại hàng hóa. Đối tượng của hiệp định TBT là các biện pháp kỹ thuật. Trong phạm vi điều chỉnh của hiệp định, các biện pháp kỹ thuật được chia thnàh 3 nhóm
Các quy định kỹ thuật. Đó là những quy định mang tính bắt buộc đối với
các bên tham gia. Điều đó có nghĩa nếu các sản phẩm nhập khẩu không đáp ứng được các quy định kỹ thuật sẽ không được phép bán trên thị trường.
Các tiêu chuẩn kỹ thuật. Ngược lại với các quy định kỹ thuật, các tiêu chuẩn kỹ thuật được đưa ra chủ yếu mang tính khuyến nghị, tức là các sản phẩm nhập khẩu được phép bán trên thị trường ngay cá khi sản phẩm đó không đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật.
các thủ tục kỹ thuật như: Kiểm tra, thẩm tra, thanh tra và chứng nhận về sự phù hợp của sản phẩm với các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật.
Hiệp định TBT hoạt động nhằm mục đích: bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng, bảo vệ đời sống của động thực vật. bảo vệ môi trường ngăn chặn các thông tin không chính xác và các mục đích khác liên quan đến các quy định về chất lượng, hài hòa hóa...
Hiệp định TBT có 6 nguyên tắc cơ bản:
Nguyên tắc 1: Không đưa ra những cản trở không cần thiết đến hoạt động thương mại.
Theo đó, trước hết các cản trở khi đưa ra phải phục vụ cho một mục đích chính đáng. Mục đích chính đáng đó có thể là nhằm bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ an ninh quốc gia hay bảo vệ môi trường. Về phía Chính phủ, tránh các cản trở không cần thiết đến hoạt động thương mại, có nghĩa là: khi Chính phủ đưa ra một quy định kỹ thuật liên quan đến các sản phẩm như về thiết kế sản phẩm hay các tính năng, công dụng của sản phẩm phải tránh những cản trở không cần thiết đến hoạt động thương mại quốc tế.
Nguyên tắc 2: Không phân biệt đối xử.
Giống như các hiệp định khác của WTO, nguyên tắc không phân biệt đối xử của hiệp định TBT được thể hiện qua hai nguyên tắc là nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT). MFN và NT được áp dụng cho cả các quy định kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn.
Nguyên tắc 3: Hài hòa hóa.
Hiệp định TBT khuyến khích các nước thành viên sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong xuất khẩu, các tiêu chuẩn quốc gia (toàn bộ hoặc một phần) trừ khi việc sử dụng đó không phù hợp, làm mất tính hiệu quả trong thực hiện một mục đích nào đó; khuyến khích các nước thành viên tham gia vào các Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế như OIE, FAO, WHO, IPPC…. Là những tổ chức đã thiết lập
những bộ tiêu chuẩn kỹ thuật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động của các tổ chức này.
Hiệp định TBT còn đề cập đến vấn đề đối xử đặc biệt và khác biệt với các thành viên WTO là các nước đang và chậm phát triển. Về những đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các thành viên đang phát triển.
Nguyên tắc 4: Bình đẳng.
WTO khuyến khích các nước thành viên hợp tác để công nhận các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn của nhau.
Khi các nước công nhận các biện pháp kỹ thuật của nhau sẽ giúp làm giảm chi phí điều chỉnh các tính năng của sản phẩm để phù hợp với tiêu chuẩn của các nước khác. Hơn nữa, do khoảng cách về thời gian giữa thời điểm ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế với thời điểm tiến hành áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế đó vào hoạt động sản xuất của một quốc gia có thể diễn ra trong một khoảng thời gian khá dài sẽ tạo điều kiện cho nước áp dụng có cơ hội từ chối không áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế. Việc tuân thủ nguyên tắc bình đẳng sẽ góp phần làm cho các nhà sản xuất phải tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật chăth chẽ hơn.
Nguyên tắc 5: Công nhận lẫn nhau.
Để chứng minh được sản phẩm của mình đáp ứng được các quy định kỹ thuật của nước nhập khẩu, nhà xuất khẩu sẽ phải tiến hành các thủ tục khác nhau đòi hỏi một chi phí nhất định. Những chi phí này sẽ nhân lên nhiều lần khi nhà xuất khẩu phải tiến hành các thủ tục này tại các nước nhập khẩu khác nhau.
Tuy nhiên, khi các nước công nhận các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn của nhau thì nhà xuất khẩu, nhà sản xuất sẽ chỉ phải tiến hành kiểm tra, chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật ở một nước; kết quả kiểm tra và chứng nhận tại quốc gia đó sẽ được các nước khác công nhận.
giá sự hợp chuẩn tương thích với những chỉ dẫn liên quan do các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành thì kết quả đó được xem là bằng chứng về một trình độ kỹ thuật hoàn chỉnh.
Nguyên tắc 6: Minh bạch.
Theo hiệp định TBT, nguyên tắc minh bạch được thể hiện trên các mặt sau:
- Bản thảo các quy định kỹ thuật của các nước thành viên WTO phải được gửi đến Ban thư ký WTO trước khi gửi bản chính thức 60 ngày. Thời gian 60 ngày là để WTO xin ý kiến các nước thành viên WTO khác.
- Ngay khi hiệp định TBT có hiệu lực, các nước tham gia phải thông báo cho các nước thành viên khác về các biện pháp thực hiện và quản lý các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của nước mình, cũng như cá thay đổi sau này cảu các biên pháp đó.
- Khi các nước thành viên WTO tham gia kỹ kết các hiệp định song phương và đa phương với các quốc gia khác có lên quan đến các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn; nếu các hiệp định này có ảnh hưởng về thương mại đến các nước thành viên khác thì phải thông qua Ban thư kỹ WTO thông báo về các sản phẩm thuộc phạm vi điều chỉnh của hiệp định, kèm theo 1 bản mô tả vắn tắt hiệp định.
Cuối cùng, để tăng thêm sự đảm bảo tính minh bạch trong thực thi hiệp định TBT, WTO cũng đã thành lập một cơ quan chuyên trách đó là Ủy Ban TBT. Ủy ban này sẽ cung cấp cho các thành viên WTO các thông tin liên quan đến hoạt động của hiệp định và việc xúc tiến thực hiện các mục đích của hiệp định.
Theo hiệp định TBT, các quy định về hỗ trợ kỹ thuật được thể hiện trên các mặt sau:
tiêu chuẩn kỹ thuật và thành lập Hội đồng tiêu chuẩn quốc gia cho đến khi tham gia vào Hội đồng tiêu chuẩn hóa quốc tế và các bước tiếp theo để các nước đang phát triển thâm nhập vào các hệ thống đánh giá sự hợp chuẩn của khu vực và trên thế giới.
- Chương trình hỗ trợ kỹ thuật thuộc hiệp định TBT bao gồm 2 hoạt động chủ yếu là cung cấp dịch vụ tư vấn kinh tế, luật và đào tạo trong quá trình thực thi hiệp định.
- Hỗ trợ kỹ thuật trong các lĩnh vực thuộc TBT được Ban thư kỹ WTO tiến hành. Nội dung của các hoạt đọng hỗ trợ kỹ thuật thường được đưa ra trong các hội thảo hỗ trợ kỹ thuật cấp khu vực. Gần đây, các hội thảo hỗ trợ kỹ thuật của WTO được phối hợp tổ chức với các tổ chức quốc tế và khu vực.
- Hỗ trợ kỹ thuật được thực hiện trực tiếp giữa nước phát triển với nước đang và chậm phát triển, hoặc được thực hiện thông qua chương trình hợp tác kỹ thuật của Ban thư ký WTO.
- Các yêu cầu về hỗ trợ kỹ thuật của các nước chậm phát triển luôn được ưu tiên hơn so với các yêu cầu của các nước đang phát triển.