Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM.doc (Trang 92 - 97)

3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sảnViệt Nam

3.1.1.Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là vừa phải đảm bảo yêu cầu của thị trường xuất khẩu cũng như thoả mãn nhu cầu người tiêu dung trong nước, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển lành mạnh bền vững tạo được uy tín đối với người sử dụng. Để đạt được điều đó, cần phải có một số giải pháp nghiêm chỉnh, nhất quán, đồng bộ về an toàn thực phẩm như sau:

• Về phía Nhà nước:

Cần nhanh chóng xây dựng chính sách quốc gia về chất lượng, định hướng phát triển chiến lược về chất lượng, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng sản phẩm thoả mãn nhu cầu đảm bảo an toàn đến sức khoẻ và tính mạng cho người tiêu dùng thực phẩm. Cần tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức về chất lượng cho các doanh nghiệp, nhằm tạo sự chuyển biến đồng bộ về quan điểm, nhận thức, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc đảm bảo chất lượng và an toàn. Để các doanh nghiệp coi việc không ngừng cải tiến chất lượng, đảm bảo vệ sinh, an toàn cho

người tiêu dùng vừa là trách nhiệm, vừa mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp. Vì nhờ đó mà doanh nghiệp có thể tăng uy tín và phát triển bền vững.

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu, rộng về tác hại của dư lượng hóa chất kháng sinh cấm trong thủy sản đồng thời sử dụng sức mạnh cộng đồng lên án mạnh mẽ các trường hợp vi phạm đi đôi với việc hướng dẫn triển khai chương trình thực hành nuôi thủy sản tốt (BMP, GAPP, COC), ứng dụng các kỹ thuật bảo quản thủy sản sau thu hoạch không sử dụng hóa chất kháng sinh

Triển khai mạnh mẽ chương trình kiểm soát chất lượng thuỷ sản sau thu hoạch (tập trung vào kiểm soát hoá chất bảo quản, dư lượng kháng sinh và tạp chất lạ) xử lý nghiêm, bao gồm cả việc đề nghị rút giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với những cơ sở vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm nhiều lần. Thực hiện kiểm soát dư lượng hóa chất kháng sinh 100% các lô hàng thủy sản cá da trơn, giáp xác (tôm, cua...), thủy sản chân đầu (mực, bạch tuộc) nhập khẩu vào Việt Nam để chế biến xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội địa.

Tiếp tục triển khai đào tạo nâng cao kỹ năng kiểm soát điều kiện sản xuất an toàn vệ sinh tàu cá, cảng cá, chợ cá, cơ sở sản xuất thức ăn, cơ sở sản xuất giống, cơ sở nuôi trồng thủy sản, các đại lý thu gom, bảo quản thủy sản sau thu hoạch cho cơ quan quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản các tỉnh thành phố, các doanh nghiệp chế biến thủy sản và hướng dẫn- kiểm tra quá trình thực hiện. Cần sớm nghiên cứu, quy hoạch các vùng chăn nuôi thuỷ sản một cách tổng thể, tạo điều kiện để kiểm soát toàn diện nguồn nguyên liệu cung cấp cho khu vực chế biến thuỷ sản đảm bảo an toàn và chất lượng.

Xây dựng một hệ thống quản lý từ trung ương đến địa phương. Hệ thống này được vận hành bởi đội ngũ am hiểu các tiêu chí an toàn và vệ sinh thực phẩm của các nước Cộng đồng châu Âu, Mỹ, Nhật, Austraylia... Năng lực của

kiểm tra viên trong việc kiểm soát các điều kiện của cơ sở sản xuất/chế biến thực phẩm cũng là vấn đề rất quan trọng. Trong quá trình đánh giá cơ quan chuyên trách (khi đàm phán đa phương hoặc song phương), vấn đề năng lực của cơ quan chuyên trách sẽ dẫn đến mức tín nhiệm. Hiện nay, Việt Nam dường như đang thiếu đội ngũ nhân viên có đủ năng lực. Trong tương lai gần, nhu cầu rõ ràng đặt ra là phải ưu tiên nâng cao năng lực và đề ra kế hoạch đào tạo kiểm tra viên chuyên đánh giá các điều kiện của cơ sở sản xuất/chế biến thực phẩm

Cần có biện pháp xử lý thật nghiêm các cơ sở sản xuất và kinh doanh thuỷ sản không đảm bảo chất lượng và an toàn thông qua việc kiểm soát chặt chẽ, có kế hoạch và thường xuyên các hoạt động đảm bảo chất lượng VSATTP.

Bên cạnh đó các sản phẩm thuỷ sản đang phải đối mặt với những rào cản luật lệ TBT ngày càng tăng như: vấn đề ký mã hiệu (bao gồm việc dán nhãn sản phẩm biến đổi gen – GMO) và việc hài hóa hóa các tiêu chuẩn quốc gia với các tiêu chuẩn quốc tế. Nhiệm vụ của chứng ta là phải rà soát lại việc tổ chức và quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa ở Việt Nam, phát triển hệ thống xét nghiệm và kiểm tra cần phải được cân nhắc thích đáng khi đầu tư mua sắm hoặc nâng cấp thiết bị xét nghiệm, thiết bị đo lường và hiệu chỉnh để hỗ trợ hoạt động kiểm soát chất lượng. Đầu tư vào trang thiết bị hiện đại cần thiết để có được kết quả xét nghiệm nhanh hơn và đáng tin cậy hơn như máy sắc ký khối phổ GC/MS, máy ghép khối phổ 3 tứ cực LC/MS/MS để kiểm tra dư lượng hóa học theo yêu cầu của EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và các thị trường khác. Đưa ra các quy định về truy nguyên. Các quy định này cần được xây dựng cho phù hợp với các thị trường nhập khẩu chính.

• Về phía doanh nghiệp

hướng thị trường, định hướng khách hàng. Sản xuất kinh doanh vì người tiêu dùng mà tăng cường hơn nữa việc kiểm soát toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.

Tăng cường trách nhiệm lãnh đạo trong việc giáo dục, đào tạo đội ngũ nhân viên để nâng cao trình độ, năng lực và ý thức trách nhiệm trong việc thoả mãn khách hàng và người tiêu dùng về các tiêu chuẩn chất lượng, đặc biệt là việc tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu an toàn, vệ sinh và giữ gìn đạo đức kinh doanh. Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp thực phẩm nước ta đều được xây dựng và phát triển từ nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung và bao cấp, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, tình trạng đeo bám thói quen cũ vẫn còn phổ biến. Vì vậy phương thức làm ăn có chất lượng cũng như hoạt động đảm bảo chất lượng đối với họ còn rất xa lạ, đối phó. Trong khi đó, để đảm bảo chất lượng và thoả mãn khách hàng, trước hết cần đổi mới nhận thức và năng lực của cả đội ngũ cán bộ, nhân viên trong toàn doanh nghiệp. Lãnh đạo cần thấy rõ yếu tố quyết định trong hoạt động doanh nghiệp và hoạt động đảm bảo chất lượng là yếu tố con người. Việc đào tạo, giáo dục con người có kiến thức, có kỹ năng, có tinh thần trách nhiệm và ý thức bảo vệ người tiêu dùng phải được xác định là chiến lược trọng tâm và lâu dài của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư nâng cấp điều kiện sản xuất kinh doanh. Bên cạnh việc đào tạo huấn luyện con người có trình độ, kỹ năng, có ý thức trách nhiệm, tác phong làm việc tốt, cần chú ý cân đối việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, nhà xưởng, quy trình công nghệ một cách tương xứng. Con người được giáo dục và đào tạo cần phải được tạo điều kiện, cần có môi trường làm việc tốt để họ có thể phát huy phẩm chất và năng lực của mình. Vì vậy, song song với việc đào tạo huấn luyện con người, doanh nghiệp cần từng bước nâng cấp, đảm bảo đầy đủ điều kiện vật chất, kỹ thuật sản xuất từ kho tàng, nhà

xưởng, bến bãi, dụng cụ, thiết bị đến công nghệ, kỹ thuật hiện đại để con người phát huy tốt nhất năng lực của mình để đảm bảo và cải tiến chất lượng. Đặc biệt, doanh nghiệp cần chú trọng các điều kiện đảm bảo vệ sinh, an toàn trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh thực phẩm, các điều kiện kiểm tra, kiểm soát, tranh được sự lây nhiễm bẩn, lây bệnh làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng.

Tăng cường việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuỷ sản. Một trong những giải pháp phát triển bền vững đối với các doanh nghiệp là áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình sản xuất chế biến thực phẩm như HACCP, SQF1000, SQF2000, ISO - 14000 về quản lý môi trường và các giải pháp khác. Với việc áp dụng các mô hình quản lý chất lượng này, doanh nghiệp có điều kiện kiểm soát toàn diện quá trình hình thành chất lượng và các yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm, phát hiện và điều quan trọng là ngăn ngừa các mối nguy hại tiềm ẩn đối với sức khoẻ của người tiêu dùng. Bảo vệ người tiêu dùng và đời sống dân sinh của cộng đồng bằng chính sản phẩm chất lượng và an toàn.

Chú trọng kiểm soát nguyên liệu đầu vào. Doanh nghiệp thực phẩm nên chủ động kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào thông qua việc hỗ trợ, giúp đỡ những người nuôi trồng thuỷ sản về chọn giống, thuốc chữa bệnh và thức ăn cho nuôi trồng. Chủ động tăng cường hoạt động đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm trong sản xuất của đơn vị, đặc biệt là kiểm soát dư lượng hoá chất kháng sinh trong từng lô nguyên liệu thuỷ sản nhận vào nhà máy. Thực hiện nghiêm việc kiểm tra tra dư lượng, hóa chất kháng sinh đối với 100% số lô hàng thủy sản nhập khẩu để chế biến: chấp hành nghiêm túc các quy định về ghi mã số lô hàng, thực hiện kiểm tra đủ các chỉ tiêu chất lượng bắt buộc phải kiểm tra theo yêu cầu của từng thị trường. Mặt khác, doanh nghiệp có thể hỗ trợ một

phần vốn sản xuất, kinh doanh để các cơ sở cung ứng có điều kiện tốt hơn trong việc phối hợp cùng doanh nghiệp đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào và đảm bảo chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Tăng cường hoạt động giới thiệu, hướng dẫn, giáo dục khách hàng và người tiêu dùng giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài các giải pháp thực hiện trong khuôn khổ của tổ chức mình, doanh nghiêp cần tăng cường các mối quan hệ với khách hàng và mở rộng liên kết với các bên có liên quan để hỗ trợ việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp có thể phối hợp cùng các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội trong việc tổ chức các chương trình, các hoạt động phong phú nhằm hướng dẫn, giáo dục người tiêu dùng có thêm những hiểu biết và khả năng phòng tránh việc sử dụng thực phẩm kém an toàn. Thông qua các chương trình quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, hội nghị khách hàng, doanh nghiệp có thể cung cấp những thông tin và kiến thức cần thiết để nâng cao hiểu biết, ý thức và trách nhiệm giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm từ phía người tiêu dùng. Đồng thời qua đó doanh nghiệp hình thành và phát triển các kênh thông tin nhiều chiều về mức độ thoả mãn khách hàng cũng như đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, an toàn của thực phẩm để không ngừng đảm bảo chất lượng và phát triển kinh doanh.

Một số giải pháp trên đây cần được tiến hành đồng bộ cả từ phía nhà nước và từ các doanh nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng và phát triển kinh doanh một cách bền vững.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM.doc (Trang 92 - 97)