Thực trạng tình hình xuất khẩu thuỷ sảnViệt Nam

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM.doc (Trang 41 - 44)

1.1. Thực trạng sản xuất, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản

Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về NTTS với diện tích mặt nước nội địa khoảng 1 triệu ha, vùng triều khoảng 0,7 triệu ha và hệ thống đầm phá ven biển có thể phát triển NTTS. Trong khi diện tích có khả năng NTTS của cả nước ước tính khoảng gần 2 triệu ha thì mới chỉ sử dụng 902.900 ha (năm 2004).

Từ giữa thập kỷ 90 trở lại đây, NTTS của Việt Nam phát triển rất nhanh. Qua bảng dưới ta cũng có thể thấy tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của nước ta trong mấy năm qua tăng rất nhanh, tăng từ 641,9 nghìn ha năm 2000 lên đến 959,9 nghìn ha năm 2005.

Bảng 5 - Diện tích mặt nước nuôi trồng và sản lượng thuỷ sản giai đoạn 2000 – 2006

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005

2006 (ước tính) A.Tổng số diện tích nuôi trồng (nghìn ha) 641,9 755,2 797,7 867,6 920,1 959,9 1.Diện tích nước mặn, lợ 397,1 502,2 556,1 612,8 642,3 677,2

Nuôi cá 50,0 24,7 14,3 13,1 11,2 16,5

Nuôi tôm 324,1 454,9 509,6 574,9 598,0 616,9

Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác 22,5 22,4 31,9 24,5 32,7 43,4

Ươm, nuôi giống thuỷ sản 0,5 0,2 0,3 0,3 0,4 0,4

2. Diện tích nước ngọt 244,8 253,0 241,6 254,8 277,8 282,7

Nuôi cá 225,4 228,9 232,3 245,9 267,4 272,1

Nuôi tôm 16,4 21,8 6,6 5,5 6,4 6,5

Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác 2,2 0,5 0,4 1,0 1,1 1,2

Ươm, nuôi giống thuỷ sản 0,8 1,8 2,3 2,4 2,9 2,9

B. Tổng sản lượng thuỷ sản (nghìn tấn) 2250,5 2434,7 2647,4 2859,2 3142,5 3432,8 3707,4

Khai thác 1660,9 1724,8 1802,6 1856,1 1940,0 1995,4 2155,0

Nuôi trồng 589,6 709,9 844,8 1003,1 1202,5 1437,4 1552,4

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Những nỗ lực trong việc đổi mới đã đem lại kết quả đáng khích lệ là ngành thuỷ sản phát triển toàn diện trên các mặt nuôi trồng, khai thác, chế biến và xuất khẩu. Cũng từ đầu năm 2006 đến nay, toàn ngành đã khai thác được gần 3,5 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó sản lượng thu được từ nuôi trồng thuỷ sản trên 1,5 triệu tấn và còn lại là từ khai thác biển. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của giá trị sản xuất thuỷ sản thời kỳ 1986 – 2006 đạt mức cao, gần 10%. Theo Bộ Thủy sản, tính đến ngày 24-11, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đã đạt gần 3,1 tỉ USD, bằng 110,06% kế hoạch đề ra cho

cả năm (3 tỉ USD) và tăng 24,45% so với cùng kỳ.

Quá trình tăng trưởng sản lượng thuỷ sản diễn ra đồng thời với quá trình tăng trưởng diện tích NTTS. Tuy nhiên, tốc độ tăng sản lượng nhanh hơn do năng suất nuôi trồng tăng lên.

Bảng 6 - Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch sang các thị trường năm 2005

Thị trường Số lượng(tấn) Giá trị(USD) Châu Á (không kể Nhật Bản) 131559.9 378035774 Châu Âu 115696.6 380904754 Mỹ 89025.6 617172589 Nhật Bản 123078.8 785875894 Thị trường khác 177018.9 576737747 Total 636379.8 2738726758

Nguồn: Trung tâm Tin học - Bộ Thủy sản

Tuy vậy, trong quá trình phát triển và nuôi trồng thủy sản cũng đã thể hiện nhiều bất cập như: diện tích nuôi tôm và diện tích thâm canh ở nhiều địa

phương tăng quá nhanh, chưa có hoặc không theo quy hoạch đang diễn ra ở nhiều nơi. Việc quản lý chất lượng con giống và quản lý an toàn vệ sinh trong nuôi trồng thủy sản còn chưa đáp ứng yêu cầu, mặc dù đã đầu tư khá nhiều. Cả nước chỉ có 7 phòng kiểm nghiệm lớn, nhiều địa phương thiếu cán bộ và phương tiện kiểm tra. Nhiều doanh nghiệp thực hiện HACCP theo kiểu đối phó… Những bất cập trên đã tác động không nhỏ đến môi trường sinh thái và hình thành nguy cơ cho sự phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.

1.2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

1.2.1. Giai đoạn trước khi gia nhập WTO

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM.doc (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w