2. Tác động gia nhập WTO đối với xuất khẩu thuỷ sản
2.1.1. Tác động đến cải cách kinh tế, môi trường kinh doanh và mô
đầu tư
WTO đưa ra các nguyên tắc nhằm khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi bằng cách dành cho những nước này những điều kiện đối xử đặc biệt và khác biệt để đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của các nước này vào hệ thống thương mại đa biên. Nhờ có nguyên tắc này, Việt Nam được hỗ trợ nhiều về mặt kỹ thuật. Với công nghệ nuôi trồng và khai thác thủy sản mới và tiên tiến của các nước du nhập vào nước
ta giảm thiểu được các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và suy thoái nguồn lợi, tạo ra điểm mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo cơ hội mở mang ngành nghề ở các vùng nông thôn, vùng xa xôi hẻo lánh. Khi thủy sản bước vào sân chơi mới này thì “thị trường và môi trường” luôn trở thành những vấn đề quan trọng và nổi lên như một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả sản xuất và xuất khẩu, điều mà ngành thủy sản nước ta phải đối mặt thực tế trong thời gian qua và sắp tới. Cũng dựa vào các cam kết gia nhập WTO, môi trường kinh doanh trong nước đã được cải thiện theo hướng thuận lợi và minh bạch hơn. Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, như cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế và giảm thiểu giấy phép "con" đã có tác động tích cực đối với phát triển các doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp thuỷ sản nói riêng. Các nhà phân tích kinh tế nhấn mạnh lợi ích quan trọng của việc các nền kinh tế thực hiện tự do hóa nhập khẩu có thể tiếp cận thị trường trong nước tốt hơn, đặc biệt khi các thiết bị nhập khẩu cũng như các đầu vào sản xuất có giá rẻ hơn, hàng nhập khẩu đa dạng hơn. Thông qua việc giảm và ràng buộc thuế nhập khẩu, loại bỏ hạn ngạch nhập khẩu và cải cách các biện pháp hạn chế khác, các chính sách của Việt Nam sẽ có độ tin cậy cao hơn và môi trường kinh doanh trong nước được cải thiện. Việt Nam đã đưa ra các nhượng bộ quan trọng về thuế quan, loại bỏ các hạn chế định lượng và xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu đối với hàng nông sản cũng như rất nhiều khoản trợ cấp trong nước khác. Chính những cái cách về kinh tế và môi trường kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp thủy sản phát huy được tính tự chủ, năng động, sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Những cam kết khi gia nhập WTO về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ thúc đẩy nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào nền kinh tế. Những cam kết mở cửa sẽ tạo thuận lợi về mặt môi trường đầu tư: pháp luật, chính sách, khả năng tiếp cận các nguồn lực sẵn có, sự đối xử bình đẳng đối với nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó nguyên tắc mang tính ràng buộc, ổn định, minh bạch và dễ
dự đoán như việc các thành viên WTO có nghĩa vụ đảm bảo tính ổn định và có thể dự báo trước được về các cơ chế, chính sách, quy định thương mại của mình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, kinh doanh nước ngoài có thể hiểu, nắm bắt được lộ trình thay đổi chính sách, nội dung các cam kết về thuế, phi thuế của nước chủ nhà để từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng hoạch định kế hoạch kinh doanh, đầu tư của mình mà không bị đột ngột thay đổi chính sách làm tổn hại tới kế hoạch kinh doanh của họ. Với việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo lòng tin cho nhà đàu tư nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài tin chắc rằng hàng rào thuế quan, phi thuế quan của Việt Nam sẽ không bị tăng hay thay đổi một cách tuỳ tiện. Họ sẽ yên tâm hơn khi bỏ vốn vào Việt Nam. đây cũng chính là một cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng.
Bảng 12 - Đầu tư nước ngoài trong một số ngành cơ bản
Đơn vị: triệu USD
ST T Ngành Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 7 tháng tháng 1 Thuỷ sản 9.8 16.7 25.1 7.0 12 22.9 16.9 2 Công nghiệp 2139.1 1176.7 3433 2.1 Công nghiệp mỏ 37.9 137.7 56 144.3 2.2 Chế biến 1410.1 2791. 1 4818.4 8270. 9 67.3 2.3 Xây dựng 9.5 80.2 25.3 191 171.1 641.4 193.5 3 Khách sạn – nhà 10.1 168.6 140.2 126.5 61.8 498.4 1402.4 4. Vận tải, TT Liên 231.5 20.4 15.3 50.5 684.2 52.3 458.5 5 Tài chính, tín 5.0 0.8 27.5 145.9 32 118
Nguồn: Niên giám thống kê Việt nam và Cục đầu tư nước ngoài