2. Tác động gia nhập WTO đối với xuất khẩu thuỷ sản
2.1.3. Tác động đến năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh
doanh nghiệp thuỷ sản
Giảm thuế nhập khẩu, xoá bỏ hạn ngạch, hạn chế các biện pháp phi thuế quan mở cửa thị trường theo cam kết WTO sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng
hoá từ các quốc gia thành viên thâm nhập thị trường Việt Nam. Mà các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam hiện nay là nguyên vật liệu dành cho chế biến, máy móc trang thiết bị… chủ yếu là đầu vào cho sản xuất. Do vậy việc giảm thuế sẽ khiến cho chí phí sản xuất của doanh nghiệp trong nước giảm xuống, hiệu quả sản xuất kinh doanh được tăng cao. Mặt khác, sự cạnh tranh giữa hàng hoá nhập khẩu vào Vịệt Nam và hàng hoá trong nước sẽ đào thải các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và đòi hỏi doanh nghiệp nào muốn tồn tại phải nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của mình. Theo số liệu thống kê đến năm 2007 cả nước ta có 439 nhà máy chế biến thủy sản, 209 doanh nghiệp thủy sản nước ta đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường EU, trong đó có 171 doanh nghiệp được xếp vào danh sách I xuất khẩu vào EU, 350 doanh nghiệp áp dụng quy trình chất lượng sản phẩm theo HACCP, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Mỹ, 320 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc, 295 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Trung Quốc… Những con số này cho thấy sự lớn sự lớn mạnh và trưởng thành của công nghiệp chế bến xuất khẩu thủy sản Việt Nam cả về công nghệ, kỹ thuật và trình độ quản lý. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam đã đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đã tiếp cận được với các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm khắt khe nhất của thị trường quốc tế. Giá trị sản xuất thủy sản năm 2007 theo giá so sánh năm 1994 ước tính đạt 46,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2006, trong đó nuôi trồng tăng 16,5%; khai thác tăng 2,1%. Sản lượng thủy sản cả năm ước tính đạt 4,15 triệu tấn, tăng 11,5% so với năm 2006, trong đó nuôi trồng 2,09 triệu tấn, tăng 23,1%, do tăng cả diện tích và năng suất (nhất là các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long); sản lượng khai thác 2,06 triệu tấn, tăng 1,8%. Trong tổng số, sản lượng cá chiếm tỷ trọng 74%, tương đương với 3,1 triệu tấn và tăng tới 13,5%, sản lượng tôm đạt khoảng 500 ngàn tấn và chỉ tăng ở mức 7,6%. Sản lượng thuỷ sản năm 2008 ước tính đạt 4582,9 nghìn
tấn, tăng 9,2% so với năm 2007, trong đó cá 3444 nghìn tấn, tăng 11,2%; tôm 505,5 nghìn tấn, tăng 1,9%. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng khá, đạt 2448,9 nghìn tấn và tăng 15,3% so với năm 2007, chủ yếu do các địa phương tiếp tục chuyển đổi và mở rộng diện tích nuôi trồng theo hướng đa canh, đa con kết hợp.
Bảng 14 - Sản lượng thuỷ sản năm 2007 và 2008 Năm 2006 Ước tính năm 2007 Năm 2007 so với năm 2006 Năm 2007 Uớc tính năm 2008 Năm 2008 so với năm 2007 (%) Tổng số 3720.5 4149.0 111.5 4197,8 4582,9 109,2 Cá 2689.8 3053.6 113.5 3096,8 3444,0 111,2 Tôm 463.2 498.2 107.6 495,9 505,5 101,9 Thuỷ sản khác 567.5 597.2 105.2 605,1 633,4 104,7 Nuôi trồng 1693.9 2085.2 123.1 2123,3 2448,9 115,3 Cá 1157.1 1494.8 129.2 1530,3 1836,1 120,0 Tôm 354.5 386.6 109.1 384,5 391,7 101,9 Thuỷ sản khác 182.3 203.8 111.8 208,5 221,1 106,1 Khai thác 2026.6 2063.8 101.8 2074,5 2134,0 102,9 Cá 1532.7 1558.8 101.7 1566,5 1607,9 102,6 Tôm 108.7 111.6 102.7 111,4 113,8 102,2 Thuỷ sản khác 385.2 393.4 102.1 396,6 412,3 104,0 Nguồn Tổng cục thống kê
Dựa trên nguyên tắc đối xử tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia Việt Nam sẽ có những ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ, hàng rào phi thuế quan và những nguyên tắc về môi trường cạnh tranh bình đẳng khi xảy ra tranh chấp thương mại, sẽ tạo điều kiện để hàng thủy sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh hơn và trong trường hợp nếu phía nước ngoài không tuân thủ quy định chúng ta có thể kiện. Việt Nam sẽ được hưởng một môi trường ổn định và bình đẳng hơn ở nước ngoài, có nhiều khả năng hơn trong việc kiện lại các thực tiễn thương mại không bình đẳng. Việt Nam sẽ được các Thành viên WTO dành đối xử MFN đầy đủ và lâu dài và điều này là một cải thiện đáng kể. Mặc dù Việt Nam đã được hưởng đối xử MFN tạm thời với Hoa Kỳ và các đối tác thương mại khác nhưng đối xử MFN dựa trên cơ sở WTO là một thỏa thuận ưu đãi. Điều này là một mốc rõ ràng cho việc chuyển từ môi trường mang tính đơn phương và tự nguyện (ví dụ các cuộc thảo luận tại Quốc hội Hoa Kỳ trước khi gia hạn đối xử MFN hàng năm), nơi việc lạm dụng sức mạnh kinh tế vì lý do chính trị thực sự là một mối đe dọa, sang một mối quan hệ đối tác thương mại dựa trên các quy tắc rõ ràng, nơi các vấn đề thương mại được giải quyết một cách minh bạch, tuân theo các luật lệ của WTO. Tính từ vụ kiện bán phá giá đầu tiên vào năm 1994, đến nay có gần 30 vụ kiện chống bán phá giá và tự vệ. Những vụ kiện này giúp các DN làm quen với thực tế khó tránh khỏi trong thương mại quốc tế. Qua những vụ kiện như vậy, các DN tích lũy được kinh nghiệm, đã có nhận thức đúng và chuẩn bị chu đáo hơn để khi xảy ra kiện tụng thì có cách hành xử phù hợp hơn, giảm bớt thiệt hại.
Những vụ kiện bán phá giá được thực hiện trên cơ sở đơn kiện của ngành sản xuất nước nhập khẩu và do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu xử. Trọng tài là người của họ nên khó có kết quả công bằng. Do đó, các DN xuất khẩu thuỷ sản phải luôn chuẩn bị đối phó để giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra. Những vụ kiện như vậy cũng đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả DN trong việc phối
hợp với nhau để đối phó. Thủ tục để giải quyết tranh chấp trong WTO là thủ tục để giải quyết tranh chấp giữa các chính phủ với nhau, liên quan đến việc thực hiện quy định của WTO. Cụ thể là, trong WTO có hiệp định chống bán phá giá, các nước khi thực hiện kiện chống bán phá giá thì phải tuân thủ hiệp định này. Các DN Việt Nam thấy họ áp dụng hiệp định này nếu có điều gì không đúng thì có thể tập hợp chứng cứ để Chính phủ Việt Nam đứng ra kiện theo thủ tục của WTO./.(VOV)
Các vụ kiện về các mặt hàng thuỷ sản của ta bán phá giá trong thời gian qua đã được làm sang tỏ. Xét về giá thành thì 1kg cá tra cá basa xuất khẩu khoảng 3 USD, trong khi giá mua vào là trên 15 nghin đồng/kg ~ 1USD. Như vậy là đã có lãi. Ngoài ra theo điều tra của tổ chức hàng động Anh cho thấy, các chủ nuôi cá Việt Nam hoàn toàn có thể hạ giá thành chăn nuôi do điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguyên liệu địa phương giàu chất dinh dưỡng và rẻ, lao động chủ yếu là lao động gia đình và nếu thuê nhân công thì với mức giá thấp. Với những yếu tố đó khẳng định giá thành sản xuất cá ở nước ta thấp hơn so với các nước trên thế giới trong một ưu thê mà Việt Nam có quyền thụ hưởng. Như vậy, sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của nước ta có được giá rẻ là nhờ lợi thế chi phí thấp. Đây là một trong những chiến lược cạnh tranh sản phẩm của ta.