II- Thực trạng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần thi công cơ
4. Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty cổ phần th
4.1. Nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp
Như đã trình bày ở trên năng lực tài chính và sức cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp có mối liên hệ với nhau. Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có nhiều ưu thế trong đấu thầu, sẽ được chủ đầu tư tin tưởng từ đó khả năng cạnh tranh trong đấu thầu sẽ cao hơn. Tỉ lệ thắng thầu sẽ lớn hơn so với các doanh nghiệp khác.
Năng lực tài chính của mỗi doanh nghiệp được thể hiện ở: - Cơ cấu nguồn vốn của mỗi doanh nghiệp.
- Hiệu quả sử dụng nguồn vốn, kết quả sản xuất kinh doanh. - Khả năng huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác.
Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn vay. Một số biện pháp để nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp:
- Huy động thêm vốn từ các cổ đông của doanh nghiệp: đây là công ty cổ phần do đó việc huy động thêm vốn từ các cổ đông là việc làm phù hợp với mục tiêu cổ phần hoá. Tuy nhiên việc huy động được thêm bao nhiêu vốn từ các cổ đông còn phải phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, tránh sự phụ thuộc vào các tổ chức tài chính bên ngoài, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được nhiều cơ hội sản xuất kinh doanh hơn.
- Đẩy nhanh việc thu hồi vốn đối với các công trình đã được hoàn thành và bàn giao theo tiến độ đã ký kết, hay các hạng mục công trình đã hoàn thành và phải được quyết toán theo tiến độ. Đối với các công trình xây dựng thông thường doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng vốn nhất định để thực hiện. Việc thu hồi vốn nhanh sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng cường lượng vốn lưu động của doanh nghiệp, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp sẽ có đủ vốn để tham gia đấu thầu cũng như tiến hành thực hiện các dự án khác.
- Thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với ngân hàng: Đối với các khoản vay ở ngân hàng công ty phải có nghĩa vụ phải thanh toán theo đúng yêu cầu của ngân hàng cả về thời gian cũng như số lượng. Phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng một cách nghiêm chỉnh sẽ tạo được niềm tin, mối quan hệ tốt với các ngân hàng. Đây là tiền đề cho việc vay vốn được thuận lợi và dễ
dàng hơn ở những lần tiếp theo. Tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác để nâng cao lượng vốn lưu động của doanh nghiệp. Giúp cho tính cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp cũng tăng lên.
- Sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả: Để đản bảo nguồn vốn được sử dụng một cách có hiệu quả công ty cần phải quản lý chặt các khoản thu chi. Trong quá trình hoạt động công ty phải thực hiện chế độ kiểm toán, kế toán thường xuyên, tránh tình trạng sử dụng vốn lãng phí hay để vốn ứ đọng trong công ty. Một yêu cầu đặt ra đối với các cán bộ làm công tác kiểm toán, kế toán là phải có trình độ chuyên môncao, có năng lực và kinh nghiệm. Chính vì vậy mà công ty phải có biện pháp nâng cao trình độ của các cán bộ như: bồi dưỡng nghiệp vụ, tuyển chọn những người có năng lực, có chế độ lương bổng phù hợp để khuyến khích lao động, đồng thời phát huy tinh thần trách nhiệm của họ trong khi làm việc. Bên cạnh đó cũng phải có biện pháp xử lý nghiêm minh các vi phạm theo đúng như quy định của pháp luật.
Tuyên truyền thực hành tiết kiệm đến mọi cán bộ công nhân viên trong công ty. Tiết kiệm chi phí trong quản lý doanh nghiệp, chi phí lưu thông và một số chi phí ít đem lại hiệu quả kinh tế như: chi phí tiếp khách, hội họp, chi phí mua sắm phương tiện đi lại…
Tích cực chủ động giảm thiểu chi phí của các đơn vị. Trên các công trường, cần có những quy định một cách rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như quyền lợi của mỗi người, đặc biệt nân cao vai trò của các giám sát trưởng công trường.
Đó là một số biện pháp để công ty có thể nâng cao năng lực tài chính của mình. Từ đó đạt được kết quả cao hơn nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.