Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại xí nghiệp xe buýt Hà Nội.DOC (Trang 39 - 45)

9 TS Trần Xuân Cầu-Giáo trình Phân tích lao động xã hội-NXB Lao động xã hội-trang

2.2.2Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

2.2.2.1 Bộ máy đào tạo

Kế hoạch đào tạo của xí nghiệp được thực hiện qua một bộ máy đào tạo như sau:

 Xí nghiệp xe buýt Hà Nội có trách nhiệm:

 Lãnh đạo xí nghiệp phê duyệt nhu cầu đào tạo, đối tượng đào tạo, kinh phí đào tạo…

 Xí nghiệp xây dựng các kế hoạch đào tạo

 Trung tâm đào tạo có trách nhiệm:

Phạm Hương Giang QTNL 46A

Tổng công ty Xí nghiệp xe buýt Hà Nội Xí nghiệp xe buýt Thăng Long Xí nghiệp xe điện Xí nghiệpxe khách phía nam Trung tâm đào tạo … Trưởng phòng

nhân sự ban liên quancác phòng

Các chuyên viên đàotạo

 Dự thảo, xây dựng kế hoạch đào tạo cho các khoá học như đào tạo mới, đào tạo nâng cao nghiệp vụ, đào tạo nâng bậc để cán bộ các phòng nhân sự của các đơn vị thành viên áp dụng.

 Xây dựng chương trình khung đào tạo cho các hình thức đào tạo cũng như cho các đối tượng đào tạo khác nhau (lao động trực tiếp, lao động gián tiếp).

 Tổ chức biên soạn, bổ sung và sửa đổi các giáo trình, tài liệu phục vụ cho các chương trình đào tạo riêng biệt và các khoá đào tạo khác nhau sau đó trình lãnh đạo Tổng công ty phê duyệt. Các chương trình đào tạo như:

o Đào tạo kiến thức, kỹ năng mới cho đội ngũ lao động trực tiếp và cho cán bộ quản lý.

o Bồi dưỡng chính trị

o Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho lao động trực tiếp như kỹ năng giao tiếp, lái xe an toàn, quy chế của tổng công ty và các đơn vị thành viên. Đối với lao động quản lý như kỹ năng sử lý công văn giấy tờ, kỹ năng quản lý, giao dịch…

 Lập kế hoạch và thiết kế các chương trình thi công chức, viên chức.

 Giám sát và đánh giá cuối khóa đào tạo (tổ chức thi và chấm thi, cấp chứng chỉ).

 Phòng nhân sự có trách nhiệm

 Phân tích thực trạng người lao động, nhu cầu học tập và nhu cầu công việc từ đó phối hợp với các phòng ban khác lập kế hoạch đào tạo ngắn hạn hay dài hạn cho xí nghiệp sau đó trình lên lãnh đạo xí nghiệp.

 Phòng nhân sự chủ trì và phối hợp với các phòng ban có liên quan đánh giá chất lượng sau đào tạo của các khoá học.

 Tổng công ty thiết kế các khung các chương trình đào tạo riêng cho các đối tượng và khoá đào tạo.

 Phòng nhân sự theo dõi và giám sát chương trình đào tạo của xí nghiệp.

 Hầu hết các chương trình đào tạo của xí nghiệp, các chuyên viên đào tạo cũng trực tiếp tham gia đào tạo và phối hợp với các nhân viên ở Trung tâm để tiến hành đào tạo.

 Dự thảo các chương trình sử dụng lao động sau đào tạo trình lãnh đạo xí nghiệp.

 Các phòng ban khác có liên quan

 Tham gia vào qúa trình xác định nhu cầu đào tạo và lựa chọn đối tượng đào tạo.

 Tạo đk cho người lao động được tham gia đầy đủ chương trình đào tạo, thực hiện chế độ đối với người lao động tham gia các khóa đào tạo.

Tóm lại, bộ máy đào tạo được tiến hành thống nhất từ Tổng công ty đến các đơn vị thành viên, đã góp phần nâng cao tính chuyên môn hoá trong đào tạo phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.

2.2.2.2Thực trạng xây dựng kế hoạch đào tạo

Xí nghiệp xây dựng kế hoạch hoá nguồn nhân lực trong ngắn hạn 1 năm vì xí nghiệp thường xuyên có sự biến động về nguồn lao động và sự cạnh tranh giữa các đơn vị thành viên do đó đơn vị chỉ tiến hành kế hoạch đào tạo ngắn hạn. Thường kế hoạch đào tạo là 1 năm, 1 tháng đối với nhân viên bán vé và công nhân lái xe. Đối với lao động gián tiếp như cán bộ quản lý, thanh tra kiểm tra tiến hành đào tạo ngắn hạn đối với các khoá nâng cao nghiệp vụ và dài hạn đối với khoá đào tạo gửi đi học tại các trường chính quy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ xây dựng kế hoạch đào tạo của xí nghiệp:

 Công tác đánh giá tổng thể như đánh giá về nguồn nhân lực, trang thiết bị, công nghệ… cũng như kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm.

 Dựa vào mục tiêu, chủ trương của xí nghiệp cũng như Tổng công ty trong thời kỳ tới.

Phương pháp xây dựng kế hoạch đào tạo:

 Phiếu điều tra công nhân viên

Biểu số 2.8: Kế hoạch đào tạo của xí nghiệp qua các năm

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Nhân viên bán vé Người 188 200 225

Công nhân lái xe Người 60 138 145

Thợ bảo dưỡng sửa chữa Người 8 15 19

Đào tạo cán bộ quản lý Người 4 3 2

Đào tạo nhân viên khác Người 10 20 9

Tổng số người Người 270 376 400

2.2.2.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo

 Xác định nhu cầu đào tạo: xí nghiệp đang áp dụng tiến hành xác định nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật qua công thức:

Ndt= Nct – Sh/c

Trong đó:

Ndt: Nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật

Nct: Nhu cầu cần thiết công nhân kỹ thuật để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh và các nhu cầu khác

Sh/c: Số công nhân kỹ thuật hiện có

 Xác định công nhân hiện có: Sh/c chỉ đơn thuần dựa vào báo cáo thống kê cuối năm tiến hành phân tích tình hình sử dụng công nhân nhằm:

- Phát hiện ra tình trạng thiếu hoặc thừa công nhân

- Phát hiện ra những nơi làm việc còn trống, mức độ phù hợp giữa yêu cầu của công việc và trình độ lành nghề của công nhân… Nội dung phân tích tình hình sử dụng công nhân thường bao gồm: Một là: Phân tích thừa (thiếu) tuyệt đối (và tương đối) công nhân theo công thức: Ttđ= T1 – T0

Trong đó:

Ttđ: Thừa (thiếu) tuyệt đối công nhân

T1, T0: Số công nhân kỹ thuật kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch

Ttgđ= T1 – (T0 x KSX)

Trong đó:

Ttgđ: Thừa (thiếu) tương đối công nhân KSX: Hệ số hoàn thành kế hoạch sản xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hai là: phân tích tình hình sử dụng theo kết cấu công nhân Ba là: phân tích tình hình sử dụng theo nghề nghiệp

Tư là: phân tích tình hình sử dụng công nhân hoặc theo bậc thợ

Như tuyến số 06: căn cứ vào số lượng xe là 14 xe từ đó hoạch định số người, mỗi ca cần có 2 người( lái xe và phụ xe), mỗi ngày có hai ca nên 14 xe cần có 56 người lao động. Ngoài ra cần có lực lượng lao động dự phòng để tránh trường hợp lái xe chính và phụ xe nghỉ ốm, nghỉ phép không ai thay thế. Nên tuyến số 06 hiện có 60 người. Mà mỗi năm số lao động trực tiếp thường biến động rất mạnh do bị sa thải vì vi phạm kỷ luật hoặc tự thôi việc.

 Để xác định được nhu cầu cần thiết công nhân kỹ thuật để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh được tính theo chỉ tiêu năng suất lao động như công thức sau:

Nct= Q/ Wcn Trong đó:

Q: Tổng sản lượng hoặc giá trị tổng sản lượng kỳ kế hoạch Wcn: Năng suất lao động của 1 công nhân

Mặt khác xí nghiệp còn căn cứ theo lệnh vận chuyển để xác định nhu cầu cần thiết công nhân kỹ thuật và tiền thưởng quá tải.

Biểu số 2.9 : Lệnh vận chuyển

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại xí nghiệp xe buýt Hà Nội.DOC (Trang 39 - 45)