5. Tài liệu đọc
3.3.4.2. Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề
Yêu cầu về thiết kế chi tiết mỗi hoạt động học đáp ứng một số mục tiêu PC, NL. Hoạt động học cần được mô tả rõ nhiệm vụ để hướng đến việc đạt được mục tiêu đề ra. Mỗi hoạt động học cần dự kiến sản phẩm mà học sinh có được qua hoạt động, dùng để đánh giá mức độ đạt mục tiêu của hoạt động đó.
Theo của CV 5555, hoạt động học tập được thiết kế gồm 4 bước sau:25 (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014).
− Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ.
− Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị “bỏ quên”.
− Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.
− Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hoá các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.
Mỗi hoạt động học có thể trình bày với cấu trúc ở Bảng 3.8 sau đây.
Bảng 3.8. Cấu trúc cơ bản mô tả một hoạt động học
Hoạt động [STT]. [Tên hoạt động] (Thời gian dự kiến) 1. Mục tiêu: (ghi dạng mã hoá)
Liệt kê các mục tiêu của hoạt động học này. Trong đó, các mục tiêu của hoạt động học này phải thuộc các mục tiêu đã đặt ra cho dạy học chủ đề.
25 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Công văn số 5555/BGDĐT–GDTrH, ngày 8/10/2014 vềviệc đổi mới quản lí sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
140
2. Tổ chức hoạt động
Liệt kê rõ các hướng dẫn, câu lệnh GV đặt ra cho HS. Nêu rõ nguồn học, phương tiện dạy học sẽ sử dụng. Thường bao gồm các bước:
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS và GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Trong đó:
+ Làm nổi bật các hoạt động của HS nhằm phù hợp với quan điểm tích cực hoá hoạt động HS (hiện nay, các KHBD, hoạt động của nhiều nhóm đang thể hiện hoạt động của GV nhiều hơn, rõ hơn so với hoạt động HS - đây là điều không hợp lí với mục tiêu dạy học phát triển NL học sinh).
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (thông qua các sản phẩm học tập) chính là đánh giá mức độ HS đáp ứng mục tiêu của hoạt động học.
Khi thiết kế kế hoạch bài dạy, giáo viên nên thiết kế tiến trình tổng quát nhằm tóm tắt lại toàn bộ quá trình dạy học và thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các thành phần: mục tiêu, nội dung, PPDH, KTDH, PTDH, đánh giá.
Bảng 3.9. Ma trận hoạt động học - mục tiêu - nội dung dạy học - PP/KT/PTDH - Phương án đánh giá mức độ đạt mục tiêu
Hoạt động học (thời gian)
Mục tiêu (mã hoá)
Nội dung dạy
học trọng tâm PP, KTDH Phương án đánh giá Khởi động Hoạt động 1. …. (Tên hoạt động) (Thời gian: ….) Hoạt động 2. … (Tên hoạt động) (Thời gian:…..) Hoạt động 3. …. (Tên hoạt động) (Thời gian: ….)
Ví dụ minh hoạ: Ma trận tiến trình dạy học chủ đề “Các phương pháp nhân giống vô tính” (Công nghệ 10, tr. 39) - 2 tiết.
141
Hoạt động học (thời gian)
Mục tiêu (mã hoá)
Nội dung dạy
học trọng tâm PP, KTDH Phương án đánh giá Hoạt động 1. Xác định vấn đề chính cần giải quyết (5 phút)
- Dạy học giải quyết vấn đề Hoạt động 2. Giải quyết vấn đề (20 phút) NC1; a3.1 Nguyên lí nhân giống vô tính - Quy trình kĩ thuật nhân giống vô tính - Dạy học trực quan. Dạy học thực hành. - Kĩ thuật phòng tranh. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm Hoạt động 3. Luyện tập (45 phút) c3.1; c3.2; c3.3 PC5 Thực hành giâm, chiết, ghép - Dạy học thực hành. - Hoạt động nhóm. - Vườn trường. Bảng đánh giá thực hành Hoạt động 4. Vận dụng/mở rộng (15 phút) NC2 Các biện pháp nhân giống vô tính
Dạy học giải quyết vấn đề
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm
Trong dạy học phát triển phẩm chất, NL, mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng HS và nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó:
− Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của HS.
− Căn cứ để đánh giá là các YCCĐ về phẩm chất, NL mà GV đã xác định rõ trong mục tiêu dạy học.
− Hình thức đánh giá: Kết hợp các hình thức đánh giá như đánh giá lớp học, đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết. Việc đánh giá không chỉ tập trung ở một thời điểm, chẳng hạn ở cuối chủ đề mà cần được thực hiện ở mỗi hoạt động trong chuỗi hoạt động học, phù hợp với yêu cầu về sự kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá lớp học, đánh giá sự tiến bộ của HS. Qua đó, cũng giúp GV và HS có những điều chỉnh kịp thời các hoạt động dạy và học.
Có thể sử dụng đa dạng hình thức và công cụ đánh giá, tuỳ theo cách thức tổ chức hoạt động của GV. Cần kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của HS. Kết hợp đánh giá sản phẩm học tập (bài kiểm tra tự luận, bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan, trả lời miệng, thuyết trình, bài thực hành thí nghiệm, dự án nghiên cứu,…) với đánh giá qua quan sát (thái độ và hành vi trong thảo luận, làm việc nhóm, làm thí nghiệm, tham quan thực địa,…). Trong một công cụ đánh giá, nên chú ý kết hợp đánh giá cả mục tiêu về phẩm chất và mục tiêu về NL được trình bày ở Bảng 3.10 sau đây:
142
Bảng 3.10. Ví dụ về bảng kiểm đánh giá về kĩ năng tiến hành học thực hành26
Kĩ năng Mức độ biểu hiện
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chuẩn bị đồ dùng thực hành
Chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu, dụng cụ,…
Chuẩn bị được hầu hết các nguyên vật liệu, dụng cụ,…
Không chuẩn bị hoặc có chuẩn bị nhưng còn thiếu nhiều vật liệu, dụng cụ,… Thực hiện
thực hành
Thực hiện chính xác và nhanh toàn bộ các bước trong quy trình thực hành.
Thực hiện đúng phần lớn các bước trong quy trình thực hành.
Không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nhiều bước trong quy trình thực hành. Thu thập dữ liệu và rút ra kết luận khoa học. Ghi chép cụ thể các kết quả thu được, phân tích và rút ra được kết luận khoa học đầy đủ, chính xác.
Ghi chép các kết quả thu được, chưa phân tích và rút ra được kết luận khoa học đầy đủ, chính xác.
Ghi chép các kết quả thực hành chưa đầy đủ, chưa phân tích và rút ra được kết luận. Nhận xét của nhóm Nhận xét của giáo viên