Quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Công nghệ THPT - HoaTieu.vn (Trang 79)

5. Tài liệu đọc

2.1.4.Quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học

học trong môn Công nghệ

Việc lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học không chỉ căn cứ trực tiếp vào nội dung dạy học mà còn trực tiếp từ mục tiêu dạy học. Trong trường hợp này, sự tương tác giữa 3 yếu tố thể hiện như hình sau:

Hình 2.3. Mối quan hệ giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp dạy học

Với mối tương tác này, phương pháp chịu sự chi phối của mục tiêu và nội dung day học, đồng thời nó cũng tác động trở lại làm cho mục tiêu đề ra là khả thi và nội dung dạy học ngày một hoàn thiện hơn.

Từ mục tiêu và định hướng nội dung giáo dục của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì định hướng phương pháp dạy học như sau: Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển. Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống), được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hoá của kĩ thuật số. Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án

78

nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng. Tuỳ theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

Từ việc phân tích mối quan hệ rộng như trên, cụ thể ở mỗi chủ đề dạy học, GV cần căn cứ yêu cầu cần đạt để xác định nội dung dạy học của chủ đề, nội dung dạy học phù hợp với các mức độ năng lực ở mỗi lớp. Từ yêu cầu cần đạt và nội dung dạy học, xác định các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học phù hợp. Sau đây là một số ví dụ minh hoạ được thể hiện trong Bảng 2.5.

Bảng 2.5. Bảng ma trận kết nối giữa năng lực, yêu cầu cần đạt với nội dung và phương pháp, kĩ thuật dạy học trong môn Công nghệ

(Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2019, tr. 18-22)

Thành phần năng

lực Công nghệ

Yêu cầu

cần đạt Nội dung kiến thức - đặc điểm

PP, KTDH thường được sử dụng Nhận thức công nghệ [a3] (Xem Bảng 2.1) [a3.1] [a3.2] [a3.3]

- Mô tả, làm rõ được một số vấn đề về bản chất kĩ thuật, công nghệ;…

- Hiểu biết được tổng quan, đại cương về những vấn đề nguyên lí, cốt lõi, nền tảng, có tính chất định hướng nghề cho học sinh của một số công nghệ phổ biến,… - Nhận thức được cá tính và giá trị sống của bản thân; tìm được những thông tin chính về thị trường lao động, yêu cầu và triển vọng của một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ,…

Phương pháp triển khai theo cách dạy thông thường. Chú ý tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trên cơ sở học sinh được: suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn, và thực hành nhiều hơn. … Giao tiếp công nghệ [b3.2] (Xem Bảng 2.1) [b3.1] [b3.2]

- Đọc và lập các bản vẽ kĩ thuật về cơ khí, xây dựng.

- Vẽ và đọc sơ đồ mạch điện, điện tử.

Thảo luận trong nhóm nhỏ.

- Dạy học dựa trên dự án. Sử dụng công nghệ [c.3] (Xem Bảng 2.1) [c3.1] [c3.2] [c3.3] [c3.4] [c3.5]

- Các sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình.

- Nội dung về quá trình sản xuất chủ yếu.

- Dạy học thực hành. - Đóng vai.

- Dạy học Algorit. - Dạy học tình huống.

79 Đánh giá công nghệ [d3] (Xem Bảng 2.1) [d3.1] [d3.2]

- Các nội dung tích hợp bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục tài chính.

- Các nội dung so sánh các sản phẩm, hệ thống kĩ thuật, công nghệ.

- Các nội dung về sản phẩm công nghệ, ưu nhược điểm của các sản phẩm công nghệ.

- Dạy học dựa trên dự án. - Dạy học tích hợp liên môn. Thiết kế kĩ thuật [e3] (Xem Bảng 2.1) [e3.1] [e3.2] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Biểu diễn vật thể trên bản vẽ kĩ thuật. - Thiết kế kĩ thuật.

- Dạy học dựa trên dự án.

- Dạy học thực hành. - Dạy học Algorit.

2.2. Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong môn Công nghệ

2.2.1. Dạy học dựa trên dự án

Những vấn đề cơ bản của dạy học dựa trên dự án đã được trình bày ở Nội dung 1 (khái niệm, cách tiến hành, điều kiện sử dụng). Trong Nội dung 2 chúng tôi tập trung phân tích trên khía cạnh sử dụng trong môn Công nghệ kèm theo ví dụ minh hoạ.

2.2.1.1. Định hướng sử dụng

Bước đầu tiên trong việc thiết kế dự án là phải xác định các mục tiêu/yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực học sinh cần đáp ứng được khi hoàn thành dự án.

Từ nội dung bài học (thường là những bài học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn), giáo viên hình thành ý đồ tổ chức bài học thành dự án và suy nghĩ về ý tưởng dự án:

Giáo viên luôn cần phải nhìn thấy, phát hiện được những vấn đề thực tiễn đang diễn biến trong cuộc sống xung quanh có liên quan đến nội dung bài học.

Nhận thấy những vấn đề lớn mà thế giới đang phải đối mặt (ví dụ: khủng hoảng năng lượng, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,...)

Lựa chọn được các nội dung thích hợp và chỉnh sửa chúng cho phù hợp với mục tiêu của dự án đề ra.

Dạy học dựa trên dự án được sử dụng khá phổ biến trong dạy học, trong đó có môn Công nghệ. Dạy học dựa trên dự án là một hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học hiện đại như: định hướng vào người học, định hướng hành động, dạy học giải quyết vấn đề và quan điểm dạy học tích hợp. Dạy học dựa trên dự án góp phần gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực tự chủ và tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học.

Công nghệ là môn học gắn liền với thực tiễn đời sống, các hoạt động dạy học không chỉ diễn ra trên lớp (lí thuyết, luyện tập, thực hành) mà còn diễn ra ở môi trường tự nhiên

80

và xã hội xung quanh (thực tế ngoài thiên nhiên; tham quan các cơ sở sản xuất,... ). Do vậy, rất thuận lợi cho việc tổ chức dạy học dựa trên dự án, nhằm tạo điều kiện cho học sinh giải quyết các vấn đề thực tiễn bằng các việc làm cụ thể, khoa học.

Dạy học dựa trên dự án là có nhiều lợi thế trong việc phát triển năng lực nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ, sử dụng công nghệ, đánh giá công nghệ, thiết kế kĩ thuật. Mặt khác, qua dạy học dựa trên dự án, HS được tạo cơ hội để phát triển các năng lực chung và các phẩm chất, như yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.

Trong môn Công nghệ, dạy học dựa trên dự án được thực hiện qua các nội dung như điều tra, khảo sát, thực hiện theo quy trình công nghệ, thiết kế sản phẩm,… để tìm hiểu thực trạng vấn đề, thành tựu hoặc thực hiện một quy trình công nghệ, thiết kế một sản phẩm ứng dụng. Một số yêu cầu cần đạt có thể tổ chức dạy học dựa trên dự án trong Chương trình môn Công nghệ 2018 như sau:

+ Thực hiện được dự án về rừng và các biện pháp bảo vệ rừng (tìm hiểu khái niệm về rừng, tìm hiểu về vai trò của rừng, tìm hiểu về việc phân loại rừng theo mục đích sử dụng, tìm hiểu một số loại rừng phổ biến ở Việt Nam hiện nay và các biện pháp bảo vệ rừng).

+ Thực hiện được dự án về an toàn điện (tai nạn điện có gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người hay không? Tai nạn điện thường xảy ra do những nguyên nhân nào? Làm thế nào để tránh xảy ra tai nạn điện, một số biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện, sửa chữa điện chúng ta cần lưu ý những điều gì?).

+ Thực hành nhân giống cây bằng sinh sản sinh dưỡng; thụ phấn cho cây.

+ Thực hiện dự án động cơ đốt trong dùng cho ô tô (tìm hiểu về ô tô, tìm hiểu về động cơ đốt trong trên ô tô, tìm hiểu về nhiệm vụ và phân loại hệ thống truyền lực, tìm hiểu về cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống truyền lực).

Quá trình thực hành làm dự án thường được thực hiện trong thời gian dài, kết hợp các khâu làm việc ở nhà, ngoài tự nhiên với ở lớp. Cần thiết thực hiện theo nhóm, để có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. GV cần giao rõ nhiệm vụ, yêu cầu nhóm HS lập kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ thực hiện, theo dõi sát sao trong quá trình thực hiện để nắm bắt tình hình, điều chỉnh nếu HS làm không đúng hướng. Ở trên lớp là giai đoạn HS báo cáo sản phẩm, thảo luận, giáo viên nhận xét, đánh giá, kết luận. Quá trình thực hiện dự án HS cần giữ lại các minh chứng để làm hồ sơ học tập, nhằm tự đánh giá hoạt động của nhóm và làm cơ sở cho đánh giá đồng đẳng và đánh giá của GV. Cần có tiêu chí đánh giá dự án rõ ràng, cụ thể và phải được công bố từ đầu cho HS.

GV cần lập kế hoạch và tìm hiểu thực tiễn trước khi tổ chức thực hiện dự án để dự kiến những khó khăn, tình huống phát sinh và cách giải quyết, khắc phục. Đồng thời, cần xây dựng hệ thống các biểu mẫu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức HS thực hiện dự án, báo cáo dự án, đánh giá dự án.

Việc thực hiện dự án ở ngoài nhà trường rất phức tạp, do đó GV cần có biện pháp quản lí tốt quá trình thực hiện dự án đảm bảo an toàn cho người học và hiệu quả của dự án. Yêu cầu HS tuân thủ các nội quy, quy định của GV, nhà trường và địa phương cũng như nội quy

81

của lớp trong quá trình thực hiện dự án. Cần sự tích hợp công nghệ, đặc biệt là CNTT để việc thực hiện, theo dõi, báo cáo, lưu trữ dự án được thuận lợi hơn.

2.2.1.2. Ví dụ minh hoạ

Khi dạy chủ đề: “Công nghệ cơ khí”, nội dung: “Cơ khí động lực - Ô tô” với yêu cầu cần đạt: Trình bày được vai trò của ô tô trong đời sống và sản xuất; mô tả được cấu tạo chung của ô tô dưới dạng sơ đồ khối; trình bày được cấu tạo và nguyên lí làm việc của các bộ phận chính trên ô tô; nhận biết được những nội dung cơ bản về sử dụng, bảo dưỡng ô tô và an toàn khi tham gia giao thông(Công nghệ 11, tr. 32-33).

GV có thể sử dụng “Dạy học dựa trên dự án” nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh như: dạy học nhóm, kĩ thuật mảnh ghép để góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực đánh giá công nghệ cho học sinh. Gồm 3 giai đoạn sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÊN DỰ ÁN: TÌM HIỂU VỀ Ô TÔ7

Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

GV có thể sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp nêu vấn đề để giới thiệu bài. Một số gợi ý: - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ. Mỗi HS trong nhóm liệt kê ra giấy tên gọi của ô tô mà bản thân đã biết. Mô tả những bộ phận chính của xe theo hiểu biết của mình.

- GV yêu cầu lần lượt đại diện mỗi nhóm lên bảng viết kết quả của nhóm mình.

- GV dẫn dắt: Để hiểu rõ về đặc điểm của các loại ô tô mà các em vừa trình bày thì chúng ta sẽ thực hiện một dự án với tên gọi “Tìm hiểu về Ô tô”.

- GV chia lớp thành ba nhóm và mỗi nhóm sẽ thực hiện một nhiệm vụ của dự án, cụ thể như sau: Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về động cơ đốt trong trên ô tô.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về nhiệm vụ và phân loại hệ thống truyền lực.

Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu về cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống truyền lực. - GV cung cấp cho các nhóm những yêu cầu cần thực hiện trong từng nhiệm vụ, hướng dẫn, tổ chức cho HS thảo luận nhóm để lập kế hoạch thực hiện dự án như: phân công nhiệm vụ, cách thức hoạt động nhóm, vai trò của từng thành viên trong nhóm,…

- HS thảo luận nhóm, trình bày những kiến thức thực tế của bản thân, thống nhất câu trả lời của nhóm, liệt kê các bộ phận (phần, cơ cấu, hệ thống) chính của một xe ô tô cần phải có. - Cử đại diện lên trình bày câu trả lời của nhóm. - Lắng nghe, tiếp thu nhiệm vụ và hình dung cách tiến hành dự án.

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, đọc kĩ nội dung yêu cầu trong nhiệm vụ của nhóm mình.

- Các nhóm lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ: phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm, yêu cầu sản phẩm và thời gian hoàn thành.

7 Lê Huy Hoàng và CS (2019), Hướng dẫn dạy học môn Công nghệ Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới, tr. 101-108, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

82

Giai đoạn 2: Thực hiện dự án

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Để thực hiện nhiệm vụ của dự án, GV sẽ cung cấp các câu hỏi để HS hình dung các công việc cần thực hiện:

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về động cơ đốt trong trên ô tô.

Một số câu hỏi gợi ý:

1. Động cơ đốt trong dùng cho ô tô có đặc điểm gì?

2. Vì sao động cơ dùng cho ô tô phải yêu cầu tốc độ cao?

3. Tại sao lại yêu cầu động cơ phải có kích thước và trọng lượng nhỏ gọn?

4. Vì sao động cơ trên ô tô thường làm mát bằng nước, ít làm mát bằng không khí?

5. Trình bày các yêu cầu kĩ thuật khi bố trí động cơ đốt trong trên ô tô.

6. Hãy nêu cách bố trí động cơ mà em biết. 7. Theo em thì động cơ dùng trên ô tô có thể đặt ở vị trí nào trên xe, ở đầu xe, đuôi xe hay ở giữa xe?

8. Theo em thì động cơ thường được đặt ở đầu xe, đuôi xe hay giữa xe? Tại sao?

9. Em hãy cho biết ưu, nhược điểm của mỗi cách bố trí động cơ trên ô tô.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về nhiệm vụ và phân loại hệ thống truyền lực.

Một số câu hỏi gợi ý: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Trên ô tô, momen quay được truyền từ đâu đến đâu?

2. Tại sao hệ thống truyền lực lại phải có nhiệm vụ đổi chiều quay?

3. Tại sao hệ thống truyền lực lại phải ngắt được momen?

4. Để phân loại hệ thống truyền lực căn cứ vào yếu tố nào?

5. Em có biết người ta gọi ô tô một cầu, hai cầu nghĩa là gì không?

6. Thế nào là xe một cầu chủ động, xe hai cầu

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Công nghệ THPT - HoaTieu.vn (Trang 79)