Ưu điểm và hạn chế

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Công nghệ THPT - HoaTieu.vn (Trang 111 - 112)

5. Tài liệu đọc

2.2.6.2. Ưu điểm và hạn chế

Ưu điểm

Dễ thực hiện;

Không tốn kém;

Sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ của tập thể;

Huy động được nhiều ý kiến;

Tạo cơ hội cho tất cả thành viên tham gia.

Hạn chế

Có thể đi lạc đề, tản mạn;

Có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp;

- Có thể có một số HS “quá tích cực”, số khác thụ động.

2.2.6.3. Ví dụ minh hoạ

Khi dạy chủ đề “Công nghệ trồng trọt”, nội dung “Phòng, trừ sâu, bệnh hại cây trồng” với yêu cầu cần đạt “Nêu được ứng dụng công nghệ vi sinh trong phòng, trừ sâu, bệnh hại cây trồng” giáo viên sử dụng “Kĩ thuật động não” với vấn đề tạo cho học sinh phải suy nghĩ: “Xung quanh cây trồng có rất nhiều các sâu bệnh nhưng vì sao đa số cây trồng vẫn sinh trưởng, phát triển tốt” (Công nghệ 10, tr. 38 - 39).

10 Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier. (2011). Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học. Berlin/Hà Nội.

110

GV yêu cầu HS động não về chủ đề: “Phòng, trừ sâu, bệnh hại cây trồng” Công nghệ 10, giáo viên đặt vấn đề: “Xung quanh cây trồng có rất nhiều các sâu bệnh nhưng vì sao đa số cây trồng vẫn sinh trưởng, phát triển tốt”. Thời gian: 5 phút.

HS thảo luận theo nhóm 6 thành viên hoặc có thể cả lớp. Mỗi thành viên đều đưa ra ý kiến của mình về vấn đề đã nêu.

GV yêu cầu một HS làm thư kí ghi lại các ý kiến của các thành viên trong nhóm/lớp. Những ý kiến học sinh có thể đưa ra là:

Vì cây trồng tiết nhựa cây để tiêu diệt sâu, bệnh.

Vì các sâu, bệnh đó không sống được trên cây trồng.

Vì các sâu, bệnh đó không xâm nhập được vào cây trồng.

Vì cây trồng có lớp vỏ bảo vệ.

Mùi hương từ hoa của cây trồng xua đuổi sâu, bệnh.

Sau khi đã hết ý kiến, GV yêu cầu HS nhóm các vấn đề đã nêu thành các nhóm theo các tiêu chí.

Sử dụng kĩ thuật động não cho học sinh đưa ra ý kiến, mục đích để biết được những ý kiến của học sinh về vấn đề đặt ra chứ không đánh giá, phê phán những ý kiến đó. Sau đó, giáo viên cùng học sinh mới tổng hợp và tìm các phương án giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Công nghệ THPT - HoaTieu.vn (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)