Xác định phương pháp, kĩ thuật và phương tiện dạy học

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Công nghệ THPT - HoaTieu.vn (Trang 136)

5. Tài liệu đọc

3.3.3.Xác định phương pháp, kĩ thuật và phương tiện dạy học

Trong chương trình Giáo dục phổ thông, các hoạt động dạy học đều nhắm đến mục tiêu giúp học sinh đạt được các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù tương ứng của từng môn học. Trong quá trình dạy học, ba thành tố mục tiêu dạy học, nội dung dạy

23 Chương trình tổng thể, tr. 5. “Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và NL người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống …”

135

học, phương pháp/kĩ thuật dạy học có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động lẫn nhau nhằm đạt được mục tiêu dạy học một cách tối ưu trong bối cảnh cụ thể.

Như vậy, việc xác định PP, KTDH cho một chủ đề (bài học) cần dựa trên cơ sở phân tích mục tiêu và nội dung dạy học của chủ đề (bài học). Nhưng cần hiểu rằng, ứng với cùng 1 mục tiêu và nội dung dạy học có thể lựa chọn các PP, KTDH khác nhau, tuy nhiên sẽ có những PP, KTDH chiếm ưu thế hơn trong việc thực hiện mục tiêu dạy học gắn với bối cảnh dạy học nhất định.

3.3.3.1. Mối quan hệ giữa PP, KTDH với các phẩm chất, năng lực cần phát triển ở học sinh

Ngoài việc cùng với các môn học khác góp phần phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm và các năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo”, chương trình môn Công nghệ đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển năng lực công nghệ cho HS. Năng lực công nghệ bao gồm các thành phần năng lực sau: nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ, sử dụng công nghệ, đánh giá công nghệ và thiết kế công nghệ24. Dễ dàng thấy rằng năng lực chỉ hình thành và thể hiện qua hoạt động, PP, KTDH là cách thức, là con đường để người học hoạt động chiếm lĩnh tri thức, hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực. Vì thế, để phát triển năng lực công nghệ cho HS, trong quá trình dạy học GV cần chú ý lựa chọn các PP, KTDH phù hợp như: dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dựa trên dự án, dạy học STEM, thực hành thí nghiệm, trực quan,… Các PP, KTDH được lựa chọn sao cho vừa có thể phát triển năng lực công nghệ, vừa có thể phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của học sinh. Nếu lựa chọn các PP, KTDH một cách thích hợp, ngoài việc phát triển được năng lực công nghệ, quá trình học tập môn công nghệ hoàn toàn có thể giúp HS phát triển các phẩm chất tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm và các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo). Mối quan hệ giữa PP, KTDH với các phẩm chất, năng lực cần hình thành cho HS được trình bày ở phần 3.2.3.4.

3.3.3.2. Phân tích quan hệ PP, KTDH - nội dung dạy học của chủ đề (bài học)

PP, KTDH là con đường, cách thức để học sinh hoạt động chiếm lĩnh các nội dung dạy học qua đó phát triển các phẩm chất, năng lực. Tuỳ vào đặc điểm nội dung cần dạy, GV chủ ý lựa chọn các PP, KTDH phù hợp, sao cho một mặt HS tự lực hoạt động tìm tòi, xây dựng các kiến thức khoa học trong chủ đề (bài học) – tránh truyền thụ một chiều, áp đặt kiến thức - một mặt HS bộc lộ được các phẩm chất, năng lực mà chủ đề cần nhắm tới. Dạy học giải quyết vấn đề, trực quan, dự án, STEM phù hợp với việc dạy các nội dung liên quan đến thiết bị và hệ thống công nghệ; Phương pháp thực hành phù hợp với các nội dung liên quan đến phương pháp, quy trình công nghệ.

Tuy nhiên cũng cần hiểu rằng, ứng với một nội dung dạy học có thể vận dụng nhiều PP, KTDH khác nhau. Do đó GV cần cân nhắc lựa chọn PP, KTDH phù hợp đồng thời cả nội dung dạy học và bối cảnh giáo dục hiện tại.

24 Chương trình môn Công nghệ, tr7-9

136

3.3.3.3. Xác định các yếu tố bối cảnh giáo dục liên quan đến lựa chọn PP, KTDH và phương tiện dạy học

Đồng hành với các PP, KTDH là các phương tiện dạy học. Ngoài những phương tiện dạy học tối thiểu được trang bị đồng nhất trên phạm vị toàn quốc, trong quá trình dạy học GV có thể khai thác các phương tiện dạy học sẵn có ở địa phương hoặc do GV tự tạo. Vì thế GV cần dựa trên việc khai thác tối ưu các phương tiện dạy học hiện hữu để lựa chọn PP, KTDH phù hợp với các phương tiện dạy học hiện có đồng thời đạt được mục tiêu dạy học một cách hiệu quả nhất có thể. Trong môn công nghệ, GV có nhiều cơ hội để gắn các nội dung kiến thức môn học với thực tiễn đời sống của HS và các đặc trưng vùng miền, nhất là đối với việc thực hiện các YCCĐ có tính mở. GV cần nghiên cứu thực tiễn địa phương nơi mình đang công tác để biết được các nội dung dạy học trong chương trình môn công nghệ được biểu hiện ở các đối tượng, công nghệ nào ở địa phương từ đó lựa chọn nội dung dạy học cho phù hợp. Và tất yếu, tiếp theo đó là việc cân nhắc, lựa chọn các PP, KTDH phù hợp với nội dung dạy học đã chọn đồng thời đạt được các mục tiêu dạy học của chủ đề.

3.3.3.4. Lựa chọn PP, KTDH và phương tiện dạy học

Sau đây là những gợi ý về việc lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật và phương tiện dạy học nhằm phát triển các phẩm chất năng lực của HS trong môn Công nghệ.

Bảng 3.6. Mối quan hệ giữa năng lực công nghệ với nôi dung dạy học, định hướng phương pháp, kĩ thuật dạy học và phương tiện dạy học

Năng lực công nghệ Nội dung dạy học Định hướng phương pháp, kĩ thuật dạy học

Phương tiện dạy học

Nhận thức công nghệ

Các khái niệm, các tính chất, các đặc điểm và vai trò của các sản phẩm, thiết bị, quy trình công nghệ.

Dạy học trực quan, tìm tòi khám phá.

Kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật sơ đồ tư duy,…

Các mẫu vật, bản vẽ, mô hình. Giấy khổ lớn, bút lông.

Giao tiếp công nghệ

Mô tả (nói và viết), phác thảo các sản phẩm và quy trình công nghệ.

Đàm thoại, gợi mở; Dạy học thực hành. Kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật các mảnh ghép.

Mô hình, vật thật, tranh ảnh, video,… Giấy khổ lớn, bút lông. Sử dụng công nghệ - Cách sử dụng các sản phẩm công nghệ. - Cách thực hiện các quy trình kĩ thuật.

Đàm thoại, gợi mở; Dạy học thực hành, tham quan.

Kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật các mảnh ghép,…

Mô hình, vật thật, video, tranh ảnh, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, trang trại,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

137 Đánh giá công nghệ - Nhận xét, bình luận về chức năng, thẩm mĩ, độ bền, độ an toàn và hiệu quả sử dụng của các sản phẩm và quy trình kĩ thuật. - Đề xuất các tiêu chí đánh giá các sản phẩm và các quy trình kĩ thuật. - Đánh giá các xu hướng phát triển công nghệ.

Đàm thoại, gợi mở. Dạy học giải quyết vấn đề.

Kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật chia sẻ cặp đôi,…

Vật thật, video, tranh ảnh. Giấy khổ lớn, bút lông. Thiết kế công nghệ - Đề xuất các ý tưởng về các sản phẩm công nghệ và các quy trình kĩ thuật. - Tạo ra các sản phẩm công nghệ và các quy trình kĩ thuật.

Dạy học dựa trên dự án, tham quan, dạy học theo định hướng STEM, dạy học giải quyết vấn đề,…

Kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật khăn trải bàn,...

Mô hình, vật thật, video, tranh ảnh, cơ sở sản xuất, công ti, xí nghiệp,..

Giấy khổ lớn, bút lông.

Tuỳ vào cơ sở vật chất và điều kiện dạy học cụ thể, GV lựa chọn một hay phối hợp nhiều PP, KTDH sao cho đạt được mục tiêu dạy học của chủ đề phù hợp với các YCCĐ quy định trong chương trình môn học hoặc có thể phát triển các mục tiêu dạy học cao hơn các YCCĐ trong chương trình. Điều này rất đáng được khuyến khích, đặc biệt đối với các địa phương có ưu thế về trình độ HS và cơ sở vật chất.

3.3.4. Thiết kế tiến trình dạy học

3.3.4.1. Thiết kế tiến trình dạy học một chủ đề

Tiến trình dạy học là trình tự tổ chức các hoạt động dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy học đề ra. Các hoạt động này phải đảm bảo theo một trình tự logic nhất định, mỗi hoạt động ứng với một thời gian dự kiến hợp lí.

Mục tiêu học tập của chủ đề là các phẩm chất và năng lực. Năng lực là tổ hợp của kiến thức, kĩ năng, thái độ được đặt trong một tình huống nhất định. Để hình thành phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, giáo viên cần phải tổ chức các hoạt động cơ bản sau:

(1) Hoạt động khởi động/gắn kết/xác định vấn đề cần giải quyết/... (2) Hoạt động tìm tòi, khám phá, giải quyết vấn đề.

(3) Hoạt động luyện tập, vận dung. (4) Hoạt động mở rộng.

138

Các bước thiết kế tiến trình dạy học chủ đề trong môn Công nghệ thể hiện ở bảng 3.7 sau:

Bảng 3.7. Các bước thiết kế tiến trình dạy học

Bước Đặc điểm, cách tiến hành

Khởi động/gắn kết/xác định vấn

đề chính cần giải quyết

- GV sử dụng các tình huống thực tiễn, câu hỏi nhận thức,... về các vấn đề đã học có liên quan đến chủ đề để tổ chức cho HS huy động kiến thức, kinh nghiệm đã có để giải quyết.

- GV nêu câu hỏi định hướng quan hệ giữa kiến thức cũ và mới, định hướng tìm tòi, khám phá các vấn đề cần giải quyết của chủ đề.

- HS nêu các thắc mắc liên quan hay nhu cầu muốn tìm hiểu về chủ đề sắp học.

- Phương pháp thường được sử dụng trong bước này là: dạy học bằng tình huống, trò chơi, trực quan, thực hành thí nghiệm đơn giản,...

- Hoạt động này tuy không chiếm nhiều thời gian nhưng có vai trò rất lớn trong việc tạo hứng thú học tập, gắn kết cái đã biết và chưa biết, hướng HS tập trung suy nghĩ về chủ đề sắp học.

Lưu ý: Những câu hỏi, vấn đề mang tính định hướng cho bài học mới chưa cần giải quyết ở bước này mà sẽ được lần lượt giải đáp ở trong các bước sau của tiến trình dạy học.

Tìm tòi, khám phá/giải quyết

vấn đề

- GV tổ chức HS hình thành kiến thức cơ bản hoặc tìm ra, lí giải cơ sở khoa học của việc ứng dụng, vận dụng kiến thức vào đời sống, đáp ứng các mục tiêu của năng lực nhận thức công nghệ và sử dụng công nghệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bước này có thể chia thành các hoạt động nhỏ, mỗi hoạt động tương ứng với một vấn đề trong nội dung của chủ đề. Nên sắp xếp các hoạt động thực hành ở trước để tạo cơ hội cho HS học tập qua trải nghiệm. Sử dụng các phát hiện, khám phá từ thực hành để phân tích, tổng hợp các kiến thức cơ bản qua các hoạt động như so sánh, giải thích, tổng hợp, khái quát hoá. - Các PPDH, KTDH thường được sử dụng trong bước này gồm: Trực quan (sử dụng tranh, ảnh, mô hình, video,…), thực hành; kĩ thuật phòng tranh, mảnh ghép, sơ đồ tư duy,...

- Bằng các kênh thông tin khác nhau (kênh chữ, kênh hình, phim) giáo viên tổ chức cho học sinh gia công trí tuệ bằng các kĩ năng tiến trình, như: quan sát, thu thập, xử lí thông tin bằng hoạt động phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, hệ thống hoá, khái quát hoá, trừu tượng hoá, để giải quyết vấn đề chính của bài học.

- Trong quá trình hoạt động tìm tòi, khám phá này, giáo viên căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực để tổ chức chuỗi các hoạt động thể hiện bằng hệ thống câu hỏi, bài tập. Bằng các câu hỏi, bài tập này giáo viên vừa thực hiện được đánh giá quá trình, vừa đánh giá tổng kết.

Luyện tập, vận dụng

- Giáo viên tổ chức luyện tập bằng các câu hỏi, bài tập yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề nhận thức và thực tiễn.

- Qua hoạt động này học sinh đạt được mức độ vận dụng để giải quyết các vấn đề yêu cầu kết nối, sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học.

- Các PPDH, KTDH thường được sử dụng trong bước này gồm: Giải quyết vấn đề, dạy học bằng tình huống, dạy học hợp tác, trò chơi, đóng vai; kĩ thuật mảnh ghép, phòng tranh, chia sẻ cặp đôi, động não,...

139

Mở rộng

- Giáo viên tổ chức cho học sinh giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đòi hỏi vận dụng cao.

- Học sinh có thể thực hiện hoạt động này trên lớp, ngoài lớp, ở nhà, tại địa phương,... Hoạt động mở rộng nên tổ chức cho HS tìm hiểu, đề xuất biện pháp,... để giải quyết các các vấn đề liên quan đến địa phương.

- Các PP, KTDH thường được sử dụng trong bước này gồm: Giải quyết vấn đề, dạy học bằng tình huống, dạy học hợp tác, trò chơi, đóng vai; kĩ thuật mảnh ghép, phòng tranh, chia sẻ cặp đôi, động não,...

3.3.4.2. Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề

Yêu cầu về thiết kế chi tiết mỗi hoạt động học đáp ứng một số mục tiêu PC, NL. Hoạt động học cần được mô tả rõ nhiệm vụ để hướng đến việc đạt được mục tiêu đề ra. Mỗi hoạt động học cần dự kiến sản phẩm mà học sinh có được qua hoạt động, dùng để đánh giá mức độ đạt mục tiêu của hoạt động đó.

Theo của CV 5555, hoạt động học tập được thiết kế gồm 4 bước sau:25 (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014).

Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị “bỏ quên”.

Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hoá các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.

Mỗi hoạt động học có thể trình bày với cấu trúc ở Bảng 3.8 sau đây.

Bảng 3.8. Cấu trúc cơ bản mô tả một hoạt động học

Hoạt động [STT]. [Tên hoạt động] (Thời gian dự kiến) 1. Mục tiêu: (ghi dạng mã hoá)

Liệt kê các mục tiêu của hoạt động học này. Trong đó, các mục tiêu của hoạt động học này phải thuộc các mục tiêu đã đặt ra cho dạy học chủ đề.

25 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Công văn số 5555/BGDĐT–GDTrH, ngày 8/10/2014 vềviệc đổi mới quản lí sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

140

2. Tổ chức hoạt động

Liệt kê rõ các hướng dẫn, câu lệnh GV đặt ra cho HS. Nêu rõ nguồn học, phương tiện dạy học sẽ sử dụng. Thường bao gồm các bước:

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Công nghệ THPT - HoaTieu.vn (Trang 136)