Giải pháp ở tầm vĩ mô

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp quan hệ thương mại giữa việt nam và các nước châu phi (Trang 63 - 69)

V. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC CHÂU PH

1. Giải pháp ở tầm vĩ mô

Khai thác mối quan hệ tốt đẹp về ngoại giao và văn hóa làm nền tảng cho phát triển quan hệ thương mại với Châu Phi

Nhìn chung, để thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu vào các nước Châu Phi, các nước có thể lựa chọn các cách tiếp cận: hoớc là lấy quan hệ ngoại giao và văn hóa làm nền tảng; hoớc là lấy viện trợ kinh tế làm cơ sở; hoớc là lấy sức cạnh tranh cao cùa hàng hóa và uy tín của doanh nghiệp, thương hiệu ra làm điều kiện... Đố i với Việt Nam, là nước đang phát triển, chưa có điều kiện để viện trợ phát triển cho Châu Phi, sức cạnh tranh của hàng hóa chưa thực sự cao, song chúng ta có lợi thế hơn một số quốc gia khác trong chiều dài m ố i quan hệ đối ngoại với nhiều nước.

đẹp; để hàng hóa của Việt Nam có thể thâm nhập sâu hơn và đứng vững tại thị trường này, đồng thời có thể khai thác tốt nguồn tài nguyên phong phú, thì không gì khác hơn là chúng ta phải đi bằng cả "hai chân" kinh tế và chính trị. Ngoại giao phải đi trước một bước, mầ đường và tạo điểu kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và hàng hóa của Việt Nam có chỗ đứng và thị phần tại thị trường rộng lớn nhưng không khó tính này.

Việc trao đổi các đoàn lãnh đạo cấp cao giữa hai bên để đàm phán và ký kết các văn bản, hiệp định song phương, đa phương tạo khuôn khổ pháp lý thúc đẩy quan hệ thương mại. Cụ thể, tiếp tục ký kết các hiệp định thương mại (hiện Việt Nam mới ký hiệp định thương mại song phương với 16 trong tổng số 54 quốc gia Châu Phi), hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định tránh đánh thuế hai lần, hiệp định ngân hàng và tài chính, hiệp định về bảo hộ sầ hữu trí tuệ, đặc biệt là dành cho nhau quy chế tối huệ quốc - MFN... với từng nước. Trên cơ sầ đó có tính đến các quy định của WTO cũng như các nguyên tắc, thoa thuận của các tổ chức liên kết k i n h tế khu vực, để tạo ra những điều kiện có lợi nhất trong quá trình thâm nhập, mầ rộng thị trường và phát triển hợp tác của nước ta.

Bên cạnh đó cần thiết lập các cơ quan đại diện ngoại giao, đại diện thương mại tại các khu vực thị trường quan trọng, điểu này là rất hữu ích để thúc đẩy quan hệ kinh tế. Việc đại sứ quán đứng ra xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường, môi trường đầu tư, kinh doanh, tìm k i ế m đối tác có đủ năng lực về tài chính và uy tín trên thương trường... sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro trong đầu tư, kinh doanh cho các doanh nghiệp của ta. Thực tế cho thấy, trong thập niên 90, khi nước ta mầ thương vụ ầ A i Cập và Nam Phi, buôn bán với hai nước này đã tăng trưầng nhanh chóng.

1.2. Xây dựng hệ thống thông tin và đẩy mạnh còng tác nghiên cứu thị trường Châu Phi

Một trong những khó khăn gây cản trầ quan hệ thương mại Việt Nam -

Châu Phi là khoảng cách địa lý rất xa, cơ quan đại diện còn ít nên các doanh nghiệp của Việt Nam rất thiếu thông tin về thị trường tiềm nàng này. Thõng tin đầy đủ về chính sách pháp luật, thuế quan, biện pháp bảo hộ thị trường, đối thủ cạnh tranh là cơ sở để các doanh nghiệp xác định khả năng tiêu thụ, ngành hàng, điều kiện xuất nhập khẩu với thị trường này.

Thấy rõ tầm quan trững của thông tin, Chính phủ đã xây đựng cổng thông tin về thị trường Châu Phi "Aữica - Việt Nam Bussiness gateway", khai trương vào tháng 5-2005. Trong thời gian tới cần quan tâm xây dựng ngân hàng dữ liệu đáng tin cậy với từng thị trường, từng mặt hàng cụ thể, ít nhất là đối với một số thị trường trững điểm như Nam Phi, A i Cập, Senegal, Tazania, Marốc, Bờ biển Ngà... phục vụ cho hoạt động điều hành chiến lược thâm nhập và phát triển thương mại, hợp tác với các nước Chau Phi cũng như hoạt động trực tiếp của các doanh nghiệp sang thị trường này. Việc thu thập cho ngân hàng dữ liệu này cẩn chú ý những điểm chung và riêng về từng (chia cạnh: điều kiện tự nhiên, chính trị - xã hội, dân số, phân bổ dân số, sức mua, thói quen tiêu dùng của người dân, tình hình kinh tế thương mại, mối liên kết kinh tế khu vực, quốc tế, lực lượng chi phối, đối thủ cạnh tranh, hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, phương thức thanh toán...

1.3. Giải pháp hỗ trợ về tài chính và tín dụng

Hỗ trợ về tài chính và tín dụng là hoạt động mang tính quyết định từ phía Nhà nước trong quá trình thực hiện chiến lược thâm nhập và phát triển quan hệ thương mại, hợp tác với các nước Châu Phi. Các doanh nghiệp Châu Phi đêu có khả năng tài chính hạn hẹp, dẫn đến việc các doanh nghiệp nước ta ngại làm ăn khi đối tác Châu Phi đòi hỏi trả chậm trong thanh toán. Hơn nữa trong điều kiện yếu kém về tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam thì càng đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước với tư cách là "người bảo trợ". Tuy nhiên khi trở thành thành viên của WTO, Nhà nước chỉ có thể hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua các hình thức tài trợ xúc tiến thương mại,

hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực. Đạc biệt đối với thị trường Châu Phi, Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng hình thức và cơ

chế hỗ trợ đặc biệt hơn cho các doanh nghiệp khi tham gia, có thể tiến hành dưới dạng tài trợ 1 0 0 % hoặc một phần đối với hoạt động như viện trợ, đào tạo, khảo sát thị trường, lọp văn phòng đại diện, tham dự triển lãm, giới thiệu sản phẩm... tuy theo từng hoạt động và từng nước.

Việt Nam có thể học tọp kinh nghiệm của Thái Lan và một số nước chỉ định các ngân hàng lởn, có uy tín và tiềm lực vốn mạnh đứng ra bảo lãnh và thực hiện các thanh toán đối với các hợp đồng xuất khẩu sang Châu Phi. Chỉ có sự tham gia trực tiếp cùa các ngân hàng lớn trong các giao dịch và nghiệp vụ thanh toán quốc tế, giảm thiểu được rủi ro khi buôn bán với các nước Châu Phi mới khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh mờ rộng quan hệ thương mại với các quốc gia thuộc châu lục này.

Đẩu tư phát triển nguồn nhân lực cũng là công việc thường xuyên và cần thiết nhằm tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác xúc tiến thương mại và hợp tác với các nước Châu Phi. Ngoài lĩnh vực chuyên môn, ngoại ngữ là rất quan trọng, bên cạnh các thị trường sử dụng tiếng A n h (Nam Phi, Tazania) hoặc tiếng Pháp (thuộc cộng đổng Pháp ngữ) thì cần quan tâm đến đào tạo cán bộ sử dụng tiếng Á rọp, và sử dụng thành thạo tiếng Ả rọp là lợi thế trong làm việc đối với đối tác ở đây.

Ì.4. Phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng và xúc tiến thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp Việt Nam tại Châu Phi

Trong xu t h ế hiện nay, hiệp hội là cầu nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Qua hiệp hội, hoạt động của doanh nghiệp sẽ được phản ánh chính xác và nhanh chóng tới các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoạch định và thực thi các chính sách phù hợp. Các doanh nghiệp sẽ có điểu kiện giúp đỡ, hỗ trợ nhau và hưởng nhiều lợi ích khác trong quá trình tham gia vào hiệp hội. Biện pháp này sẽ phát huy sức mạnh tổng hợp của các doanh nghiệp, đổng

thời nâng cao sức cạnh tranh cho từng ngành hàng, mặt hàng xuất khẩu. Hiện nay, những mặt hàng nông sản chù lực của nước ta đểu thành lập các hiệp hội:

Hiệp hội lương thực, Hiệp hội cà phê ca cao (VICOFA), Hiệp hội cao su

(Vietnam rubber Association), Hiệp hội chè (VITAS), Hiệp hội trái cây, Hiệp hội cây điều... Do vậy, cổn tiếp tục củng cố, xây dựng và nâng cao vai trò của các hiệp hội này trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các hoạt động xuất khẩu nông sản.

Thực tế, vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong hoạt động thương mại, tổ chức nghiên cứu thị trường, xúc tiến, điều hòa, cân đối thị trường, thỏa thuận về đẩu tư, giá cả, giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi cho hội viên... là rất quan trọng. Ở nước ta, đa số hiệp hội đã phát huy chức nàng, vai trò của mình, song phổn lớn do khả năng hạn hẹpvề tài chính, quy m ô và địa bàn hoạt động phân nán, chưa có khả năng gắn kết các doanh nghiệp lại để cùng liên kết tìm hướng phất triển chung, đối chọi lại các đối thủ cạnh tranh từ từng nước khác nhau.

Xuất phát từ đặc thù của thị trường Châu Phi và căn cứ vào kinh nghiệm của một số nước khi tổ chức hoạt động và phát huy vai trò của các hiệp hội ngành nghề tại nước noài, chúng ta cổn xúc tiến thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp Việt Nam đổu tư, kinh doanh tại Châu Phi. N ó bao gồm cả các doanh

nghiệp xuất khẩu vào thị trường Châu Phi, các doanh nghiệp nhập khẩu

hànghóa từ Châu Phi và các nhà đổu tư của Việt Nam tại thị trường Châu Phi.

Đổng thời, thông qua Hiệp hội này có thể giúp Chính phủ đưa ra những giải

pháp cổn thiết và hữu hiệu để hàng hóa của Việt Nam ngày càng đứng vững và chiếm lĩnh tại thị trường rộng lớn này.

Khi được thành lập và đi vào hoạt động, Hiệp hội cẩn tập trung vào các vấn để xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin về thị trường Châu Phi cho các doanh nghiệp trong nước, thông tin về các cơ hội kinh doanh, về k i n h nghiệm làm ăn tại đây. Vì Châu Phi còn là thị trường mới mẻ đối với nhiều doanh

nghiệp Việt Nam, các thông tin về thị trường cũng như về tình hình k i n h tế, chính trị, xã hội... tác động đến môi trường đầu tư của các nước này còn ít

đựoc biết đến. K h i đã tìm kiếm được thị trường thì vai trò điều phối các doanh nghiệp của Hiệp hội là rất cần thiết. Hiệp hội phải là nơi đưa ra các tín hiệu về giá cả, các điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán... để đảm bảo được lợi ích chung của cá doanh nghiệp Việt Nam khi bước vào đầu tư, kinh doanh.

Để tạo điều kiện giúp đỡ và nâng cao vai trò, vị t h ế của Hiệp hội hoạt

động tại Châu Phi, Nhà nước cần hỗ trợ về mạt pháp lý cho Hiệp hội có thể lẩp các văn phòng đại diện tại một số nước Châu Phi trọng điểm, có nhiều doanh nghiệp của Việt Nam làm ăn. Đồng thời, Hiệp hội cũng cẩn định hướng, tổ chức cho doanh nghiệp có thể liên doanh góp vốn lẩp các chi nhánh, văn

phòng đại diện chung cho các doanh nghiệp. Tăng cường hợp tác trong lĩnh

vực vẩn chuyển hàng xuất khẩu, thuê kho ngoại quan, mở rộng hệ thống phân phối hàng hóa của Việt Nam.

1.5. Khai thác thế mạnh của Việt kiều sinh sống, kinh doanh tại các nước Châu Phi

Theo số liệu của ủ y ban về người Việt Nam ở nước ngoài, cộng đổng

người Việt sinh sống, kinh doanh tại các nước Châu Phi có trên 21.500 người, trong đó đông nhất là ở Angola, Algeria, Nam Phi... Trong cộng đồng người Việt tại Châu Phi hiện có nhiều người giữ vị trí cao trong xã hội, thành đạt trong kinh doanh. Họ nắm vững phong tục tẩp quán cùa nước sở tại, am hiểu

tường tẩn về thị trường và đều có mong muốn được đóng góp cho quê nhà. Đặc biệt, một số Việt kiều có thể đứng ra bảo lãnh việc thanh toán theo

phương thức L/C. Vì thế, nếu biết khai thác sức mạnh và tẩn dụng đội ngũ này

sẽ có cơ hội thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại với các nước Châu Phi theo nhiều cách khác nhau.

Do đặc thù của cộng đồng người Việt ở Châu Phi là không đông, phân bố rải rác ở nhiều nơi, nên để tẩn dụng và phát huy khả năng tư vấn và làm dịch

vụ môi giới của nguồn lực này, Nhà nước cần tổ chức các ngày hội văn hóa - hội chợ thương mại - du lịch Việt Nam để họ có thể tụ họp, quảng bá đắc trưng văn hóa của chúng ta với người dân Châu Phi. Qua đó, tạo cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp xúc, tìm k i ế m thông tin, đối tác đầu tư, kinh doanh...

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp quan hệ thương mại giữa việt nam và các nước châu phi (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)