Nhóm lý thuyết tiền tệ

Một phần của tài liệu Những biện pháp nhằm điều chỉnh cân đối thanh toán quốc tế của Vn giai đoạn hiện nay.doc (Trang 27 - 30)

Những ngời theo trờng phái tiền tệ xem xét cán cân thanh toán từ những thay đổi trong dự trữ ngoại tệ và cân bằng tổng thể. Cơ chế này, đợc Witman, Frankel và Hjonon đa ra, coi sự mất cân bằng cán cân thanh toán là hiện tợng tiền tệ, phản ánh sự mất cân đối trên thị trờng tiền tệ. Quan điểm chính của cơ chế này là: trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, ngân hàng trung ơng không thể theo đuổi chính sách tiền tệ độc lập. Điều duy nhất nó có thể làm là kiểm soát tín dụng trong nớc và dự trữ ngoại tệ.

Những ngời theo trờng phái tiền tệ còn cho rằng: chính sự kiểm soát yếu kém của chính phủ đối với nguồn cung tiền tệ là nguyên nhân gây ra thâm hụt cán cân thanh toán. Vì vậy, chỉ những chính sách tiền tệ mới có thể lấy lại sự ổn định của cán cân thanh toán. Các chính sách phi kinh tế (thuế quan...) nhằm tác động đến cán cân thanh toán chỉ là vô ích.

IMF, với t cách là một tổ chức tiền tệ quốc tế, đã quản lý rất sát sao cán cân thanh toán và tỷ lệ lạm phát của các nớc thành viên. Cơ chế điều chỉnh tiền tệ là nội dung cơ bản trong chơng trình trợ giúp của IMF. Theo IMF, chính sách hạ thấp tỷ giá hối đoái, đa ra mức tín dụng nhất định là những công cụ để giữ cân bằng cán cân thanh toán khi giá cả đợc đảm bảo ổn định. Tuy nhiên, biện pháp này đang bị chỉ trích bởi nhiều trờng phái khác .

1.4.2 Kinh nghiệm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế ở một số nớc đang phát triển. triển.

Những nớc đang phát triển thờng là những nớc có thị trờng tài chính kém phát triển. Bên cạnh đó, các nớc đang phát triển lại áp dụng chế độ quản lý ngoại hối nghiêm ngặt và không cho phép tự do thơng mại. Việt Nam nên xem xét kinh nghiệm cải thiện cán cân thanh toán của họ, điều này giúp chúng ta rút ra những bài học trong việc điều chỉnh cán cân thanh toán.

Trớc tiên họ có thể tìm cách cải thiện số d trong tài khoản vãng lai bằng cách kích thích phát triển xuất khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu. Họ có thể tập trung hơn nữa vào

xuất khẩu các sản phẩm thô hoặc sản phẩm đã qua chế biến, và hạn chế nhập khẩu bằng các chính sách thay thế hàng nhập khẩu và dùng thuế nhập khẩu hay các hạn ngạch hàng hoá có chọn lọc, hay cấm nhập khẩu những hàng hoá tiêu dùng mà trong nớc có khả năng sản xuất đợc. Họ có thể đồng thời đạt đợc cả hai mục tiêu trên bằng cách phá giá đồng nội tệ làm giảm giá xuất khẩu và tăng giá nhập khẩu. Các nớc đang phát triển cũng có thể áp dụng các chính sách tài khoá và tiền tệ hạn chế nhắm giảm nhu cầu trong nớc, từ đó giảm nhập khẩu và giảm sức ép của lạm phát.

Cách thứ hai, thờng đợc đi cùng cách thứ nhất, là các nớc đang phát triển cố gắng cải thiện trong số d tài khoản vốn của mình bằng cách khuyến khích đầu t nớc ngoài.và vay nguồn tài trợ khác của các chính phủ nớc ngoài. Một ví dụ điển hình là Trung Quốc. Sau khi áp dụng chính sách mở cửa, thâm hụt cán cân thơng mại của Trung Quốc tăng lên và năm 1985, mức thâm hụt là hơn 1 tỷ USD. Để cân bằng cán cân thanh toán, Trung Quốc đã phải vay nợ nớc ngoài. Nợ nớc ngoài của Trung Quốc tăng nhanh trong suốt thập kỷ 80: từ 4,5 tỷ USD năm 1980 (chiếm 1,6% GNP) lên tới 52,6 tỷ USD năm 1990. Nh vậy gánh nặng nợ và sự phụ thuộc vào các nớc khác cũng tăng theo.

Cách thứ ba để cải thiện cán cân thanh toán là phá giá đồng bản tệ. Bằng biện pháp này, giá hàng xuất khẩu sẽ giảm tơng đối và về lâu dài sẽ thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cán cân thơng mại, tăng khối lợng dự trữ ngoại tệ quốc gia. Vào những năm 70 - 80, cứ chu kỳ 3 - 5 năm, vào thời điểm biến động kinh tế thế giới (tăng, giảm giá dầu quốc tế, tăng lãi suất quốc tế,...), một số nớc đang phát triển đã tiến hành phá giá từng đợt. Tuy nhiên, kết quả của những đợt phá giá này rất khác nhau. Một số quốc gia khá thành công trong việc thực hiện phá giá. Chẳng hạn: năm 1979, trong tình trạng thâm hụt cán cân thơng mại, chính phủ Braxin đã tăng tỷ giá hối đoái lên 30% và cán cân thơng mại bắt đầu có thặng d trong năm 1981-1982. Đến tháng 2/1983, chính phủ lại tăng tỷ giá 30%. Kết quả thật khả quan, năm 1984, cán cân thơng mại d thừa 11 tỷ USD và cán cân thanh toán quốc tế đạt mức cân bằng lần đầu tiên trong

Tuy nhiên, không phải phá giá lúc nào cũng có thể cải thiện cán cân thanh toán vì việc tăng giảm xuất nhập khẩu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Mexico là một ví dụ về thất bại trong việc phá giá. Năm 1976, tỷ giá tăng từ 12.5 pêsô/USD tới 22 pêsô/USD, song do tỷ lệ lạm phát quá cao nên nhập khẩu tăng đáng kể, làm cho tỷ giá thực giảm, cán cân thơng mại và cán cân thanh toán vẫn bị thâm hụt.

Cuối cùng, các nớc đang phất triển có thể xoa dịu những ảnh hởng của thâm huỵ cán cân thanh toán bằng cách sử dụng vốn của quỹ tiền tệ quốc tế (SDR).

Trong trờng hợp các nớc đang phát triển đứng trớc những vấn đề cán cân thanh toán và nợ nớc ngoài nghiêm trọng thờng phải miễn cỡng đàm phán với IMF về những khoản vay nhiều hơn hạn định. IMF thờng đa ra các bài thuốc có điều kiện là:

a. Huỷ bỏ sự tự do hoá việc kiểm soát ngoại hối và nhập khẩu; b. Giảm giá trị tỷ giá chính thức đồng nội tệ;

c. Một chơng trình chống lạm phát nghiêm ngặt trong nớc bao gồm (a) kiểm soát tín dụng ngân hàng để tăng lãi suất và những yêu cầu dự trữ; (b) kiểm soát thâm hụt ngân sách của chính phủ bằng cách hạn chế chi tiêu, đặc biệt là trong các lĩnh vực dịch vụ xã hội cho ngời nghèo và trợ cấp lơng thực thiết yếu đi đôi với tăng thuế; (c) kiểm soát việc tăng lơng, đặc biệt là phải bảo đảm việc tăng lơng ở tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ lạm phát ( tức là huỷ bỏ việc điều chỉnh lơng theo giá); và (d) bãi bỏ những hình thức kiểm soát giá;

d. Đón nhận nhiệt tình hơn đầu t nớc ngoài và mở cửa toàn bộ nên kinh tế đối với thơng mại quốc tế.

Bài thuốc trên của IMF có thể thành công trong việc cải thiện tình trạng cán cân thanh toán của những nớc kém phát triển, thì nó lại không đợc lòng dân về mặt chính trị, vì nó làm tổn thơng một cách đáng kể đến các nhóm thu nhập thấp và trung bình.

Những kinh nghiệm trên cần đợc tham khảo và việc nghiên cứu áp dụng chúng phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của quốc gia trong từng thời kỳ cụ thể.

Chơng 2:

Một phần của tài liệu Những biện pháp nhằm điều chỉnh cân đối thanh toán quốc tế của Vn giai đoạn hiện nay.doc (Trang 27 - 30)