Cơ cấu bộ máy tổ chức củaSCB tại Hà Nộ

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng Standard Chartered.DOC (Trang 30 - 34)

Đứng đầuSCB Hà Nội là ông Asok Sud, tổng giám đốcSCB tại Việt Nam, Lào, Campuchia. Ông Asok Sud có trách nhiệm giám sát chung mọi hoạt động củaSCB tại Hà Nội. Dưới sự quản lý của ông là các phòng ban với từng chức năng riêng biệt nhưng có quan hệ mật thiết với nhau.

2.1.3.1. Phòng quan hệ đại lý, quản lý khách hàng (CR & IB):

- Tiếp cận với khách hàng, giới thiệu với họ những dịch vụ của ngân hàng. - Chọn lọc hồ sơ khách hàng: Sau khi tiếp cận và giới thiệu cho khách hàng, các cán bộ phòng sẽ chọn lọc những khách hàng phù hợp

- Kiểm tra hồ sơ khách hàng: Sau khi tiếp cận và chọn lọc được những khách hàng phù hợp, các cán bộ của phòng sẽ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ khách hàng để xem hồ sơ của khách hàng có đầy đủ và tuân thủ đúng luật pháp hay không. Sau đó sẽ báo cáo với tổng giám đốc giám đốc cũng như thông báo cho những phòng liên quan để hoàn tất việc kiểm tra hồ sơ.

2.1.3.2. Phòng cố vấn pháp luật:

- Tư vấn cho khách hàng về những thủ tục pháp lý khi thực hiện và tham gia các dịch vụ của ngân hàng.

- Cập nhật những quy định pháp luật mới ban hành để từ đó hướng dẫn cho các phòng ban khác

- Hoàn tất những thủ tục pháp lý của ngân hàng.

- Hỗ trợ các phòng khác trong việc thực hiện nghiệp vụ sao cho tuân thủ đúng pháp luật.

2.1.3.3. Phòng quản lý rủi ro (Credit Risk Control – CRC): Phòng có chức năng nhằm đảm bảo hạn chế và tránh các rủi ro cho ngân hàng thông qua những chức năng chính sau:

- Quản lý rủi ro tín dụng

- Quản lý hạn mức khách hàng

- Thụ lý hồ sơ khách hàng và hoàn tất thủ tục pháp lý của khách hàng đối với ngân hàng.

- Theo dõi quản lý hạn mức ngoại hối

2.1.3.4. Phòng ngoại hối (Global Market): Chịu trách nhiệm cao nhất là bà Saranya Srotratak người Thái Lan. Chức năng chính của phòng ngoại hối là - Kinh doanh ngoại tệ

- Nhận và đặt tiền gửi của các công ty và tổ chức tín dụng - Mua bán trái phiếu.

- Thực hiện các nghiệp vụ phái sinh, tham gia đấu thầu trái phiếu trên sàn giao dịch, thực hiện chức năng bảo lãnh cho các tổ chức tín dụng.

2.1.3.5.Phòng thanh toán (Payment Centre) thực chất chia làm 2 bộ phận với chức năng riêng biệt

 Bộ phận thực hiện các nghiệp vụ thanh toán thông thường

- Thực hiện thanh toán trong và ngoài nước: thông qua việc ghi có và ghi nợ cho tài khoản khách hàng,

- Chuyển tiếp các khoản kiều hối - Thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối

- Thực hiện các giao dịch mua và bán ngoại tệ, thực hiện giao dịch của sản phẩm phái sinh

- Thanh toán mua và bán trái phiếu

- Đối chiếu tài khoản mở tại các ngân hàng đại lý, nhận và gửi xác nhận giao dịch của khách hàng. Đó là những công ty, tổ chức tín dụng, các tổ chức phi chính phủ, các đại sứ quán và các công ty 100% vốn nước ngoài. - Kiểm tra đối chiếu các xác nhận giao dịch gửi đi và nhận về

- Thanh toán séc của khách hàng và séc nhờ thu

 Bộ phận nghiệp vụ tín dụng và thực hiện cho vay, tài trợ tín dụng: - Thanh toán L/C, thực hiện các nghiệp vụ

Ngân hàng xuất khẩu: thông báo thư tín dụng, thông báo sửa đổi thư tín dụng; tiếp nhận kiểm tra gửi chứng từ và đòi tiền.

Ngân hàng nhập khẩu: mở, sửa đổi L/C và ký quỹ; tiếp nhận kiểm tra chứng từ, giao chứng từ.

- Cho vay các công ty

- Hỗ trợ tín dụng cho các công ty, các tổ chức

2.1.3.6. Phòng ngân quỹ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gồm 2 mảng nghiệp vụ chính:

 Thực hiện các nghiệp vụ tại quầy, thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng

- Trả tiền mặt bằng VND hoặc các ngoại tệ cho khách hàng - Thanh toán séc và hối phiếu

- Huy động tiền mặt tại quầy, nhận tiền gửi của khách hàng - Hướng dẫn và nhận lệnh thanh toán của khách hàng

 Kho tiền:

- Xuất tiền mặt, ngoại tệ ra quỹ nghiệp vụ. - Xuất tiền đi nộp với các khách hàng.

- Lĩnh tiền mặt, ngoại tệ, giá từ các ngân hàng về quỹ nghiệp vụ. - Nhập tiền mặt, ngoại tệ vào kho.

- Nhập, xuất tiền của các phòng giao dịch.

- Nhập, xuất các chứng từ có giá, quản lý kho tiền.

2.1.3.7. Phòng dịch vụ khách hàng (Customer Service), thực hiện các chức năng sau:

- Mở tài khoản cho khách hàng: Sau khi phòng cố vấn về pháp luật xem xét kiểm tra hồ sơ của khách hàng thấy hợp lệ và tiếp nhận hồ sơ, phòng dịch vụ khách hàng sẽ giúp đỡ hỗ trợ khách hàng trong việc mở tài khoản tại SCB sao cho nhanh chóng và thuận tiện nhất với khách hàng.

- Trả lời các tra soát của khách hàng - Quản lý hồ sơ khách hàng

- Xác nhận và đối chiếu các chữ ký thẩm quyền đối với khách hàng: để thực hiện những giao dịch của khách hàng thì trên mỗi tờ lệnh ghi có hay ghi nợ của khách hàng trước tiên đều phải được đưa qua phòng dịch vụ khách hàng để xác nhận xem chữ ký trên lệnh có đúng là chữ ký của người có thẩm quyền hay không. Điều đó đảm bảo tính an toàn, giảm thiểu rủi ro trong thanh toán, đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

- Hỗ trợ tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng.

2.1.3.8. Phòng kế toán (Finance): thực hiện chức năng chủ yếu sau - Quản lý việc hoạch toán kế toán của ngân hàng

- Báo cáo tài chính về tình hình của chi nhánh SCB tại Hà Nội cho công ty mẹ và báo cáo cho NHNN

- Quản lý thuế đầu vào và đầu ra

- Thống kê đưa ra kết luận, đánh giá chung về tình hình hoạt động của ngân hàng, tình hình lỗ lãi của ngân hàng.

2.1.3.9. Phòng tổ chức hành chính: Chức năng của phòng là thực hiện các công việc về hành chính quản trị, đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động kinh doanh của các phòng ban,

2.1.3.10. Phòng nhân sự:

Quản lý sắp xếp và điều chuyển nhân sự sao cho hợp lý Quản lý hồ sơ của cán bộ nhân viên

Tiếp nhận và chọn lọc hồ sơ xin việc

Tham mưu cho lãnh đạo về xét tuyển và đề bạt cán bộ Đảm bảo tiền lương và quyền lợi của nhân viên

2.1.3.11. Phòng tin học

Thực hiện quản lý hệ thống tin học của toàn ngân hàng, đồng thời chịu trách nhiệm cung cấp các phần mềm phục vụ cho công tác quản lý và kinh doanh trong ngân hàng

Tiến hành xử lý và khắc phục các sự cố máy tính, đảm bảo hệ thống luôn làm việc hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng.

Các phòng trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau để thực hiện tốt các hoạt động của ngân hàng. Cơ cấu tổ chức cảu các phòng ban ngày các được cải tiến để phục vụ tốt hơn cho nhiệm vụ của một ngân hàng đa năng, hiện đại và ngày càng có nhiều sản phẩm mới, đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng Standard Chartered.DOC (Trang 30 - 34)