Đẩy mạnh công tác tư vấn và thu hút khách hàng đến thanh toán quốc tế tại SCB

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng Standard Chartered.DOC (Trang 58 - 61)

Chương III: GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHỂ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠi NGÂN HÀNG

1.4.Đẩy mạnh công tác tư vấn và thu hút khách hàng đến thanh toán quốc tế tại SCB

Từ trước đến nay thì việc khách hàng tìm đến các ngân hàng quốc doanh để thực hiện chi trả cho hoạt động xuất nhập khẩu của mình là phổ biến, cho đến bây giờ, khi các ngân hàng cổ phần và ngân hàng nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều, cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt thì doanh số thanh toán quốc tế tại các ngân hàng quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn. Điều này đòi hỏi các ngân hàng nước ngoài nói chung và SCB nói riêng cần có các chính sách phối hợp đồng bộ với nhau để nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút khách hàng như: chính sách khách hàng, huy động và sử dụng vốn, chính sách về thanh toán quốc tế, ký quỹ mở L/C, lập kế hoạch cân đối nguồn ngoai tệ đảm bảo đủ vốn thanh toán cho ngân hàng nước ngoài… Trong đó chú trọng chính sách khách hàng vì thanh toán quốc tế liên quan rất mật thiết đến uy tín của ngân hàng trong quan hệ với các đối tác trong nước nói riêng và trên thế giới nói chung.

Ngân hàng cần vận dụng các phương thức thích hợp nhất cho từng loại hình xuất nhập khẩu và từng loại khách hàng, cũng như tư vấn cho khách hàng phương thức thanh toán nào phù hợp, loại hình L/C nào có lợi nhất cho họ. Đối với những sản phẩm hàng hoá tiêu thụ hoặc mới xuất hiện lần đầu trên thị trường thì nên thanh toán theo các điều kiện ưu đãi cho người nhập khẩu, đặc biệt là L/C trả chậm, chuyển tiền hay nhờ thu D/P. Các mặt hàng gia công, hàng đổi hàng hay giao hàng thường xuyên định kỳ thì nên tư vấn cho khách hàng sử dụng thư tín dụng tuần hoàn, đối ứng. Còn hàng hoá kinh doanh qua trung gian bán hàng thì có thể áp dụng L/C giáp lưng hay L/C chuyển nhượng. Hàng hoá là nông sản thì thường sử dụng L/C

dự phòng để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho các bên tham gia thanh toán. Ngân hàng cũng cần tiến hành phân loại khách hàng như: với khách hàng có mối quan hệ thường xuyên lâu dài thì có thể sử dụng L/C tuần hoàn, những khách hàng có uy tín thanh toán thì có thể áp dụng các phương thức đơn giản hơn như chuyển tiền hay nhờ thu để tiết kiệm thời gian và chi phí. Còn khách hàng mới thì tốt nhất là nên sử dụng tín dụng chứng từ và yêu cầu ký quỹ để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.

Ngân hàng còn tư vấn cho khách hàng soạn thảo một hợp đồng ngoại thương với những điều kiện thương mại tối đa hoá lợi ích của khách hàng nhất vì các nhà kinh doanh ở nước ta vẫn còn lúng túng và thiếu kinh nghiệm trong việc ký hợp đồng như thế nào để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp mà không vi phạm các quy định, tập quán thương mại quốc tế. Khi bộ chứng từ có bất hợp lệ thì ngân hàng nên tư vấn cho khách hàng cách sử lý tốt nhất, nếu là sai sót có thể sửa chữa được thì đề nghị khách hàng sửa chữa hoặc thay thế, nếu không ngân hàng phải thông báo cho ngân hàng nước ngoài về sai sót và xin chấp nhận thanh toán, ngân hàng nước ngoài không chấp nhận thanh toán thì chỉ còn cách chuyển sang hình thức thanh toán khác hoặc trả lại chứng từ cho họ. Tuy nhiên cũng cần lưu ý về việc chuyển phương thức thanh toán, ví dụ như từ tín dụng chứng từ chuyển sang nhờ thu thì người xuất khẩu sẽ không có lợi vì theo UCP 500, Ngân hàng có quyền từ chối thanh toán trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận bộ chứng từ, quá thời hạn đó mới mất quyền từ chối thanh toán, nếu người xuất khẩu không biết điều này mà đổi luôn sang nhờ thu thì theo URC ngân hàng lại có thể không cần kiểm tra chứng từ hoặc thông báo bất hợp lệ trong vòng một thời gian quy định nào đó, nghĩa là không bị khống chế về thời gian thông báo và cũng không bị rằng buộc trách nhiệm khi người mua không thanh toán cho người bán. Ngân hàng nên tư vấn cho nhà xuất khẩu là yêu

cầu chuyển chứng từ trên cơ sở chấp nhận thanh toán và áp dụng theo UCP 500 chứ không nên gửi trên cơ sở nhờ thu.

Ngân hàng nên chú trọng vào công tác tư vấn cho khách hàng để tránh những rủi ro không đáng có do khách hàng gây ra, mặc dù người chịu thiệt đầu tiên là chính khách hàng nhưng ngân hàng cũng phải chịu tổn thất theo.

Ngân hàng nên đề ra biện pháp marketing khác nhau, mở rộng thị phần hoạt động thanh toán quốc tế, giảm biểu phí hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế trong chừng mực nào có thể cạnh tranh với các ngân hàng quốc doanh và cổ phần khác. Luôn nhắc nhở nhân viên thanh toán quốc tế phải có thái độ tận tình phục vụ, tư vấn khách hàng, tác phong làm việc trong môi trường năng động… đều tác động đến hình ảnh của ngân hàng, nhất là để khách hàng đã tin tưởng vào uy tín thanh toán quốc tế của ngân hàng. Một khi khách hàng đã tin tưởng vào ưu tín thanh toán quốc tế của ngân hàng thì động cơ tiêu cực của khách hàng như chây ì trong thanh toán hay viện cớ tranh chấp thương mại mà từ chối thanh toán cho ngân hàng sẽ được giảm, hoặc việc khách hàng vay ngân hàng để thanh toán hàng xuất khẩu cũng sẽ được khách hàng quan tâm hơn để sao cho trả được nợ cho ngân hàng. Một mối quan hệ tốt đẹp giữa ngân hàng và khách hàng là điều kiện thuận lợi cho mọi giao dịch sau này, ngay cả trường hợp khách hàng được ngân hàng báo là chứng từ bị lỗi, không nên thanh toán rồi sau đó ngân hàng báo lại đấy không phải là lỗi, nếu quan hệ khách hàng và ngân hàng là tốt thì khách hàng sẽ nhanh chóng đến thanh toán, nếu không thì ngân hàng phải đi đòi, rất mệt và tốn thời gian. Rồi cả khi khách hàng được thanh toán nhầm, số tiền được nhiều hơn số tiền đáng lẽ nhận được, khi ngân hàng thông báo nhầm thì khách hàng sẽ trả lại dễ dàng hơn là khi quan hệ ng và khách hàng không được tốt.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng Standard Chartered.DOC (Trang 58 - 61)