0
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG STANDARD CHARTERED.DOC (Trang 64 -71 )

Chương III: GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHỂ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠi NGÂN HÀNG

2.2. Kiến nghị với Nhà nước

2.2.1. Nhà nước cần có các văn bản pháp lý với chế tài cụ thể cho giao dịch thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam

Việt Nam bước vào nền kinh tế mở từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 và đã đàn có được chỗ đứng trên trường quốc tế. Hoạt động thương mại, đặc biệt là ngoại thương, cũng như dịch vụ ngân hàng tài chính ngày càng sôi động, được mở rộng cả về chất lượng lẫn số lượng. Giao dịch

thương mại quốc tế tăng dẫn đến thanh toán hàng hoà xuất nhập khẩu tăng, vai trò của NHTM càng trở nên quan trọng. Nhưng mặt trái của các giao dịch này ẩn chứa nhiều rủi ro và mâu thuẫn về luật pháp giữa các quốc gia với nhau và với thông lệ quốc tế khiến cho tranh chấp trong quá trình thanh toán giữa các bên phát sinh và ngày càng nhiều, phức tạp. Việc áp dụng thông lệ quốc tế và tập quán vào từng nước thì hiệu quả đên mức nào còn phụ thuộc vào luật pháp của quốc gia đó, mà trong thanh toán xuất nhập khẩu thì thông lệ quốc tế được vận dụng không chỉ trong hoạt động ngân hàng mà còn cả trong các lĩnh vực khác như vận tải, bảo hiểm…

Các NHTM tự tạo cho mình một quy trình thanh toán quốc tế phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng ngân hàng nên không có sự thống nhất chung, dẫn đến mâu thuẫn với quy trình chung theo thông lệ không có gì là lạ.

Trong phương thức tín dụng chứng từ, UCP 500 không phải chỉ là luật, chỉ là một thông lệ, một tập quán hay công ước quốc tế có giá trị sử dụng đối với các bên. Nhiều nước trên thế giới đã có văn bản dưới luật quy định về giao dịch tín dụng chứng từ trên cơ sở UCP 500 có tính đặc thù của sự phát triển kinh tế, tập quán của nước đó. Trong khi đó, Việt Nam và một số nước khác chưa có một văn bản luật riêng biệt nào để điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể trong thanh toán quốc tế. Vì thế ở tầm quản lý vĩ mô, Nhà nước cần sớm xây dựng văn bản pháp lý, có thể là một nghị định quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia thanh toán quốc tế cũng như quan hệ pháp lý giữa hợp đồng ngoại thương và các phương thức giao dịch thanh toán, nhất là giữa hợp đồng thương mại và thư tín dụng.

Quy chế trong nước cần có sự bảo đảm quyền lợi hợp pháp của ngân hàng, nhất là trong giao dịch tín dụng chứng từ, mà vẫn phù hợp với thông lệ quốc tế. Ví dụ như khi một doanh nghiệp ký quỹ mở L/C 100% trị giá L/C, trong lúc chờ người xuất khẩu giao hàng thì doanh nghiệp này bị phá sản

hoặc bị bắt thì số tiền ký quỹ này sẽ được xử lý như thế nào? Ngân hàng phát nên được miễn trách nhiệm thanh toán khi quan hệ giao nhận hàng bị trọng tài tuyên vố huỷ bỏ, nếu ngân hàng đã nhận được bộ chứng từ hợp lệ thì phải thanh toán cho người xuất khẩu, nhưng bù lại thì họ phải được sở hữu hàng hoá để bù lại số tiền mà họ đã thanh toán cho người xuất khẩu. Luật pháp các nước luôn đứng về phía công lý, chống lại mọi thủ đoạn gian xảo, lừa đảo, nhất là hành vi rửa tiền. Ngân hàng là người liên quan đến các vụ việc phát sinh trong giao dịch thanh toán quốc tế, khi người mua và người bán đã thông đồng với nhau giao hàng không đúng quy định của thông lệ quốc tế trong tín dụng chứng từ, bị hải quan thì trách nhiệm của ngân hàng là như thế nào? Mặc dù nghĩa vụ thanh toán là không còn nhưng luật pháp quốc gia cũng cần tuyên bố huỷ bỏ cam kết thanh toán của ngân hàng, bảo vệ uy tín và quyền lợi cho ngân hàng. Các phương thức thanh toán như nhờ thu, chuyển tiền, mở tài khoản,…ngân hàng đóng vai trò không quan trọng và cũng không có sự đảm bảo của ngân hàng trong giao thực hiện hợp đồng thương mại giữa bên mua và bên bán. Có chăng là khi ngân hàng sơ suất kiểm tra bộ chứng từ không đầy đủ mà đã thanh toán, hoặc trường hợp hai bên mua bán thông đồng tạo bộ chứng từ giả mạo để nhờ ngân hàng chuyển tiền mà thực tế không có hàng hoá nào được mua bán cả, như vậy ngân hàng đã tiếp tay cho việc chuyển tiền lậu ra nước ngoài…Khi đó nếu sự thật được lộ ra ngoài thì trách nhiệm của ngân hàng sẽ ntn? Chính phủ cần có những quy định cụ thể để giải quyết những trường hợp như thế này mà không ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng trong nước. Mặt khác, có thể ban hành những văn bản pháp lý để bổ xung những kẽ hở của thông lệ quốc tế giúp các doanh nghiệp và ngân hàng tham gia thanh toán quốc tế được an toàn hơn.

Các văn bản pháp quy trong nước có những quy định, chế tài cụ thể hơn đối với những đơn vị nhập khẩu chây ỳ, không chịu nhận nợ hoặc thanh toán cho ngân hàng để ngân hàng thanh toán cho ngân hàng nước ngoài. Trường hợp đặc biệt khi khách hàng không nhận vay nợ, NHNN có thể cho phép NHTM thanh toán cho ngân hàng nước ngoài để giữ uy tín và khoản tiền thanh toán náy sẽ được ghi vào một khoản mục trung gian trong khi chờ hoàn thành thủ tục nhận vay nợ bắt buộc đối với khách hàng.

Để giải quyết tranh chấp nảy sinh thì cần có một cơ quan trọng tài thanh toán quốc tế riêng vì đây là hình thức giải quyết hiệu quả nhất và thường được sử dụng nhất với các ưu điểm thủ tục đơn giản, giữ được bí mật, bảo đảm tính trung lập với các bên, có hiệu lực quốc tế…Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các quy định về trọng tài nước ta còn chưa hoàn thiện, do đó Nhà nước nên ban hành luật về trọng tài quốc gia quy định đầy đủ về các vấn đè như vi phạm trọng tài, thủ tục chỉ định thay thế trọng tài, lựa chọn trọng tài…

Thêm vào đó, NHNN cần luôn cập nhật thông tin cho các NHTM. Hiện nay, SCB cũng như các ngân hàng khác đều nhận được một bản danh sách của ngân hàng Nhà nước về những người nằm trong danh sách khủng bố hay rửa tiền…, nhưng bản danh sách đó thường không cập nhật, các ngân hàng thường phải kiểm tra thêm qua một bản danh sách của ngân hàng.

2.2.2. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước

Để tăng thêm ngoại tệ, tránh thâm hụt cán cân thương mại thì mỗi Chính Phủ một nước thường có những chính sách đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu của nước mình. Xuất khẩu có nhiều thì thu nhập quốc dân sẽ tăng lên, hàng hoá sẽ được thị trường nước ngoài biết tới, tăng thêm hình ảnh tốt đẹp cho đất nước. Có nhiều biện pháp khuyến khích xuất khẩu như: Tạo điều

kiện giảm thuế thu nhập khẩu để doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu mua nguyên vật liệu từ nước ngoài, có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp vay vốn để tiến hành sản xuất, những điều kiện vận tải trong nước thông thoáng và an toàn hơn, các thủ tục xuất nhập khẩu bớt rườm rà, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên trong số các biện pháp trên thì việc cho vay chứa đựng nhiều rủi ro hơn cả, chính phủ cũng phải tính toán để sao cho vừa có lợi cho các doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo tính an toàn cho ngân hàng cấp tín dụng. Chính vì thế kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc tránh được những rủi ro trong hoạt động ngoại thương cũng như thanh toán quốc tế. Một khi những rủi ro trong thanh toán được ngăn chặn và đẩy lùi ở một mức độ nào đó thì hoạt động ngoại thương sẽ còn phát triển nhanh chóng theo đúng xu thế khẩn trương của nền đại công nghiệp toàn cầu.

2.2.3. Nhà nước nên thành lập bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro

Trên thế giới đã có ủy ban phòng chống rủi ro trong đó có bộ phận phòng chống rủi ro thanh toán quốc tế do một số các ngân hàng cùng thành lập nên. Việt Nam nên cố gắng nỗ lực hơn nữa để xây dựng được một mô hình như thế tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán quốc tế không còn bị những đe dọa về rủi ro. Bộ phận này sẽ giúp các ngân hàng liên kết với nhau, đề ra những biện pháp cụ thể, thống nhất, có tính định hướng cho các ngân hàng trong việc quản lý rủi ro, tư vấn cho các ngân hàng về cách quản lý và giải quyết rủi ro, hỗ trợ ngân hàng về thủ tục pháp lý, tư vấn và bảo vệ ngân hàng trong trường hợp xảy ra rủi ro dẫn đến tranh chấp khởi kiện.

2.2.4. Nhà nước cần tạo điều kiện hơn nữa cho các ngân hàng nước ngoài

Trước đây, khi chưa gia nhập WTO, Việt Nam là một quốc gia có mức độ bảo hộ thị trường tài chính khá cao. Vì vậy, để xin giấy phép và hoạt động ở Việt Nam, ban lãnh đạo SCB đã gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, trước

cánh cửa WTO, Việt Nam đã cam kết sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO sẽ mở cửa tự do thị trường tài chính, không còn bảo hộ cho thị trường trong nước. Đây là một bước tiến rất lớn, chứng tỏ nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian hiện tại, các ngân hàng nước ngoài nói chung và SCB nói riêng vẫn chưa được đối xử công bằng như các ngân hàng trong nước. Vì vậy, Nhà nước nên sớm có những thay đổi, tạo điều kiện hơn nữa cho các ngân hàng nước ngoài phát triển, tạo môi trường cạnh tranh công bằng. Điều đó sẽ tạo động lực cho các ngân hàng trong nước nỗ lực hết khả năng để phát triển, đẩy mạnh sự phát triển của thị trường ngân hàng tài chính nói chung.

KẾT LUẬN

Hoạt động thanh toán quốc tế đã và đang được các ngân hàng trrong và ngoài nước tổ chức thực hiện, góp phần thúc đẩy mở rộng quan hệ quốc tế cũng như tăng cường hoạt động đầu tư và xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trải qua hơn mười năm kinh nghiệm, bằng uy tín, năng lực tài chính và trình độ nghiệp vụ vững vàng trong hoạt động thanh toán quốc tế, ngân hàng Standard Chartered đã từng bước tạo dựng được lòng tin với khách hàng và vị thế trên thị trường tài chính ngân hàng, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Song trước những biến động mạnh mẽ và liên tục của môi trường kinh tế, pháp luật ngân hàng Standard Chartered cũng đã và đang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại và rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán thanh toán quốc tế.

Tuy nhiên, trong thời gian qua ngân hàng Standard Chartered cũng đã có những biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn và giảm thiểu những rủi ro phát sinh như: không ngừng cải tiến, đa dạng hóa các phương thức thanh toán, nâng cao hiệu quả công tác thẩm định, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ của các cán bộ ngân hàng... Chính điều đó đã góp phần đưa SCB trở thành một trong những ngân hàng có uy tín trong hoạt động thanh toán quốc tế hiện nay. Mặc dù vậy, SCB cũng không tự bằng lòng với những kết quả đã đạt được mà luôn phấn đấu hơn nữa nhằm đưa hoạt động thanh toán quốc tế trở thành thế mạnh hàng đầu của mình. Chính vì vậy qua đề tài: “Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng Standard

Chartered” em hy vọng đóng góp phần nào vào quá trình hoàn thiện, nâng cao

hiệu quả của hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng tại ngân hàng Standard Chartered.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG STANDARD CHARTERED.DOC (Trang 64 -71 )

×